Bài 1: Hàm số lượng giác
1. Hàm số sin và hàm số cosin
a) Hàm số sin
Xét hàm số \(y = \sin x\)
- Tập xác định: \(D=\mathbb{R}.\)
- Tập giá trị: \([-1;1].\)
- Hàm số tuần hòa với chu kì \(2\pi \).
- Sự biến thiên:
+ Hàm số đồng biến trên mỗi khoảng \(\left( {-\frac{{ \pi }}{2} + k2\pi ;\,\,\frac{\pi }{2} + k2\pi } \right)\), \(k \in \mathbb{Z}.\)
+ Hàm số nghịch biến trên mỗi khoảng \(\left( {k2\pi ;\,\,\pi + k2\pi } \right)\), \(k \in \mathbb{Z}\).
- Đồ thị hàm số \(y = \sin x\)
+ Đồ thị là một đường hình sin.
+ Do hàm số \(y = \sin x\) là hàm số lẻ nên đồ thị nhận gốc tọa độ làm tâm đối xứng.
+ Đồ thị hàm số \(y = \sin x\):
b) Hàm số cosin
Xét hàm số \(y = \cos x\)
- Tập xác định: \(\mathbb{R}\)
- Tập giá trị: \([-1;1].\)
- Hàm số tuần hòa với chu kì: \(2\pi \)
- Sự biến thiên:
+ Hàm số đồng biến trên mỗi khoảng \(( - \pi + k2\pi ;\,\,k2\pi )\), \(k \in \mathbb{Z}\).
+ Hàm số nghịch biến trên mỗi khoảng \((k2\pi ;\,\,\pi + k2\pi )\), \(k \in \mathbb{Z}\).
- Đồ thị hàm số \(y = \cos x\)
+ Đồ thị hàm số là một đường hình sin.
+ Hàm số \(y = \cos x\) là hàm số chẵn nên đồ thị nhận trục tung làm trục đối xứng.
+ Đồ thị hàm số \(y = \cos x\):
2. Hàm số tan và hàm số cot
a) Hàm số \(y = \tan x\)
- Tập xác định \(\mathbb{R}\backslash \left\{ {\frac{\pi }{2} + k\pi ,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)} \right\}.\)
- Hàm số tuần hoàn với chu kì \(\pi.\)
- Tập giá trị là \(\mathbb{R}\).
- Hàm số đồng biến trên mỗi khoảng \(\left( {\frac{{ - \pi }}{2} + k\pi ;\,\frac{\pi }{2} + \,k\pi } \right),\,\,k \in \mathbb{Z}.\)
- Đồ thị hàm số \(y = \tan x\)
+ Hàm số \(y = \tan x\) là hàm số lẻ nên đồ thị nhận gốc tọa độ O làm tâm đối xứng.
+ Đồ thị hàm số \(y = \tan x\):
b) Hàm số \(y = \cot x\)
- Tập xác định \(\mathbb{R}\backslash \left\{ {k\pi ,\left( {k \in } \right)} \right\}.\)
- Tập giá trị là \(\mathbb{R}.\)
- Hàm số tuần hoàn với chu kì \(\pi .\)
- Hàm số nghịch biến trên mỗi khoảng \(\left( {k\pi ;\,\pi + \,k\pi } \right),\,\,k \in \mathbb{Z}.\)
- Đồ thị hàm số \(y = \cot x\)
+Hàm số \(y = \cot x\) là hàm số lẻ nên đồ thị nhận gốc tọa độ làm tâm đối xứng.
+ Đồ thị hàm số \(y = \cot x\):
3. Bài toán Tìm tập xác định của hàm số lượng giác
Tìm tập xác định các hàm số sau:
a) \(y = \frac{{1 + \sin x}}{{\cos x}}\)
b) \(y = \tan \left( {x + \frac{\pi }{4}} \right)\)
c) \(y = \cot \left( {\frac{\pi }{3} - 2x} \right)\)
Lời giải:
a) Hàm số \(y = \frac{{1 + \sin x}}{{\cos x}}\) xác định khi:
\(\cos x \ne 0\) hay \(x \ne \frac{\pi }{2} + k\pi \,(k \in\mathbb{Z} ).\)
b) Hàm số \(y = \tan \left( {x + \frac{\pi }{4}} \right)\) xác định khi:
\(x + \frac{\pi }{4} \ne \frac{\pi }{2} + k\pi \Leftrightarrow x \ne \frac{\pi }{4} + k\pi \,(k \in\mathbb{Z} ).\)
c) Hàm số \(y = \cot \left( {\frac{\pi }{3} - 2x} \right)\) xác định khi:
\(\frac{\pi }{3} - 2x \ne k\pi \Leftrightarrow x \ne \frac{\pi }{6} - k\frac{\pi }{2}\left( {k \in\mathbb{Z} } \right).\)
4. Bài toán Tìm GTLN, GTNN của hàm số lượng giác
Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của các hàm số sau:
a) \(y = 3\sin \left( {x - \frac{\pi }{6}} \right) + 1\)
b) \(y=\sqrt{1+\cos2x}-5\)
Lời giải:
a) Ta có: \(- 1 \le \sin \left( {x - \frac{\pi }{6}} \right) \le 1 \)
\(\Rightarrow - 3 \le 3\sin \left( {x - \frac{\pi }{6}} \right) \le 3\)
\(\Rightarrow - 2 \le 3\sin \left( {x - \frac{\pi }{6}} \right) + 1 \le 4\)
Vậy giá trị lớn nhất của hàm số là 4, giá trị nhỏ nhất cả hàm số là -2.
b) Ta có: \(- 1 \le \cos 2x \le 1 \)
\(\Rightarrow 0 \le 1 + \cos 2x \le 2\)
\(\Rightarrow 0 \le \sqrt {1 + \cos 2x} \le \sqrt 2 \)
\(\Rightarrow - 5 \le \sqrt {1 + \cos 2x} - 5 \le \sqrt 2 - 5\)
Vậy giá trị lớn nhất của hàm số là \(\sqrt2-5\), giá trị nhỏ nhất của hàm số là -5.
5. Bài toán Tìm chu kì tuần hoàn của hàm số lượng giác
Tìm chu kì tuần hoàn của các hàm số lượng giác sau:
a) \(y = \frac{3}{2} + \frac{1}{2}\cos 2x\)
b) \(y = 2\cos 2x\)
c) \(y = \tan \left( {2x + \frac{\pi }{4}} \right)\)
Lời giải:
Phương pháp: Khi tìm chu kì của hàm số lượng giác, ta cần biến đổi biểu thức cuả hàm số đã cho về một dạng tối giản và lưu ý rằng:
- Hàm số \(y = \sin x,y = \cos x\) có chu kì \(T=2\pi.\)
- Hàm số \(y = \tan x,y = \cot x\) có chu kì \(T=\pi.\)
- Hàm số \(y = \sin \left( {ax + b} \right),y = \cos \left( {ax + b} \right)\) với \(a\ne 0\) cho chu kì \(T = \frac{{2\pi }}{{\left| a \right|}}.\)
- Hàm số \(y = \tan \left( {ax + b} \right),y = \cot \left( {ax + b} \right)\) với \(a\ne 0\) có chu kì \(T = \frac{{\pi }}{{\left| a \right|}}.\)
a) Hàm số \(y = \frac{3}{2} + \frac{1}{2}\cos 2x\) có chu kì tuần hoàn là \(T = \frac{{2\pi }}{{\left| 2 \right|}} = \pi .\)
b) Hàm số \(y = 2\cos 2x\) có chu kì tuần hoàn là \(T = \frac{{2\pi }}{{\left| 2 \right|}} = \pi .\)
c) Hàm số \(y = \tan \left( {2x + \frac{\pi }{4}} \right)\) có chu kì tuần hoàn là \(T = \frac{{\pi }}{{\left| 2 \right|}} = \frac{\pi}{2} .\)
1. Hàm số sin và hàm số cosin
a) Hàm số sin
Xét hàm số \(y = \sin x\)
- Tập xác định: \(D=\mathbb{R}.\)
- Tập giá trị: \([-1;1].\)
- Hàm số tuần hòa với chu kì \(2\pi \).
- Sự biến thiên:
+ Hàm số đồng biến trên mỗi khoảng \(\left( {-\frac{{ \pi }}{2} + k2\pi ;\,\,\frac{\pi }{2} + k2\pi } \right)\), \(k \in \mathbb{Z}.\)
+ Hàm số nghịch biến trên mỗi khoảng \(\left( {k2\pi ;\,\,\pi + k2\pi } \right)\), \(k \in \mathbb{Z}\).
- Đồ thị hàm số \(y = \sin x\)
+ Đồ thị là một đường hình sin.
+ Do hàm số \(y = \sin x\) là hàm số lẻ nên đồ thị nhận gốc tọa độ làm tâm đối xứng.
+ Đồ thị hàm số \(y = \sin x\):
b) Hàm số cosin
Xét hàm số \(y = \cos x\)
- Tập xác định: \(\mathbb{R}\)
- Tập giá trị: \([-1;1].\)
- Hàm số tuần hòa với chu kì: \(2\pi \)
- Sự biến thiên:
+ Hàm số đồng biến trên mỗi khoảng \(( - \pi + k2\pi ;\,\,k2\pi )\), \(k \in \mathbb{Z}\).
+ Hàm số nghịch biến trên mỗi khoảng \((k2\pi ;\,\,\pi + k2\pi )\), \(k \in \mathbb{Z}\).
- Đồ thị hàm số \(y = \cos x\)
+ Đồ thị hàm số là một đường hình sin.
+ Hàm số \(y = \cos x\) là hàm số chẵn nên đồ thị nhận trục tung làm trục đối xứng.
+ Đồ thị hàm số \(y = \cos x\):
2. Hàm số tan và hàm số cot
a) Hàm số \(y = \tan x\)
- Tập xác định \(\mathbb{R}\backslash \left\{ {\frac{\pi }{2} + k\pi ,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)} \right\}.\)
- Hàm số tuần hoàn với chu kì \(\pi.\)
- Tập giá trị là \(\mathbb{R}\).
- Hàm số đồng biến trên mỗi khoảng \(\left( {\frac{{ - \pi }}{2} + k\pi ;\,\frac{\pi }{2} + \,k\pi } \right),\,\,k \in \mathbb{Z}.\)
- Đồ thị hàm số \(y = \tan x\)
+ Hàm số \(y = \tan x\) là hàm số lẻ nên đồ thị nhận gốc tọa độ O làm tâm đối xứng.
+ Đồ thị hàm số \(y = \tan x\):
b) Hàm số \(y = \cot x\)
- Tập xác định \(\mathbb{R}\backslash \left\{ {k\pi ,\left( {k \in } \right)} \right\}.\)
- Tập giá trị là \(\mathbb{R}.\)
- Hàm số tuần hoàn với chu kì \(\pi .\)
- Hàm số nghịch biến trên mỗi khoảng \(\left( {k\pi ;\,\pi + \,k\pi } \right),\,\,k \in \mathbb{Z}.\)
- Đồ thị hàm số \(y = \cot x\)
+Hàm số \(y = \cot x\) là hàm số lẻ nên đồ thị nhận gốc tọa độ làm tâm đối xứng.
