Bài 15: Cuốn sách của em


Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hoạt động khởi động

Quan sát bìa sách bên và cho biết các thông tin có trên bìa sách. 

Hướng dẫn trả lời:

Các thông tin có trên bìa sách là:

  • Tên quyển sách: Chúng ta được sinh ra và lớn lên như thế nào?
  • Tên tác giả quyển sách: Trần Diệu Linh
  • Tên nhà xuất bản quyển sách: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
  • Chủ đề của quyển sách: Thế giới động vật kì diệu quanh bé
  • Các con vật có xuất hiện trong quyển sách (được vẽ trên bìa sách): sư tử, voi, cá sấu, chó, chim cánh cụt, cá, thỏ, ếch, hươu cao cổ, gà…

1.2. Đọc

Cuốn sách của em

Mỗi cuốn sách có một tên gọi. Tên sách là hàng chữ lớn ở khoảng giữa bìa sách, thường chứa đựng rất nhiều ý nghĩa. Qua tên sách, em có thể biết được sách viết về điều gì.

Người viết cuốn sách được gọi là tác giả. Tên tác giả thường được ghi vào phía trên của bìa sách.

Nơi các cuốn sách ra đời được gọi là nhà xuất bản. Tên nhà xuất bản thường được ghi ở phía dưới bìa sách.

Phần lớn các cuốn sách đều có mục lục thể hiện các mục chính và vị trí của chúng trong cuốn sách. Mục lục thường được đặt ở ngay sau trang bìa, cũng có khi được đặt ở cuối sách.

Mỗi lần đọc một cuốn sách mới, đừng quên những điều này em nhé.

(Nhật Huy)

Câu 1: Chọn từ ngữ ở cột A với nội dung thích hợp ở cột B.

Hướng dẫn trả lời:

Câu 2: Qua tên sách, em có thể biết được điều gì?

Hướng dẫn trả lời:

Qua tên sách, em có thể biết được sách viết về điều gì. 

Câu 3: Sắp xếp các thông tin theo đúng trình tự trong bài đọc:

a. Tác giả

b. Mục lục

c. Tên sách

d. Nhà xuất bản

Hướng dẫn trả lời:

1-c, 2-a, 3-d, 4-b. 

Câu 4: Đọc mục lục trên và cho biết:

a. Phần 2 có những mục nào?

b. Để tìm hiểu về cây xương rồng, em đọc trang nào?

Hướng dẫn trả lời:

a. Phần 2 của cuốn sách có các mục: Xương rông, Thông. Đước. 

b. Để tìm hiểu về cây xương rồng, em đọc trang 25. 

* Luyện tập theo văn bản đọc: 

Câu 1: Sắp xếp các từ ngữ sau vào nhóm thích hợp: 

Hướng dẫn trả lời:

- Từ ngữ chỉ người, chỉ vật: tác giả, cuốn sách, bìa sách. 

- Từ ngữ chỉ hoạt động: đọc sách, ghi. 

Câu 2: Nói tiếp để hoàn thành câu:

a. Tên sách được đặt ở (...)

b. Tên tác giả được đặt ở (...)

Hướng dẫn trả lời:

a. Tên sách được đặt ở khoảng giữa bìa sách, thường chứa đựng rất nhiều ý nghĩa. 

b. Tên tác giả được đặt ở phía trên của bìa sách. 

1.3. Viết

- Luyện viết chữ hoa G

Hướng dẫn trả lời:

- Quan sát mẫu chữ G: gồm 2 phần 

+ nét thắt phối hợp với nét móc gần giống chữ C hoa và nét khuyết dưới. 

- Cách viết: 

+ nét 1: viết tương tự như chữ C hoa, nhưng không có nét lượn xuống ở cuối mà dừng lại ở giao điểm giữa đường kẻ ngang 3 và đường kẻ dọc 5. 

+ nét 2: từ điểm kết thúc nét 1, viết tiếp nét 2 (nét khuyết dưới). Điểm dưới cùng của nét khuyết cách đường kẻ ngang 1 là 3 đơn vị. Điểm dừng bút là giao điểm giữa dòng kẻ ngang 2 và dòng kẻ dọc 6. 

