Bài 26: Hệ thống làm mát


1. Nhiệm vụ và phân loại

1.1, Nhiệm vụ

  • Hệ thống làm mát có nhiệm vụ giữ cho nhiệt độ các chi tiết trong động cơ không vượt quá giới hạn cho phép khi động cơ hoạt động.

1.2, Phân loại

  • Phân loại theo chất làm mát có 2 loại:

    • Hệ thống làm mát bằng không khí.

    • Hệ thống làm mát bằng nước

2. Hệ thống làm mát bằng nước

2.1, Cấu tạo

 Hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức

2.2, Nguyên lý làm việc

  • Sơ đồ khối hệ thống làm mát loại tuần hoàn cưỡng bức

  • Khi nhiệt độ nước làm mát (NLM) nhỏ hơn nhiệt độ quy định

    • Van hằng nhiệt đóng đường ống không cho NLM về két nước (5), mở hoàn toàn đường ống nước (8) cho NLM về trước bơm nước.

    • Bơm nước đưa NLM vào làm mát động cơ.

  • Khi nhiệt độ nước làm mát (NLM) bằng nhiệt độ quy định

    • Van hằng nhiệt mở một phần đường ống cho NLM về két nước (5) để làm mát nước và mở một phần đường ống nước (8) cho NLM về trước bơm nước.

    • Bơm nước đưa NLM vào làm mát động cơ.

  • Khi nhiệt độ nước làm mát (NLM) lớn hơn nhiệt độ quy định

    • Van hằng nhiệt mở hoàn toàn đường ống cho NLM về két nước (5) đến két làm mát để làm mát nước, đóng đường ống nước (8) không cho NLM về trước bơm nước.

    • Bơm nước đưa NLM vào làm mát động cơ.

3. Hệ thống làm mát bằng không khí

3.1, Cấu tạo  

  • Cánh tản nhiệt.

  • Quạt gió.

  • Tâm hướng gió.

  • Vỏ bọc, cửa thoát gió.

3.2, Nguyên lý làm việc

  • Động cơ làm việc, nhiệt độ các chi tiết bao quanh buồng cháy được truyền tới cánh tản nhiệt rồi tản ra ngoài không khí.

  • Nhờ có cánh tản nhiệt nên động cơ được làm mát nhanh hơn. 

  • Đối với các động cơ đặt tĩnh tại hệ thống còn sử dụng quạt gió → làm tăng tốc làm mát → đảm bảo làm mát đồng đều cho động cơ. 

 

Bài 1

Khi động cơ hoạt động, van hằng nhiệt mở cửa thông về két làm mát trong trường hợp nào sau đây?

A. Nhiệt độ nước thấp hơn giới hạn cho phép.

B. Nhiệt độ nước xấp xỉ giới hạn cho phép.

C. Nhiệt độ nước vượt quá giới hạn cho phép.

D. Van hằng nhiệt mở thường xuyên.

Hướng dẫn giải

  • Chọn đáp án C

    • Nhiệt độ nước vượt quá giới hạn cho phép.

Bài 2:

Hệ thống làm mát bằng nước thuộc phương pháp làm mát nào sau đây?

A. Đối lưu tự nhiên

B. Tuần hoàn cưỡng bức

C. Bốc hơi

D. Cả 3 ý trên

Hướng dẫn giải

  • Chọn đáp án D

    • Cả 3 phương pháp trên đều đúng.

Bài 3:

Có nên tháo yếm xe máy khi sử dụng? Tại sao?

Hướng dẫn giải

  • Yếm xe có mục đích hướng gió vào làm mát động cơ. Do đó khi tháo ra xe bạn sẽ bị nóng máy & hao nhiên liệu. 

  • Nhiên liệu (xăng /dầu) được phun vào xilanh với áp suất cao nhằm cho việc bốc hơi nhanh - tạo nên 1 hỗn hợp khí cháy nhanh & đồng bộ - quá trình cháy diễn ra 1 cách hoàn thiện - động cơ phát huy hoàn toàn công suất. 

  • Trong hệ thống nhiên liệu thường có bầu lọc tinh & lọc thô. Lọc tinh nhằm loại bỏ các tạp chất có trong nhiên liệu mà lọc thô chưa loại ra được và cung cấp cho bơm cao áp hay bộ chế hòa khí nguồn nhiên liệu sạch và làm tăng tuổi thọ cho động cơ.

1. Nhiệm vụ và phân loại

1.1, Nhiệm vụ

  • Hệ thống làm mát có nhiệm vụ giữ cho nhiệt độ các chi tiết trong động cơ không vượt quá giới hạn cho phép khi động cơ hoạt động.

1.2, Phân loại

  • Phân loại theo chất làm mát có 2 loại:

    • Hệ thống làm mát bằng không khí.

    • Hệ thống làm mát bằng nước

2. Hệ thống làm mát bằng nước

2.1, Cấu tạo

 Hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức

2.2, Nguyên lý làm việc

  • Sơ đồ khối hệ thống làm mát loại tuần hoàn cưỡng bức

  • Khi nhiệt độ nước làm mát (NLM) nhỏ hơn nhiệt độ quy định

    • Van hằng nhiệt đóng đường ống không cho NLM về két nước (5), mở hoàn toàn đường ống nước (8) cho NLM về trước bơm nước.

    • Bơm nước đưa NLM vào làm mát động cơ.

  • Khi nhiệt độ nước làm mát (NLM) bằng nhiệt độ quy định

    • Van hằng nhiệt mở một phần đường ống cho NLM về két nước (5) để làm mát nước và mở một phần đường ống nước (8) cho NLM về trước bơm nước.

    • Bơm nước đưa NLM vào làm mát động cơ.

  • Khi nhiệt độ nước làm mát (NLM) lớn hơn nhiệt độ quy định

    • Van hằng nhiệt mở hoàn toàn đường ống cho NLM về két nước (5) đến két làm mát để làm mát nước, đóng đường ống nước (8) không cho NLM về trước bơm nước.

    • Bơm nước đưa NLM vào làm mát động cơ.

3. Hệ thống làm mát bằng không khí

3.1, Cấu tạo  

  • Cánh tản nhiệt.

  • Quạt gió.

  • Tâm hướng gió.

  • Vỏ bọc, cửa thoát gió.

3.2, Nguyên lý làm việc

  • Động cơ làm việc, nhiệt độ các chi tiết bao quanh buồng cháy được truyền tới cánh tản nhiệt rồi tản ra ngoài không khí.

  • Nhờ có cánh tản nhiệt nên động cơ được làm mát nhanh hơn. 

  • Đối với các động cơ đặt tĩnh tại hệ thống còn sử dụng quạt gió → làm tăng tốc làm mát → đảm bảo làm mát đồng đều cho động cơ. 

 

Bài 1

Khi động cơ hoạt động, van hằng nhiệt mở cửa thông về két làm mát trong trường hợp nào sau đây?

A. Nhiệt độ nước thấp hơn giới hạn cho phép.

B. Nhiệt độ nước xấp xỉ giới hạn cho phép.

C. Nhiệt độ nước vượt quá giới hạn cho phép.

D. Van hằng nhiệt mở thường xuyên.

Hướng dẫn giải

  • Chọn đáp án C

    • Nhiệt độ nước vượt quá giới hạn cho phép.

Bài 2:

Hệ thống làm mát bằng nước thuộc phương pháp làm mát nào sau đây?

A. Đối lưu tự nhiên

B. Tuần hoàn cưỡng bức

C. Bốc hơi

D. Cả 3 ý trên

Hướng dẫn giải

  • Chọn đáp án D

    • Cả 3 phương pháp trên đều đúng.

Bài 3:

Có nên tháo yếm xe máy khi sử dụng? Tại sao?

Hướng dẫn giải

  • Yếm xe có mục đích hướng gió vào làm mát động cơ. Do đó khi tháo ra xe bạn sẽ bị nóng máy & hao nhiên liệu. 

  • Nhiên liệu (xăng /dầu) được phun vào xilanh với áp suất cao nhằm cho việc bốc hơi nhanh - tạo nên 1 hỗn hợp khí cháy nhanh & đồng bộ - quá trình cháy diễn ra 1 cách hoàn thiện - động cơ phát huy hoàn toàn công suất. 

  • Trong hệ thống nhiên liệu thường có bầu lọc tinh & lọc thô. Lọc tinh nhằm loại bỏ các tạp chất có trong nhiên liệu mà lọc thô chưa loại ra được và cung cấp cho bơm cao áp hay bộ chế hòa khí nguồn nhiên liệu sạch và làm tăng tuổi thọ cho động cơ.

Bài học bổ sung