Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Phạm Tiến Duật
TimDapAnmời các bạn cùng tìm hiểu Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Phạm Tiến Duật chi tiết trong bài viết dưới đây.
- Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Xuân Diệu
- Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Chính Hữu
- Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Thế Lữ
Phạm Tiến Duật đóng góp chủ yếu là tác phẩm thơ, phần lớn thơ được sáng tác trong thời kỳ ông tham gia quân ngũ. Thơ của ông được các nhà văn khác đánh giá cao và có nét riêng như: giọng điệu sôi nổi, trẻ trung và có cái “tinh nghịch” nhưng cũng rất sâu sắc. Nhiều bài thơ của ông đã được phổ nhạc thành bài hát trong đó tiêu biểu nhất là “Trường Sơn đông, Trường Sơn tây”. Trong bài viết này TimDapAnsẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, phong cách thơ cũng như những sáng tác nổi bật của Phạm Tiến Duật.
Tóm tắt lý lịch Phạm Tiến Duật
Nhà thơ Phạm Tiến Duật sinh ngày 14-1-1941 tại Tỉnh Phú Thọ, nước Việt Nam. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Hà Nội, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung Ma Kết, cầm tinh con (giáp) rồng (Canh Thìn 1940). Phạm Tiến Duật xếp hạng nổi tiếng thứ 57613 trên thế giới và thứ 395 trong danh sách Nhà thơ nổi tiếng.
Tiểu sử Nhà thơ Phạm Tiến Duật
Phạm Tiến Duật là một nhà thơ Việt Nam tiêu biểu trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Ông là thành viên của Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1970, sau khi đoạt giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ. Nhà thơ Phạm Tiến Duật được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001, đến năm 2012 thì nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật. Ông đã được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký lệnh tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì vào ngày 19 tháng 11 năm 2007.
Khi tham gia chiến đấu chủ yếu trên tuyến đường Trường Sơn, ông sáng tác rất nhiều tác phẩm thơ nổi tiếng. Chính vì vậy, ông được ca tụng là "con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại" hay "cây săng lẻ của rừng già", "nhà thơ lớn nhất thời chống Mỹ". Thơ của ông thường mang gia giọng điệu sôi sổi, trẻ khỏe mà tinh nghịch, điển hình là tác phẩm "Trường Sơn đông, Trường Sơn tây".
Sau khi đất nước thống nhất, Phạm Tiến Duật về sống tại Hà Nội. Ông từng đảm nhiệm vị trí Phó trưởng Ban Đối ngoại Hội Nhà văn Việt Nam. Ông còn là người dẫn chương trình của một chương trình dành cho người cao tuổi của Đài Truyền hình Việt Nam.
Nhà thơ Phạm Tiến Duật qua đời lúc 08:50, ngày 04 tháng 12 năm 2007, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, sau thời gian chống chọi với căn bệnh ung thư phổi.
Những tác phẩm chính:
- Vầng trăng quầng lửa (thơ, 1970), nổi tiếng nhất với tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"
- Ở hai đầu núi (thơ, 1981)
- Vầng trăng và những quầng lửa (thơ, 1983)
- Thơ một chặng đường (tập tuyển, 1994)
- Nhóm lửa (thơ, 1996)
- Tiếng bom và tiếng chuông chùa (trường ca, 1997)
- Tuyển tập Phạm Tiến Duật (in xong đợt đầu ngày 17-11-2007, khi Phạm Tiến Duật đang ốm nặng)
Phạm Tiến Duật thời trẻ
Ông tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, ông nhập ngũ, sống và chiến đấu chủ yếu trên tuyến đường Trường Sơn.
Chiến tranh kết thúc, ông về làm việc tại Ban Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam.
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Phạm Tiến Duật được TimDapAnchia sẻ trên đây gồm các nội dung tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, phong cách văn học và đóng góp cho nền văn học. Chúc các bạn học tốt mời các bạn tham khảo thêm những sáng tác của nhà thơ Phạm Tiến Duật
- Soạn Văn 9: Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Soạn bài lớp 9: Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Phân tích bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật
.......................................................................
Ngoài Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 9, soạn bài 9 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt