Lễ cúng Giao thừa gồm những gì?

Bùi Thế Hiển
Admin 07 Tháng một, 2023

Lễ cúng Giao thừa gồm những gì? mâm cúng giao thừa ngoài trời, trong nhà, mâm cúng giao thừa 3 miền,....

Lễ cúng Giao thừa gồm những gì?

1. Ý nghĩa của lễ Giao thừa (Lễ Trừ tịch)

Lễ Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ chuẩn bị bước qua năm mới. Với ý nghĩa để lại những cái cũ, những cái xui và bắt đầu một năm mới thì ta làm lễ Trừ tịch.

Lễ Trừ tịch còn có ý để "trừ khử ma quỷ" đó cũng là ý nghĩa của từ "trừ tịch". Vì thời điểm trừ khử vận xui và đón mừng những điều mới xảy ra ngay vào lúc Giao thừa nên còn được gọi là lễ Giao thừa. Theo dân gian lưu truyền thì mỗi một năm đều có một ông (thần) coi khiển việc nhân gian, hết năm thì ông này bàn giao lại cho ông kia cho nên ta sẽ cúng để tiễn ông cũ và đón ông mới.

Lễ Trừ tịch (lễ Giao thừa) được tiến hành cúng ở ngoài trời vì người xưa hình dung trong lúc cựu vương hành khiển bàn giao trách nhiệm trông coi việc nhân gian cho tân vương luôn có quân đi, quân về trong không trung tấp nập. Do đó việc cúng ngoài trời sẽ giúp "lễ trừ khử tà ma" linh thiêng hơn.

Giây phút cúng Giao thừa của các gia đình với hoa quả,xôi gà, bánh trái sẽ được thực hiện ngoài trời, với lòng thành khẩn tiễn người nhà trời cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới cai quản nhân gian trong năm mới.

Cũng vì ý nghĩa việc bàn giao của nhà trời diễn ra trong khẩn trương nên các vị không thế khề khà mâm bát trong nhà được và vì thế sẽ không thể chứng giám lòng thành khẩn của gia chủ.

Lễ cúng Giao thừa gồm những gì?

2. Cúng giao thừa gồm những gì

Lễ cúng giao thừa là một trong những lễ quan trọng nhất trong năm. Lễ cúng giao thừa gồm có 2 lễ đó là lễ cúng ngoài trời và lễ cúng trong nhà. Mỗi lễ cúng sẽ có mâm cỗ cúng giao thừa riêng.

2.1 Lễ Cúng giao thừa ngoài trời gồm những gì?

Lễ cúng giao thừa ngoài trời được gọi là lễ cúng tiễn vi thần cựu vương hành khiển (vị thần chịu trách nhiệm coi sóc dân và cai quản hạ giới) của năm cũ đi và đón ông mới về. Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời gồm có gà trống tơ luộc (có những nơi dùng thủ lợn), bánh chưng, đèn hoặc nến, vàng mã, hoa tươi, trầu cau, rượu, trà và một chiếc mũ chuồn hàng mã.

Lưu ý là tất cả các đồ cúng trong mâm cúng giao thừa cần phải được chuẩn bị đầy đủ và bê ra trước giờ giao thừa.

Vào đúng thời điểm giao thừa, người chủ gia đình phải thắp đèn, nến, rót rượu, rồi khấn vái trước án.

Văn khấn có thể viết vào giấy để đọc, sau khi hết 3 tuần hương thì hoá tờ giấy viết văn khấn cùng vàng mã dâng cúng

Với lễ cúng giao thừa ngoài trời, mâm lễ chỉ nên đặt ở hướng Bắc hoặc là hướng Đông tùy theo từng gia đình. Sở dĩ như vậy vì hướng Bắc là hướng để cúng Thượng Đế còn hướng Đông để cúng Thiên Tử là vua.

Tham khảo: Văn khấn giao thừa ngoài trời 2023

2.2 Cúng giao thừa trong nhà gồm những gì?

Lễ cúng giao thừa trong nhà là lễ cúng Thổ Công, vị thần cai quản trong nhà. Mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà tương tự như lễ cúng giao thừa ngoài trời, tuy nhiên sẽ bỏ mũ chuồn. Thường thì ở một số gia đình sẽ có thêm cả các món chè như chè hoa cau, chè kho,… để cúng giao thừa. Tùy theo mỗi vùng miền mà mâm cỗ cúng giao thừa cũng có những sự khác biệt riêng. Nếu như miền Bắc mâm cỗ rất đầy đủ các món mặn, đặc biệt không thể thiếu gà luộc thì miền Nam thì mâm cỗ cúng có thể đơn giản hơn với mâm ngũ quả, hoa cúc vạn thọ, lư hương, hai cây nến, giấy tiền vàng và một quả dừa tươi đã chặt sẵn.

Tùy thuộc vào điều kiện và ý muốn của mỗi gia đình, mâm cỗ cúng trong nhà đêm giao thừa có thể là mâm cỗ mặn, ngọt hoặc cỗ chay.

