Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của danh nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm
Danh nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm
TimDapAnxin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng các bạn bài viết về sự nghiệp và cuộc đời của danh nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm được trích dẫn qua tác phẩm "Nhàn" nằm trong chương trình Ngữ văn lớp 11 để tìm hiểu và tham khảo giúp chúng ta hiểu rõ và cuộc đời ông và các tác phẩm nổi tiếng để học tốt môn Ngữ văn.
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà phê bình văn học Hoài Thanh
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả Phạm Ngũ Lão
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của danh nhân Nguyễn Trung Ngạn
Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà thơ lớn, không chỉ của thế kỷ XVI. Tác phẩm của ông có ảnh hưởng sâu rộng, tác động tích cực vào đời sống tinh thần của nhân dân và góp phần thúc đẩy sự phát triển của tiến trình văn học dân tộc. Về thơ chữ Hán, ông có Bạch Vân am thi tập, theo ông cho biết là có khoảng một nghìn bài, nay còn lại khoảng 800 bài. Trong bài viết này TimDapAnsẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp sáng tác cũng như những tác phẩm tiêu biểu của danh nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Tóm tắt lý lịch Nguyễn Bỉnh Khiêm
Danh nhân lịch sử Việt Nam Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh ngày ?-?-1491 tại Thành phố Hải Phòng, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung (chưa rõ), cầm tinh con (giáp) lợn (Tân Hợi 1491). Nguyễn Bỉnh Khiêm xếp hạng nổi tiếng thứ 77752 trên thế giới và thứ 24 trong danh sách Danh nhân lịch sử Việt Nam nổi tiếng.
Tiểu sử danh nhân lịch sử Việt Nam Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nguyễn Bỉnh Khiêm tên khai sinh là Nguyễn Văn Đạt. Nguyễn Bỉnh Khiêm xuất thân trong gia đình vọng tộc, có học vấn ông là cháu ngoại của quan thượng thư Nhữ Văn Lan, cha, mẹ ông đều là những người có văn tài học hành nên từ nhỏ ông đã hấp thụ truyền thống gia giáo kỷ cương. Cha là Nguyễn Văn Định, sinh viên trường Quốc Tử giám, nhưng không ra làm quan, về quê dạy học, lấy bút danh là Cù Xuyên tiên sinh. Mẹ là Nhữ Thị Thục.
Nguyễn Bỉnh Khiêm theo học Đinh Nguyên nhãn Lương Đắc Bằng. Với trí tuệ giỏi giang, thông minh từ nhỏ, lại gặp thầy giỏi nên Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm thành tài năng kiệt xuất nổi tiếng. Và sau này, tài học vấn uyên thâm của ông đã vượt xa thầy. Năm 1534, Nguyễn Bỉnh Khiêm đỗ đầu kỳ thi hương, ngay sau đó, năm 1535 ông đã đỗ đầu tiếp hai kỳ th hội, thi Đình. Nguyễn Bỉnh Khiêm được vua Mạc phong tước Trình Tuyên Hầu nên thường được mọi người gọi là Trạng Trình. Năm 53 tuổi, Nguyễn Bỉnh Khiêm cáo quan về nghỉ hưu, lập nên am Bạch Vân, lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ.
Năm 1542, khi quyền thần lũng loạn triều đình, Nguyễn Bỉnh Khiêm liền dâng sớ đòi chém 18 viên quan to cậy thế làm càn nhưng không được vua đồng ý. Ông liền từ bỏ chức quan, lui về quê dạy học. Học trò về học với ông rất đông và nhiều người trở thành nhân tài của đất nước. Mặc dù về quê nhưng các vua nhà Mạc vẫn rất kính trọng ông, xem ông như thầy và thường sai sứ đến tận nơi hỏi mưu kế. Tương truyền, ông còn là một nhà tiên tri, tác giả của nhiều lời sấm. Nhà Mạc, nhà Trịnh, nhà Nguyễn đều thi nhau đến xin lời khuyên của ông để dựng nước.
Đến năm 1585, Nguyễn Bỉnh Khiêm lâm bệnh nặng. Khi ông qua đời, nhà vua cử phụ chính đại thần về úy tế, dựng đền thờ và tự tay nhà vua viết biên đề.
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã để lại những tác phẩm như:
- Tập thơ Bạch Vân bao gồm hàng trăm bài thơ chữ Hán còn lại
- Tập Trình quốc công Bạch vân thi tập
- Tập Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập