Bài 2: Con suối bản tôi


Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hoạt động khởi động

Giới thiệu với bạn một cảnh vật nơi em ở.

Bài 2: Con suối bản tôi

Gợi ý:

- Mẫu 1: Nơi em ở có một ngọn núi lớn, trồng rất nhiều cây thông xanh rì.

- Mẫu 2: Làng em có cánh đồng lúa rộng mênh mông, mỏi cánh cò bay

- Mẫu 3: Phía sau nhà em có một dòng sông lớn chảy qua. Ngày nào cũng có nhiều tàu thuyền ra vào tấp nập

1.2. Khám phá và luyện tập

1.2.1. Đọc

CON SUỐI BẢN TÔI

Con suối chảy qua bản tôi bốn mùa nước xanh trong. Những ngày lũ, suối cũng chỉ đục vài ba ngày. Để tiện đi lại, dân bản tôi bắc nhiều cầu qua suối. Khách đến thăm bản thường đứng hai bên thành cầu nhìn xuống nước xem những con cá lườn đỏ, cá lưng xanh... Cá bơi lượn lấp loáng như hàng trăm, hàng nghìn ngôi sao rơi xuống lòng suối.

Đoạn suối chảy qua bản tôi có hai cái thác, nước chảy khá xiết. Nước gặp những tảng đá ngầm chồm lên thành những con sóng bạc đầu. Hết đoạn thác lại đến vực. Vực khá sâu, nước lững thững như kẻ nhàn rỗi dạo xuôi dòng.

Con suối đã đem lại cho bản tôi vẻ thanh bình, trù phú với bao nhiêu điều hữu ích.

Theo Vi Hồng, Hồ Thủy Giang

- Lũ: nước sông, suối lên cao, chảy mạnh quá mức bình thường

Bài 2: Con suối bản tôi

Cùng tìm hiểu

Câu 1. Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm của con suối vào ngày thường và ngày lũ.

Từ ngữ chỉ đặc điểm của con suối vào:

- Ngày thường: xanh trong

- Ngày lũ: đục

Câu 2. Khách đến thăm bản thường đứng hai bên thành cầu để làm gì?

Khách đến thăm bản thường đứng lại hai bên thành cầu để nhìn xuống nước xem những con cá lườn đỏ, cá lưng xanh…

Câu 3. Đoạn suối chảy qua bản có gì đặc biệt?

Đoạn suối chảy qua bản đặc biệt ở chỗ: có hai cá thác, nước chảy khá xiết, hết thác thì có vực khá sâu.

Câu 4. Câu văn cuối bài cho em biết điều gì?

Câu văn cuối bài cho em biết lợi ích mà con suối đem lại với bản của bạn nhỏ: vẻ thanh bình, trù phú cùng nhiều điều hữu ích khác.

1.2.2. Nghe - Viết

Câu 1: Nghe- viết: Con suối bản tôi (từ Đoạn suối đến xuôi dòng).

Con suối chảy qua bản tôi bốn mùa nước xanh trong. Những ngày lũ, suối cũng chỉ đục vài ba ngày. Để tiện đi lại, dân bản tôi bắc nhiều cầu qua suối. Khách đến thăm bản thường đứng hai bên thành cầu nhìn xuống nước xem những con cá lườn đỏ, cá lưng xanh... Cá bơi lượn lấp loáng như hàng trăm, hàng nghìn ngôi sao rơi xuống lòng suối.

Đoạn suối chảy qua bản tôi có hai cái thác, nước chảy khá xiết. Nước gặp những tảng đá ngầm chồm lên thành những con sóng bạc đầu. Hết đoạn thác lại đến vực. Vực khá sâu, nước lững thững như kẻ nhàn rỗi dạo xuôi dòng.

