Bài 24: Ứng động
1. Khái niệm ứng động
- Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.
- Các loại ứng động:
- Theo tác nhân kích thích: quang ứng động, hoá ứng động, nhiệt ứng động, điện ứng động….
- Theo hình thức sinh trưởng: ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng
- Ví dụ:
2. Các kiểu ứng động
a. Ứng động sinh trưởng
- Ứng động sinh trưởng là kiểu ứng động trong đó các tế bào ở 2 phía đối diện nhau của cơ quan có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của kích thích không định hướng.
- Ví dụ: hoa tuy lip nở tùy theo nhiệt độ
- Cơ sở tế bào học: tốc độ sinh trưởng dãn dài không đều của tế bào tại hai phía trên và dưới của các cơ quan lá và cánh hoa
b. Ứng động không sinh trưởng
- Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào.
- Có 2 loại:
- Ứng động sức trương
- Ứng động tiếp xúc và hóa ứng động
- Ví dụ: vận động cụp lá ở cây trinh nữ, bắt mồi của cây nắp ấm
- Cơ sở tế bào học: Do sự biến đổi hàm lượng nước trong các tế bào chuyên hóa (khí khổng) và cấu truc chuyên hóa (chỗ phình) hoặc do sự lan truyền kích thích cơ học hay hóa học gây nên
3. Vai trò của ứng động
Trả lời các kích thích không định hướng đảm bảo sự tồn tại của thực vật
1. Khái niệm ứng động
- Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.
- Các loại ứng động:
- Theo tác nhân kích thích: quang ứng động, hoá ứng động, nhiệt ứng động, điện ứng động….
- Theo hình thức sinh trưởng: ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng
- Ví dụ:
2. Các kiểu ứng động
a. Ứng động sinh trưởng
- Ứng động sinh trưởng là kiểu ứng động trong đó các tế bào ở 2 phía đối diện nhau của cơ quan có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của kích thích không định hướng.
- Ví dụ: hoa tuy lip nở tùy theo nhiệt độ
- Cơ sở tế bào học: tốc độ sinh trưởng dãn dài không đều của tế bào tại hai phía trên và dưới của các cơ quan lá và cánh hoa
b. Ứng động không sinh trưởng
- Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào.
- Có 2 loại:
- Ứng động sức trương
- Ứng động tiếp xúc và hóa ứng động
- Ví dụ: vận động cụp lá ở cây trinh nữ, bắt mồi của cây nắp ấm
- Cơ sở tế bào học: Do sự biến đổi hàm lượng nước trong các tế bào chuyên hóa (khí khổng) và cấu truc chuyên hóa (chỗ phình) hoặc do sự lan truyền kích thích cơ học hay hóa học gây nên
3. Vai trò của ứng động
Trả lời các kích thích không định hướng đảm bảo sự tồn tại của thực vật