Bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa


1. Nguồn gốc và bản chất của nhà nước

a. Nguồn gốc của nhà nước

Nhà nước xuất hiện khi xã hội công xã nguyên thuỷ tan rã, xã hội chiếm hữu nô lệ hình thành với 2 giai cấp đối kháng. Đó là giai cấp thống trị (chủ nô) và giai cấp bị trị (nô lệ). Để bảo vệ địa vị thống trị của mình giai cấp này tổ chức ra một bộ máy để trấn áp. → Bộ máy đó là bộ máy nhà nước.

b. Bản chất của nhà nước

- Theo Mác - Lênin, nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp, do đó nhà nước bao giờ cũng mang tính chất giai cấp được thể hiện:

- Nhà nước là bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác.

- Nhà nước là bộ máy cưỡng chế và đàn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác.

→ Như vậy, xét về bản chất, nhà nước mang  bản chất của giai cấp thống trị.

c. Các kiểu nhà nước

- Lịch sử xã hội loài người đang trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội, trong đó có 4 hình thái kinh tế - xã hội có giai cấp.

- Tương ứng với nó là 4 kiểu nhà nước.

  • Nhà nước chủ nô: Xuất hiện đầu tiên

+ Cơ sở kinh tế: Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và nô lệ

+ Bản chất: Duy trì sự thống trị của giai cấp chủ nô đối với nô lệ

  • Nhà nước phong kiến: Ra đời khi nhà nước chiếm hữu nô lệ bị tan rã.

+ Cơ sở kinh tế: Là chế độ sở hữu của giai cấp địa chủ đối với tư liệu sản xuất mà chủ yếu là ruộng đất.

+ Bản chất: Duy trì, bảo vệ đặc quyền, đặc lợi địa vị của giai cấp địa chủ phong kiến.

  • Nhà nước tư sản: Ra đời là kết quả của cuộc cách mạng tư sản

+ Cơ sở kinh tế: Là các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa chủ yếu dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư

+ Bản chất: Duy trì, bảo vệ lợi ích và sự thống trị của giai cấp tư sản với giai cấp vô sản.

  • Nhà nước xã hội chủ nghĩa: Là nhà nước cuối cùng trong lịch sử.

+ Cơ sở kinh tế: Chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.

+ Bản chất: Nhà nước của tầng lớp nhân dân lao động, bảo vệ và vì lợi ích của đại bộ phận dân cư trong xã hội.

2. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

a. Thế nào là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền của dân do dân và vì dân. Quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, do Đảng cộng sản lảnh đạo.

b. Bản chất của nhà nước pháp quyền Việt Nam

- Nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân. Tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc

- Chức năng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

- Bạo lực và trấn áp: Chống lại các giai cấp bóc lôt, thế lực thù địch để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Tổ chức và xây dựng: Xây dựng xã hội mới - xây dựng nền kinh tế văn hóa xã hội chủ nghĩa và con người xã hội chủ nghĩa

c. Vai trò của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

- Thể chế hoá và tổ chức thực hiện đường lối chính trị của Đảng Cộng sản.

- Tổ chức việc xây dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa.

- Thể chế hoá và tổ chức thực hiện quyền dân chủ chân chính của nhân dân.

- Là công cụ hữu hiệu để Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo  đối với toàn xã hội trong quá trình xây dựng xã hội mới.

- Là công cụ chủ yếu của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Là công cụ sắc bén nhất trong cuộc đấu tranh với mọi âm  mưu và hành động đi ngược lại lợi ích của nhân dân.

3. Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

- Gương mẫu thực hiện và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

- Tích cực tham gia các hoạt động: xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền; giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

- Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật.

- Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những  âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.

1. Nguồn gốc và bản chất của nhà nước

a. Nguồn gốc của nhà nước

Nhà nước xuất hiện khi xã hội công xã nguyên thuỷ tan rã, xã hội chiếm hữu nô lệ hình thành với 2 giai cấp đối kháng. Đó là giai cấp thống trị (chủ nô) và giai cấp bị trị (nô lệ). Để bảo vệ địa vị thống trị của mình giai cấp này tổ chức ra một bộ máy để trấn áp. → Bộ máy đó là bộ máy nhà nước.

b. Bản chất của nhà nước

- Theo Mác - Lênin, nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp, do đó nhà nước bao giờ cũng mang tính chất giai cấp được thể hiện:

- Nhà nước là bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác.

- Nhà nước là bộ máy cưỡng chế và đàn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác.

→ Như vậy, xét về bản chất, nhà nước mang  bản chất của giai cấp thống trị.

c. Các kiểu nhà nước

- Lịch sử xã hội loài người đang trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội, trong đó có 4 hình thái kinh tế - xã hội có giai cấp.

- Tương ứng với nó là 4 kiểu nhà nước.

  • Nhà nước chủ nô: Xuất hiện đầu tiên

+ Cơ sở kinh tế: Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và nô lệ

+ Bản chất: Duy trì sự thống trị của giai cấp chủ nô đối với nô lệ

  • Nhà nước phong kiến: Ra đời khi nhà nước chiếm hữu nô lệ bị tan rã.

+ Cơ sở kinh tế: Là chế độ sở hữu của giai cấp địa chủ đối với tư liệu sản xuất mà chủ yếu là ruộng đất.

+ Bản chất: Duy trì, bảo vệ đặc quyền, đặc lợi địa vị của giai cấp địa chủ phong kiến.

  • Nhà nước tư sản: Ra đời là kết quả của cuộc cách mạng tư sản

+ Cơ sở kinh tế: Là các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa chủ yếu dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư

+ Bản chất: Duy trì, bảo vệ lợi ích và sự thống trị của giai cấp tư sản với giai cấp vô sản.

  • Nhà nước xã hội chủ nghĩa: Là nhà nước cuối cùng trong lịch sử.

+ Cơ sở kinh tế: Chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.

+ Bản chất: Nhà nước của tầng lớp nhân dân lao động, bảo vệ và vì lợi ích của đại bộ phận dân cư trong xã hội.

2. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

a. Thế nào là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền của dân do dân và vì dân. Quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, do Đảng cộng sản lảnh đạo.

b. Bản chất của nhà nước pháp quyền Việt Nam

- Nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân. Tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc

- Chức năng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

- Bạo lực và trấn áp: Chống lại các giai cấp bóc lôt, thế lực thù địch để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Tổ chức và xây dựng: Xây dựng xã hội mới - xây dựng nền kinh tế văn hóa xã hội chủ nghĩa và con người xã hội chủ nghĩa

c. Vai trò của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

- Thể chế hoá và tổ chức thực hiện đường lối chính trị của Đảng Cộng sản.

- Tổ chức việc xây dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa.

- Thể chế hoá và tổ chức thực hiện quyền dân chủ chân chính của nhân dân.

- Là công cụ hữu hiệu để Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo  đối với toàn xã hội trong quá trình xây dựng xã hội mới.

- Là công cụ chủ yếu của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Là công cụ sắc bén nhất trong cuộc đấu tranh với mọi âm  mưu và hành động đi ngược lại lợi ích của nhân dân.

3. Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

- Gương mẫu thực hiện và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

- Tích cực tham gia các hoạt động: xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền; giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

- Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật.

- Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những  âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.

Bài học tiếp theo

Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Bài 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm
Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường
Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo khoa học và công nghệ, văn hoá
Bài 14: Chính sách quốc phòng và an ninh
Bài 15: Chính sách đối ngoại

Bài học bổ sung