- Luyện viết ứng dụng: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. 

Hướng dẫn trả lời:

- Viết chữ hoa G đầu câu, chú ý cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường, khoảng cách giữa các tiếng trong câu, vị trí đặt dấu phẩy giữa câu và dấu chấm cuối câu. 

1.4. Nói và nghe

Câu 1: Nghe kể chuyện 

Họa mi, vẹt và quạ

(Theo 100 truyện ngụ ngôn về đạo đức)

(1) Ngày xửa ngày xưa, hoạ mi, vẹt và quạ đều không biết hát. Một hôm, hoạ mi nói với các bạn:

- Tôi thấy chim hoàng oanh hát hay lắm nhé! Thật đáng ngưỡng mộ!

Vẹt nghe hoạ mi nói vậy liền bảo:

- Hay chúng ta đến gặp hoàng oanh, nhờ cậu ấy dạy hát cho.

Hoạ mi và quạ đồng ý.

(2) Cả ba đến gặp chim hoàng oanh và nói mong muốn của mình. Hoàng oanh đồng ý ngay. Hoàng oanh nói với ba bạn:

- Học hát rất vất vả, các bạn phải chịu khó nhé!

(3) Mấy ngày đầu, hoàng oanh dạy các bạn luyện giọng. Quạ không kiên nhẫn được, nghĩ trong bụng: “Hôm nào cũng luyện giọng thế này, bao giờ mới hát được cơ chứ?”. Được vài hôm, quạ càu nhàu:

- Sao cứ luyện giọng mãi thế?

Nói rồi quạ chán nản bay đi, không học nữa.

(4) Chỉ có hoạ mi và vẹt là vẫn chăm chỉ đến nhà hoàng oanh học. Ngày ngày trôi qua, hoạ mi và vẹt đã hát được với giọng êm ái. Còn quạ thì chỉ biết phát ra âm thanh buồn bã: quạ... quạ... quá...

Câu 2: Chọn kể 1-2 đoạn của câu chuyện theo tranh. 

Hướng dẫn trả lời:

- Tranh 1: Ngày xửa, ngày xưa, họa mi, quạ và vẹt đều không biết hát. Một hôm, các bạn bàn nhau đến gặp hoàng oanh để nhờ cậu ấy dạy hát vì hoàng oanh hát rất hay. 

- Tranh 2: Cả 3 đến gặp chim hoàng oanh và nói mong muốn của mình. Hoàng oanh đồng ý ngay và nói với các bạn học hát rất vất vả, các bạn phải chịu khó.  

- Tranh 3: Quạ không kiên nhẫn, chán nản bay đi không học hát nữa. 

- Tranh 4: Chỉ có họa mi và vẹt là vẫn chăm chỉ đến nhà hoàng oanh học nên đã hát được với giọng êm ái. Còn quạ thì chỉ biết phát ra âm thanh buồn bã: quạ…quạ…quạ… 

Bài tập minh họa

Kể cho người thân nghe câu chuyện: Họa mi, vẹt và quạ. 

Hướng dẫn trả lời:

Ngày xửa, ngày xưa, họa mi, quạ và vẹt đều không biết hát. Một hôm, các bạn bàn nhau đến gặp hoàng oanh để nhờ cậu ấy dạy hát vì hoàng oanh hát rất hay. Cả 3 đến gặp chim hoàng oanh và nói mong muốn của mình. Hoàng oanh đồng ý ngay và nói với các bạn học hát rất vất vả, các bạn phải chịu khó. Quạ không kiên nhẫn, chán nản bay đi không học hát nữa. Chỉ có họa mi và vẹt là vẫn chăm chỉ đến nhà hoàng oanh học nên đã hát được với giọng êm ái. Còn quạ thì chỉ biết phát ra âm thanh buồn bã: quạ…quạ…quạ… 

Luyện tập

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát toàn bài Tập đọc.

+ Hiểu nội dung bài tập đọc Cuốn sách của em

Bài học bổ sung