Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nam Cao
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nam Cao là bài viết giới thiệu chi tiết mà TimDapAnsưu tầm, tổng hợp nhằm giúp các bạn đọc hiểu rõ hơn về nhà văn Nam Cao. Mời các bạn cùng theo dõi tiểu sử, sự nghiệp nhà văn Nam Cao trong bài viết dưới đây.
Tóm tắt lý lịch Nam Cao
Nhà văn hiện thực phê phán Nam Cao sinh ngày 29-10-1917 tại Tỉnh Hà Nam, nước Việt Nam. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Tỉnh Ninh Bình, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung Thần Nông, cầm tinh con (giáp) rắn (Đinh Tỵ 1917). Nam Cao xếp hạng nổi tiếng thứ 19765 trên thế giới và thứ 3 trong danh sách Nhà văn hiện thực phê phán nổi tiếng.
Tiểu sử Nhà văn hiện thực phê phán Nam Cao
Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, các bút danh khác của ông như Nam cao, Thúy Rư, Xuân Du, Nguyệt . Ông là một nhà văn hiện thực lớn và là một nhà báo kháng chiến. Ông được xem là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất tại Việt Nam ở thế kỷ 20. Nửa đầu Thế Kỷ 20, Nhà văn Nam Cao là người có công trong việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết. Bút danh Nam Cao, được ghép hai chữ của tên tỉnh và huyện của quê của ông mà thành.
Năm 18 tuổi, Nam Cao đã bắt đầu sáng tác những truyện ngắn đầu tiên như "Cảnh cuối cùng", "Hai cái xác" . Các tác phẩm của ông được in trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy. Một số tác phẩm truyện ngắn của nhà văn Nam Cao được in trên báo Ích Hữu như: Nghèo, Những cánh hoa tàn, Đui mù, Một bà hào hiệp với bút danh Thúy Rư. Với bút sanh Xuân Du, Nguyệt, ông đã sáng tác truyện ngắn "Cái chết của con Mực", tác phẩm được in trên báo Hà Nội tân văn và đã được in thơ cùng trên báo này.
Năm 1941, với bút danh Nam Cao, ông đã cho ra mắt tập truyện đầu tay "Đôi lứa xứng đôi" với tên trong bản thảo là "Cái lò gạch cũ" đã được Nhà xuất bản Đời mới Hà Nội ấn hành. Sau này khi in lại,nhà văn Nam Cao đã đổi tên truyện là Chí Phèo. Tác phẩm "Chí Phèo" như một hiện tượng văn học thời bấy giờ.
Năm 1943, nhà văn Nam Cao cho ra mắt tác phẩm "Đời thừa". Tác phẩm này thuộc thể loại văn hiện thực phê phán, đã lột tả một cách chân thực về xã hội và cuộc sống con người lúc bấy giờ. Đây cũng là một trong những tác phẩm nổi tiếng và được đưa vào chương trình văn học.
Nam Cao thời trẻ
Thở bé, ông theo học ở trường làng. Đến cấp tiểu học và bậc trung học thì học ở trường Cửa Bắc rồi trường Thành Chung (nay là trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong tại tỉnh Nam Định. Tuy nhiên, ông chưa thi bằng Thành Chung vì lí do sức khỏe yếu nên về quê dưỡng bệnh.
Năm 18 tuổi vào Sài Gòn, ông nhận làm thư ký cho một hiệu may, bắt đầu viết truyện. Ban đầu, ông viết truyện chỉ là để kiếm tiền mưu sinh.
Tháng 4/1943, nhà văn Nam Cao là một trong những thành viên đầu tiên gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. Nhưng sau đó, ông phải lánh về quê vì quân địch truy lùng gắt gao.
Cách mạng tháng Tám thành công, Nam Cao cùng tham gia cướp chính quyền ở phủ Lý Nhân, rồi được cử làm Chủ tịch xã của chính quyền mới ở địa phương.
Năm 1946, Nam Cao ra Hà Nội hoạt động trong Hội Văn hóa Cứu quốc. Tiếp đó, ông vào miền Nam với tư cách phóng viên.
Mùa thu năm 1947, Nam Cao lên Việt Bắc làm thư ký cho tòa soạn báo Cứu quốc Việt Bắc.
Tháng 05/1951, Nam Cao cùng nhà văn Nguyễn Huy Tưởng về dự Hội nghị văn nghệ tại Liên khu 3. Sau đó hai ông cùng về công tác tại Liên khu 4.
Giải thưởng và vinh danh
- Năm 199, ông nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật.
