Bài 40: Thực hành - Phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ
Dưới đây là một số gợi ý về cách làm 2 bài tập trang 183, 184 SGK Địa lí 12. Tham khảo để cùng xác định biểu đồ thích hợp cần vẽ và đưa ra nhận xét, giải thích hợp lí.
Bài tập 1: Cho bảng số liệu
Bảng 40.1. Sản lượng dầu thô khai thác giai đoạn 1986 - 2005
(Đơn vị: nghìn tấn)
Năm |
Sản lượng |
1986 |
40 |
1988 |
688 |
1990 |
2700 |
1992 |
5500 |
1995 |
7700 |
1998 |
12500 |
2000 |
16291 |
2002 |
16863 |
2005 |
18519 |
- Dựa vào bảng số liệu và các tài liệu do học sinh sưu tầm và giáo viên cung cấp, hãy viết một báo cáo ngắn về sự phát triển của công nghiệp dầu khí ở vùng Đông Nam Bộ theo dàn ý:
- Tiềm năng dầu khí của vùng.
- Sự phát triển của công nghiệp khai thác dầu khí.
- Tác động của công nghiệp khai thác dầu khí đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ.
Hướng dẫn:
- Tiềm năng dầu khí của vùng:
- Trữ lượng dầu khí lớn nhất cả nước, sản lượng khai thác tăng hàng năm chiếm gần như 100% sản lượng khai thác dầu khí cả nước.
- Các bể dầu khí lớn như: Nam Côn Sơn, Cửu Long.
- Mỏ dầu khí đã được khai thác như: Rồng, Bạch Hổ, Rạng Đông, Hồng Ngọc, Lan Đỏ, Lan Tây...
- Sự phát triển công nghiệp khai thác dầu khí
- Hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ngày càng được mở rộng ở các vùng lân cận như Kim Cương, Bạch Ngọc…
- Chú trọng đầu tư vốn, kĩ thuật khai thác
- Sản lượng khai thác dầu thô ngày càng tăng, từ 40 - 18.519 nghìn tấn (năm 1986 - năm 2005), tăng gấp gần 463 lần.
- Tác động của công nghiệp khai thác dầu khí đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ:
- Tăng cường cơ sở năng lượng cho vùng, phát triển công nghiệp hóa dầu, tạo điều kiện cho công nghiệp của vùng phát triển bền vững và ngày càng đa dạng.
- Dầu khí được sử dụng chủ yếu cho ngành lọc dầu và hóa lỏng khí tiêu biểu:
- Một số nhà máy lọc dầu: Nhà máy lọc dầu số 3 (Bà Rịa – Vũng Tàu); tổ hợp hóa dầu Long Sơn(Bà Rịa – Vũng Tàu)
- Khí đốt được dẫn bằng đường ống dài 120km từ mỏ Bạch Hổ vào đất liền phục vụ cho các nhà máy điện Bà Rịa, Phú Mỹ và hóa lỏng ra nguồn nhiên liệu sạch dùng trong các gia đình.
- Cung cấp nguyên liệu cho nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi).
- Việc khai thác dầu khí cần quan tâm đến vấn đề môi trường biển
Bài tập 2: Cho bảng số liệu
Bảng 40.2. Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của vùng Đông Nam Bộ (giá so sánh 1994)
(Đơn vị: Tỉ đồng)
Năm Giá trị sản xuất công nghiệp |
1995 |
2005 |
Tổng số |
50508 |
199622 |
Nhà nước |
19607 |
48058 |
Ngoài nhà nước |
9942 |
46738 |
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài |
20959 |
104826 |
Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của Đông Nam Bộ qua các năm trên. Nêu Nhận xét.
Hướng dẫn:
- Đối với dạng bài này, chúng ta sử dụng biểu đồ cột (cột 3) để thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của Đông Nam Bộ qua các năm. Khi đó, trục hoành sẽ là trục thể hiện năm và trục tung thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp.
- Nhận xét: Tổng giá trị qua 2 năm không ngừng tăng: Từ 50508 - 199622 tỉ đồng (năm 1995 - 2005), trong đó:
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt giá trị cao nhất và tăng nhanh: Từ 20959 - 104826 tỉ đồng (năm 1995 - 2005).
- Khu vực ngoài nhà nước đạt giá trị thấp nhất, mức tăng trung bình: Từ 9942 - 46738 tỉ đồng (năm 1995 - 2005).
- Khu vực nhà nước có giá trị thấp và tăng chậm, mức tăng trung bình: Từ 19607 - 48058 tỉ đồng (năm 1995 - 2005).
Dưới đây là một số gợi ý về cách làm 2 bài tập trang 183, 184 SGK Địa lí 12. Tham khảo để cùng xác định biểu đồ thích hợp cần vẽ và đưa ra nhận xét, giải thích hợp lí.
Bài tập 1: Cho bảng số liệu
Bảng 40.1. Sản lượng dầu thô khai thác giai đoạn 1986 - 2005
(Đơn vị: nghìn tấn)
Năm |
Sản lượng |
1986 |
40 |
1988 |
688 |
1990 |
2700 |
1992 |
5500 |
1995 |
7700 |
1998 |
12500 |
2000 |
16291 |
2002 |
16863 |
2005 |
18519 |
- Dựa vào bảng số liệu và các tài liệu do học sinh sưu tầm và giáo viên cung cấp, hãy viết một báo cáo ngắn về sự phát triển của công nghiệp dầu khí ở vùng Đông Nam Bộ theo dàn ý:
- Tiềm năng dầu khí của vùng.
- Sự phát triển của công nghiệp khai thác dầu khí.
- Tác động của công nghiệp khai thác dầu khí đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ.
Hướng dẫn:
- Tiềm năng dầu khí của vùng:
- Trữ lượng dầu khí lớn nhất cả nước, sản lượng khai thác tăng hàng năm chiếm gần như 100% sản lượng khai thác dầu khí cả nước.
- Các bể dầu khí lớn như: Nam Côn Sơn, Cửu Long.
- Mỏ dầu khí đã được khai thác như: Rồng, Bạch Hổ, Rạng Đông, Hồng Ngọc, Lan Đỏ, Lan Tây...
- Sự phát triển công nghiệp khai thác dầu khí
- Hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ngày càng được mở rộng ở các vùng lân cận như Kim Cương, Bạch Ngọc…
- Chú trọng đầu tư vốn, kĩ thuật khai thác
- Sản lượng khai thác dầu thô ngày càng tăng, từ 40 - 18.519 nghìn tấn (năm 1986 - năm 2005), tăng gấp gần 463 lần.
- Tác động của công nghiệp khai thác dầu khí đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ:
- Tăng cường cơ sở năng lượng cho vùng, phát triển công nghiệp hóa dầu, tạo điều kiện cho công nghiệp của vùng phát triển bền vững và ngày càng đa dạng.
- Dầu khí được sử dụng chủ yếu cho ngành lọc dầu và hóa lỏng khí tiêu biểu:
- Một số nhà máy lọc dầu: Nhà máy lọc dầu số 3 (Bà Rịa – Vũng Tàu); tổ hợp hóa dầu Long Sơn(Bà Rịa – Vũng Tàu)
- Khí đốt được dẫn bằng đường ống dài 120km từ mỏ Bạch Hổ vào đất liền phục vụ cho các nhà máy điện Bà Rịa, Phú Mỹ và hóa lỏng ra nguồn nhiên liệu sạch dùng trong các gia đình.
- Cung cấp nguyên liệu cho nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi).
- Việc khai thác dầu khí cần quan tâm đến vấn đề môi trường biển
Bài tập 2: Cho bảng số liệu
Bảng 40.2. Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của vùng Đông Nam Bộ (giá so sánh 1994)
(Đơn vị: Tỉ đồng)
Năm Giá trị sản xuất công nghiệp |
1995 |
2005 |
Tổng số |
50508 |
199622 |
Nhà nước |
19607 |
48058 |
Ngoài nhà nước |
9942 |
46738 |
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài |
20959 |
104826 |
Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của Đông Nam Bộ qua các năm trên. Nêu Nhận xét.
Hướng dẫn:
- Đối với dạng bài này, chúng ta sử dụng biểu đồ cột (cột 3) để thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của Đông Nam Bộ qua các năm. Khi đó, trục hoành sẽ là trục thể hiện năm và trục tung thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp.
- Nhận xét: Tổng giá trị qua 2 năm không ngừng tăng: Từ 50508 - 199622 tỉ đồng (năm 1995 - 2005), trong đó:
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt giá trị cao nhất và tăng nhanh: Từ 20959 - 104826 tỉ đồng (năm 1995 - 2005).
- Khu vực ngoài nhà nước đạt giá trị thấp nhất, mức tăng trung bình: Từ 9942 - 46738 tỉ đồng (năm 1995 - 2005).
- Khu vực nhà nước có giá trị thấp và tăng chậm, mức tăng trung bình: Từ 19607 - 48058 tỉ đồng (năm 1995 - 2005).