+ Đồ thị hàm số \(y = \cot x\):
3. Bài toán Tìm tập xác định của hàm số lượng giác
Tìm tập xác định các hàm số sau:
a) \(y = \frac{{1 + \sin x}}{{\cos x}}\)
b) \(y = \tan \left( {x + \frac{\pi }{4}} \right)\)
c) \(y = \cot \left( {\frac{\pi }{3} - 2x} \right)\)
Lời giải:
a) Hàm số \(y = \frac{{1 + \sin x}}{{\cos x}}\) xác định khi:
\(\cos x \ne 0\) hay \(x \ne \frac{\pi }{2} + k\pi \,(k \in\mathbb{Z} ).\)
b) Hàm số \(y = \tan \left( {x + \frac{\pi }{4}} \right)\) xác định khi:
\(x + \frac{\pi }{4} \ne \frac{\pi }{2} + k\pi \Leftrightarrow x \ne \frac{\pi }{4} + k\pi \,(k \in\mathbb{Z} ).\)
c) Hàm số \(y = \cot \left( {\frac{\pi }{3} - 2x} \right)\) xác định khi:
\(\frac{\pi }{3} - 2x \ne k\pi \Leftrightarrow x \ne \frac{\pi }{6} - k\frac{\pi }{2}\left( {k \in\mathbb{Z} } \right).\)
4. Bài toán Tìm GTLN, GTNN của hàm số lượng giác
Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của các hàm số sau:
a) \(y = 3\sin \left( {x - \frac{\pi }{6}} \right) + 1\)
b) \(y=\sqrt{1+\cos2x}-5\)
Lời giải:
a) Ta có: \(- 1 \le \sin \left( {x - \frac{\pi }{6}} \right) \le 1 \)
\(\Rightarrow - 3 \le 3\sin \left( {x - \frac{\pi }{6}} \right) \le 3\)
\(\Rightarrow - 2 \le 3\sin \left( {x - \frac{\pi }{6}} \right) + 1 \le 4\)
Vậy giá trị lớn nhất của hàm số là 4, giá trị nhỏ nhất cả hàm số là -2.
b) Ta có: \(- 1 \le \cos 2x \le 1 \)
\(\Rightarrow 0 \le 1 + \cos 2x \le 2\)
\(\Rightarrow 0 \le \sqrt {1 + \cos 2x} \le \sqrt 2 \)
\(\Rightarrow - 5 \le \sqrt {1 + \cos 2x} - 5 \le \sqrt 2 - 5\)
Vậy giá trị lớn nhất của hàm số là \(\sqrt2-5\), giá trị nhỏ nhất của hàm số là -5.
5. Bài toán Tìm chu kì tuần hoàn của hàm số lượng giác
Tìm chu kì tuần hoàn của các hàm số lượng giác sau:
a) \(y = \frac{3}{2} + \frac{1}{2}\cos 2x\)
b) \(y = 2\cos 2x\)
c) \(y = \tan \left( {2x + \frac{\pi }{4}} \right)\)
Lời giải:
Phương pháp: Khi tìm chu kì của hàm số lượng giác, ta cần biến đổi biểu thức cuả hàm số đã cho về một dạng tối giản và lưu ý rằng:
- Hàm số \(y = \sin x,y = \cos x\) có chu kì \(T=2\pi.\)
- Hàm số \(y = \tan x,y = \cot x\) có chu kì \(T=\pi.\)
- Hàm số \(y = \sin \left( {ax + b} \right),y = \cos \left( {ax + b} \right)\) với \(a\ne 0\) cho chu kì \(T = \frac{{2\pi }}{{\left| a \right|}}.\)
- Hàm số \(y = \tan \left( {ax + b} \right),y = \cot \left( {ax + b} \right)\) với \(a\ne 0\) có chu kì \(T = \frac{{\pi }}{{\left| a \right|}}.\)
a) Hàm số \(y = \frac{3}{2} + \frac{1}{2}\cos 2x\) có chu kì tuần hoàn là \(T = \frac{{2\pi }}{{\left| 2 \right|}} = \pi .\)
b) Hàm số \(y = 2\cos 2x\) có chu kì tuần hoàn là \(T = \frac{{2\pi }}{{\left| 2 \right|}} = \pi .\)
c) Hàm số \(y = \tan \left( {2x + \frac{\pi }{4}} \right)\) có chu kì tuần hoàn là \(T = \frac{{\pi }}{{\left| 2 \right|}} = \frac{\pi}{2} .\)