Mâm cỗ mặn thường có:

  • Bánh chưng
  • Giò
  • Chả
  • Xôi gấc hoặc xôi các loại
  • Gà luộc
  • Rượu

Ngoài những lễ vật trên, mỗi gia đình có thể thêm những món ăn gần gũi và thân thuộc với cuộc sống hằng ngày của nhà mình.

Ngoài ra, tùy thuộc vào mỗi vùng miền, những món mặn được bày cúng trên bàn thờ trong những cũng mang những nét đặc trưng riêng.

Mâm cỗ ngọt thường gồm:

  • Bánh kẹo
  • Các loại mứt tết
  • Hoa
  • Đèn/nến
  • Hương

Sau khi cung kính bày lễ lên bàn thờ thì đốt nến (đèn), thắp nén hương thơm và thành kính cầu khấn.

Tham khảo: Văn khấn giao thừa trong nhà 2023

2.3 Cúng giao thừa trong bếp

Ngoài 2 mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời và trên bàn thờ trong nhà, một số gia đình còn chuẩn bị mâm cỗ cúng ở bếp để cung thỉnh thần Bếp phù hộ cho gia chủ no ấm trong năm mới.

Mâm cỗ này gồm các loại trái cây như: Na, táo, đu đủ chín, thanh long, sung, mướp đắng (hoặc 5 quả ớt), gạo, muối.

Theo quan niệm dân gian, qua giao thừa, muối, ớt sẽ được ném ra đường với mong muốn mọi điều đen đủi, xui xẻo sẽ được tiêu tan.

Còn đu đủ chín bổ ra ăn hết, quả sung treo chạn bát, gạo mang nấu cơm cúng mùng 1 với mong ước một năm sung túc no đủ.

Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu văn hoá dân gian cũng lưu ý rằng, việc chuẩn bị mâm cao cỗ đầy cúng Giao thừa là tốt nhưng quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm thành kính của gia chủ trước các vị quan thần và tổ tiên bởi từ xưa đến nay vẫn có câu “lễ bạc tâm thành”./.

3. Cách chuẩn bị lễ vật cúng Giao thừa

3.1 Mâm cúng giao thừa miền Bắc gồm những gì?

Mâm cơm cúng giao thừa của các gia đình miền Bắc là những món ăn truyền thống thường xuất hiện trong dịp cuối năm, theo số lượng là 4 bát, 4 đĩa nhưng cỗ cúng lớn thì số lượng tăng lên 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa.

  • Bát bóng nấu thập cẩm
  • Bát móng giò hầm măng
  • Bát mọc
  • Bát miến nấu lòng gà.
  • Đĩa thịt gà luộc
  • Đĩa nem
  • Đĩa nộm
  • Đĩa giò lụa
  • Đĩa giò xào
  • Đĩa hành muối
  • Đĩa bánh chưng.

3.2 Mâm cúng giao thừa miền Trung gồm những gì?

Mâm cúng của người miền Trung thường bao gồm cả bánh chưng và bánh tét cùng với những món ăn truyền thống khác như là:

  • Đĩa giò lụa Huế
  • Đĩa dưa món
  • Đĩa gà bóp rau răm
  • Đĩa thịt đông
  • Đĩa thịt heo luộc
  • Đĩa chả Huế
  • Dưa giá
  • Bát măng khô ninh
  • Bát miến
  • Đĩa ram
  • Đĩa cá chiên, …

3.3 Mâm cúng giao thừa miền Nam gồm những gì?

Các món ăn trong mâm cúng giao thừa của người miền Nam đơn giản hơn rất nhiều chỉ có hương thắp, đèn, hoa, bánh mứt, trà, trái cây,,… với các món ăn quen thuộc như:

  • Canh khổ qua nhồi thịt
  • Canh măng tươi
  • Gỏi tôm thịt
  • Thịt kho hột vịt
  • Củ kiệu
  • Chả giò
  • Dưa giá
  • Bánh tét ăn kèm củ kiệu…

3.4 Mâm lễ mặn cúng giao thừa ngoài trời

  • 1 con gà luộc
  • 1 chiếc bánh chưng hoặc 1 đĩa xôi gấc
  • 1 khoanh giò lụa
  • 1 đĩa hoa quả
  • Vàng mã cúng giao thừa
  • Trầu cau
  • Đèn/nến
  • 1 Đĩa gạo
  • 1 Đĩa muối
  • 1 Chén rượu
  • 1 Chén nước
  • 1 Mũ cánh chuồn
  • 1 Lọ hoa tươi
  • 3-5 nén hương.