- Tên của nhà văn Nam Cao đã được đặt cho nhiều đường phố tại Việt Nam như: Quận Ba Đình - Thành phố Hà Nội, Quận 9 - Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Đà Nẵng, Thành phố Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai, Thành phố Rạch Giá - Tỉnh Kiên Giang và một số địa phương khác.
- Tên ông cũng được đặt cho một số trường học phổ thông và dự định cho tên một khu đại học tại Hà Nam.
Truyện ngắn
- Nhỏ nhen
- Làm tổ
- Lang Rận
- Lão Hạc (1943)
- Mong mưa
- Một truyện xu-vơ-nia
- Một đám cưới (1944)
- Đôi móng giò
- Đời thừa (1943)
- Ba người bạn
- Bài học quét nhà (1943)
- Bảy bông lúa lép
- Cái chết của con Mực
- Cái mặt không chơi được
- Chuyện buồn giữa đêm vui
- Cười
- Con mèo
- Đòn chồng
- Đón khách
- Đui mù
- Mua danh
- Mua nhà
- Một bữa no (1943)
- Người thợ rèn
- Con mèo mắt ngọc
- Chí Phèo (1941)
- Đầu đường xó chợ
- Điếu văn
- Đôi mắt (1948)
- Nhìn người ta sung sướng
- Những chuyện không muốn viết
- Những trẻ khốn nạn
- Nghèo (1937)
- Nụ cười
- Trẻ con không được ăn thịt chó (1942)
- Truyện biên giới
- Truyện tình
- Tư cách mõ (1943)
- Từ ngày mẹ chết
- Xem bói
- Dì Hảo (1941)
- Nỗi truân chuyên của khách má hồng (1946)
- Mò Sâm Banh (1945)
- Truyện người hàng xóm
- Rình trộm
- Nước mắt
- Nửa đêm
- Phiêu lưu
- Quái dị
- Quên điều độ
- Anh tẻ
- Rửa hờn
- Sao lại thế này?
- Thôi về đi
- Giăng sáng (1942)
- Làm tổ
Tiểu thuyết
- "Truyện người hàng xóm" được Báo Trung văn Chủ nhật ấn hành
- Tiểu thuyết Sống mòn (ban đầu có tên Chết mòn) được Nhà xuất bản Văn Nghệ, xuất bản năm 1956.
- Bốn tiểu thuyết bị thất lạc Cái bát, Một đời người, Cái miếu, Ngày lụt.
Quan điểm và phong cách nghệ thuật
Với nhà văn Nam Cao, đã là nhà văn thì phải biết đấu tranh và tích cực phấn đấu, không được trốn tránh với cuộc đời của mình. Các bài tiểu thuyết, truyện phải phản ánh thật xác thực cuộc sống.
Theo ông, là nhà văn cần có lương tâm và trách nhiệm, các tác phẩm văn chương phải giúp con người gần gũi nhau hơn, lời văn phải ý nghĩa, đề cao con người và giá trị nhân đạo sâu sắc.
Văn chương không chỉ mô tả cuộc sống hiện thực mà còn giúp mọi người thấy được các mặt tốt, xấu, đúng, sai trong cuộc sống. Có thể nói qua việc mô tả và phân tích về cuộc sống sẽ thấy được những bản chất tốt đẹp của con người cũng như hoàn cảnh, tâm lý và tính cách con người trong xã hội.
Trong lối dẫn lời văn của nhà văn Nam Cao luôn có cốt truyện mang tính triết lý sâu sắc. Phong cách trần thuật tạo nên sự thành công trong cách biến hóa các nhân vật, diễn tả đầy đủ tâm lý đa dạng và phức tạp của nhân vật tạo nên các hình tượng văn học mang tính đạo đức cao.
Lối văn của ông sử dụng ngôn ngữ chân thực, tinh tế và giàu chất trữ tình, đằm thắm.
Một số tác phẩm tiêu biểu
Các tác phẩm như Chí Phèo, Lão Hạc: Viết về những người nông dân nghèo khổ bị dồn ép tới bước đường cùng làm mất đi bản chất lương thiện vốn có. Đồng thời lên án những tội ác của thực dân phong kiến và sự tàn ác của xã hội lúc bấy giờ. Bên cạnh đó, các tác phẩm luôn đề cao những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân thật thà, lương thiện, chất phác.
Một số tác phẩm khác như Sống mòn, Đời thừa: Các tác phẩm viết về tầng lớp có tri thức nghèo, có ước mơ, hoài bão, có lý tưởng nhưng bị ngăn cách bởi tiền tài, địa vị trong xã hội nên lâm vào con đường cùng, không có lối thoát.