Câu 2: Tìm từ ngữ chứa tiếng có vần eo hoặc vần oe gọi tên từng sự vật, hoạt động dưới đây:

Từ ngữ gọi tên sự vật, hoạt động trong tranh chứa tiếng có:

-Vần eo: bánh xèo, chèo thuyền, hót véo von, đi cà kheo

- Vần oe: múa xòe

Câu 3: Tìm từ ngữ gọi tên từng sự vật dưới đây chứa tiếng có:

- Vần iêu hoặc vần ươu:

- Hươu sao

- Đà điểu

- Ốc bươu

Vần ui hoặc vần uôi:

- Buồng chuối

- Ngọn núi

- Biển muối

1.2.3. Mở rộng vốn từ

Thực hiện các yêu cầu dưới đây:

a. Chọn lời giải nghĩa phù hợp với mỗi từ 

VườnKhoảng đất trống, bằng phẳng, thường ở ngay trước cửa nhà
SânPhần nền trước cửa hoặc xung quanh nhà thường có mái che
HiênKhu đất thường ở sát cạnh nhà, được rào kín xung quang để trồng cây

b. Tìm 2 - 3 từ ngữ chỉ nơi thân quen với em.

Lời giải

a. - Vườn là khu đất thường ở sát cạnh nhà, được rào kín xung quang để trồng cây

- Sân là khoảng đất trống, bằng phẳng, thường ở ngay trước cửa nhà

- Hiên là phần nền trước cửa hoặc xung quanh nhà thường có mái che

b. Gợi ý các từ ngữ chỉ nơi thân quen với em: quê hương, trường học, lớp học, ngôi nhà, phòng ngủ, phòng bếp, bãi biển, con đường, sân bóng

Câu 2: Chọn từ ngữ trong khung phù hợp với mỗi dấu ...:

Thanh bước lên ..., nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng ...cũ không có gì thay đổi.

Nghe tiếng Thanh, bà chống gậy trúc đi từ ngoài ... vào. Bà nhìn Thanh âu yếm:

- Đi vào trong ... kẻo nắng, cháu!.

Theo Thạch Lam

Lời giải

Điền như sau:

Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi.

Nghe tiếng Thanh, bà chống gậy trúc đi từ ngoài vườn vào. Bà nhìn Thanh âu yếm:

- Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu!

Theo Thạch Lam

1.2.4. Nói và nghe

Câu 1:

a. Đọc lời của các nhân vật trong tranh.

Bài 2: Con suối bản tôi

b. Cùng bạn đóng vai, nói và đáp lời đồng ý phù hợp với mỗi tình huống.

- Kể cho mình nghe về các loài cây trong khu vườn nhà bạn được không?

- Lan ơi, cho tớ mượn quyển truyện Bầu trời ngoài cửa sổ nhé!

Lời giải

a. Đọc lời các nhân vật theo thứ tự:

- Lời đề nghị: Cho chúng mình chơi Thi đoán tên đồ vật với!

- Lời đáp: Mời các bạn cùng chơi!

b. Gợi ý lời nói và đáp lời đồng ý phù hợp với tình huống:

- Mẫu 1:

+ Nói: Minh ơi, cậu kể cho mình nghe về các loài cây trong khu vườn nhà bạn được không?

+ Đáp: Tất nhiên là được rồi! Tớ sẽ kể lần lượt từ cây lớn tuổi nhất trong khu vườn cho cậu nghe nhé?

+ Nói: Cảm ơn cậu. Mình đã sẵn sàng để lắng nghe rồi!

- Mẫu 2:

+ Nói: Lan ơi, cho tớ mượn quyển truyện Bầu trời ngoài cửa sổ nhé!

+ Đáp: Được thôi, tớ để ở trong ngăn bàn, cậu tự lấy nhé!

+ Nói: Cảm ơn cậu, mình sẽ đọc và giữ sách cẩn thận!

Bài tập minh họa

Câu 1: Đọc một truyện về nơi thân quen, gắn bó:

a. Chia sẻ về truyện đã đọc.

b. Viết vào phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ.

Câu 2: Chia sẻ với người thân về một dòng sông hoặc ao, hồ mà em biết.

Bài 2: Con suối bản tôi

Luyện tập

Sau bài học này các em nắm được:

- Mở rộng vốn từ về nơi thân quen của bản thân như nhà cửa,sân vườn, làng xóm. Nói và đáp lời đề nghị, lời đồng ý.

- Biết tìm từ,  nối, chọn được từ ngữ phù hợp về nơi thân quen của bản thân; Biết nói và đáp lời đề nghị, lời đồng ý với bạn bè.

- Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt; biết yêu quý nơi ở, cảnh vật xung quanh nhà. Nói và đáp lời đề nghị, lời đồng ý lịch sự.

- Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.

- Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

Bài học bổ sung