Sau khi cúng giao thừa ngoài trời ta tiến hành cúng thổ công (được xem là vị thần cai quản việc trong nhà). Lễ vật cũng chuẩn bị giống lễ trừ tịch nhưng bỏ mũ chuồn ra. Chiều 30 tết ta chuẩn bị bữa cơm tất niên cho gia đình, cách chuẩn bị cơm tất niên ta sẽ chọn những món ăn truyền thống, dưới đây là những món ăn truyền thống trong mâm cơm tất niên, nếu bạn nấu được món nào thì làm món đó (chứ không cần phải làm hết). Ở đây danh sách không có món xào, đúng ra phải có luôn món xào. Các bạn có thể tham khảo thêm cách chuẩn bị mâm cúng Giao thừa để cho lễ Giao thừa được trọn vẹn nhất.

Lễ cúng Giao thừa gồm những gì?

4. Cách viết sớ cúng giao thừa

Phục dĩ

Thượng thừa

Đế mệnh vạn phương chức nhâm hiền tri hạ bảo sinh dân nhất tuế đương hành khiển niên chung lễ tống nguyên đán cung nghênh nghị khổn mạo đầu mạo đầu tôn nhan vọng đạt

Viên hữu:

Việt Nam quốc………………………………

Thượng phụng

Phật thánh cúng dưỡng minh liên tiến lễ giao thừa cầu bình an tăng duyên trường thọ sự

Kim thân

Tín chủ:……………………………………………….

Ngôn niệm thần đẳng khấu sinh trần thế mệnh thụ

Thượng cung hà bao hàm trường dưỡng chi công cao nhiên bảo hộ tu bằng vu

Thánh trạch tư nhân….. niên chung….. niên thủy giao thừa thì khắc huy hoàng cung thiết hương đăng tan quân đáo cựu quan hồi nghênh tống

Lễ nghi kính thành đan khổn cẩn cụ sớ văn kiền thân thượng tấu

Cựu niên … vương hành khiển chí đức tôn thần … tào phán quan

Tân niên… vương hành khiển chí đức tôn thần… tào phán quan

Tôn thần

Phù thủy

Động giám

Đức đại khuôn phù ân hoằng bảo hộ hồi triều

Đế khuyết nguyệt trứ hạn ách vu tha phương lưu phúc nhân gian thường tứ trinh tường vu hộ nội tỷ thần đăng gia môn hưng vượng

Nhân vật bình an nhất thiết sở cầu vạn bàn xưng ý quân mông

Thánh đức cộng mộc hồng ân đãng thần hạ tình bất thắng cảm hà chi chí cẩn sớ

… niên… nguyệt….

Nhật thần khấu thủ bách bái thượng sớ

5. Nghi thức cúng giao thừa

Theo phong tục Việt Nam từ cổ xưa, nhà nhà đều cúng lễ ngoài trời và cúng lễ trong nhà.

Lễ cúng giao thừa ngoài trời gồm: ngũ quả, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, muối gạo, trà, rượu, quần áo và mũ nón mũ thần linh, mâm lễ mặn với thủ lợn luộc, gà trống luộc, xôi, bánh chưng … nếu là phật tử có thể cúng mâm lễ chay. Tất cả được bày lên bàn trang trọng đặt ở trước cửa nhà.

Vào đúng thời điểm giao thừa, người chủ gia đình phải thắp đèn, nến, rót rượu, rót trà, rồi khấn vái trước án.

Văn khấn có thể viết vào giấy để đọc. Sau khi hết 3 tuần hương thì hóa tờ giấy viết văn khấn cùng vàng mã dâng cúng.

Mời các bạn tham khảo các bài văn khấn giao thừa trong nhà và ngoài trời cùng các tài liệu khác liên quan tới chủ đề Tết dưới đây:

6. Những lưu ý khi cúng giao thừa

  • Sau khi thực hiện lễ cúng giao thừa ngoài trời nhằm đón quan Hành khiển mới, tiễn quan Hành khiển cũ thì gia chủ mới làm lễ cúng giao thừa trong nhà.
  • Mâm cúng cần chuẩn bị tươm tất. Mặc dù có thể tùy vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế của từng gia đình để chuẩn bị mâm cúng cho hợp lý tuy nhiên, cũng không nên chuẩn bị quá sơ sài bạn nhé.
  • Tùy phong tục từng vùng miền và địa phương sẽ có mâm cỗ cúng khác nhau nhưng trên cơ bản bạn cần có hương, đèn, trà rượu, muối gạo, hoa quả, xôi, bánh chưng,...
  • Bên cạnh đó, vào đêm cúng giao thừa, người trong gia đình cần hòa thuận, tránh tình trạng cãi vã, to tiếng với nhau, tránh làm đổ vỡ đồ vật...
  • Không nên soi gương vào đêm giao thừa vì quan niệm người xưa cho rằng như vậy có thể nhìn thấy ma quỷ, đồng thời khiến cả năm gặp điều không may.

Trên đây Tìm Đáp Án vừa gửi tới bạn đọc bài viết Lễ cúng Giao thừa gồm những gì?. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu bổ ích nhé. Và còn rất nhiều thông tin khác bổ ích về ngày Tết các bạn có thể tham khảo thêm trên chuyên mục Tết nguyên đán của Tìm Đáp Án.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!