Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng 7

Bùi Thế Hiển
Admin 27 Tháng tám, 2020

Mỗi dịp Rằm tháng 7 nhà nhà chuẩn bị một mâm cơm chay đơn giản thắp hương, thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên, cầu mong những điều an lành và may mắn đến với mọi người. Dưới đây là cách làm mâm cỗ cúng ngày Rằm tháng 7 chuẩn nhất mà người nội trợ nào cũng nên biết!

Theo dân gian lưu truyền, vào khoảng 12h trưa ngày 15/7 âm lịch, tất cả các vong hồn sẽ được thả về nhân giới. Khi đó người dân thường thắp những nén hương thơm tưởng nhớ tới người thân đã khuất và chuẩn bị mâm cúng thiết đãi các vong hồn chưa được siêu thoát. Vì thế mà ngày rằm tháng 7 còn được gọi với cái tên khác là Lễ Vu Lan (tưởng nhớ tới cha mẹ) hoặc ngày Xá tội vong nhân.

Theo giáo lý nhà Phật, cúng rằm tháng bảy gồm các lễ như:

  • Cúng phật.
  • Cúng thần linh.
  • Cúng gia tiên.
  • Cúng thí thực cô hồn và cúng phóng sinh.

Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng rằm tháng 7

1. Mâm cúng Phật Rằm tháng 7

Đồ lễ cúng Phật Rằm tháng 7

Vật thực chay tịnh, không sát mạng chúng sinh để cúng.

Hương: Các loại hương đốt có hương thơm.

+ Hoa: Các loài hoa có hương thơm (không kiêng về tên hoa và số lượng).

+ Trà: Nước trà tỏa hương của sáu vị là đắng, cay, chua, chát, mặn, ngọt là sáu vị nuôi sống tất cả chúng sinh.

+ Quả: Số lượng tùy ý, không kiêng kỵ 2 quả hay 4 quả,… Nên cúng quả đã chín vì có hương từ vị để vong linh thọ hưởng, quả xanh chưa có hương thơm của vị. (Tránh tình trạng biến ban thờ thành chỗ cất đồ).

+ Thực: mâm cơm chay, nếu có xôi chè thì bày cả xôi chè để cúng.

Vị trí đặt lễ: Lễ cúng Phật được đặt ở nơi cao nhất.

Hoa tươi lễ Phật là: hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu... Không dùng các loại hoa tạp, hoa dại khi cúng rằm tháng 7.

Mâm cúng: một mâm cơm chay hoặc một mâm ngũ quả, bó hoa, nhang, đèn cầy,....... để cúng tại nhà.

Khi cúng, tốt nhất là đọc một khóa kinh - kinh Vu Lan - để hiểu rõ về ngày này, hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh. Sau khi cúi đầu lạy Phật, dâng lễ, tạ ơn, cầu xin và hứa nguyện, bạn có thể tụng kinh niệm Phật. Nếu chưa biết tụng kinh niệm Phật thì đọc bài kinh Vu lan được bán rất nhiều hiện nay tại các chùa.

2. Mâm cúng  thần linh Rằm tháng 7

  • Vị trí đặt lễ: Lễ cúng thần linh đặt dưới lễ cúng Phật và trên Lễ cúng gia tiên.
  • Mâm cỗ cúng thần linh bao gồm: Theo tục lệ của người Việt, lễ cúng thần linh thường cúng gà trống để nguyên con và xôi (hoặc bánh chưng bóc hết lá nhưng không cắt thành miếng), lễ đầy đủ phải có thêm rượu, trái cây và bình hoa.
  • Lễ cúng tạ ơn các thần linh và dâng mâm cơm tưởng nhớ ông bà tổ tiên để cầu nguyện cho các vong hồn siêu thoát, cầu bình an cho gia đình.

3. Mâm cúng gia tiên ngày Rằm tháng 7

  • Vị trí đặt lễ: Lễ cúng gia tiên đặt dưới lễ cúng Phật và lễ cũng thần linh.
  • Mâm cỗ cúng gia tiên bao gồm: Lễ cúng gia tiên nên có một mâm cơm, có thể là món mặn, có thể là món chay tùy vào hoàn cảnh và căn cơ của người đang sống. Trên mâm cúng gia tiên bày một mâm cỗ mặn (thường có xôi gấc, gà luộc, các món xào, canh), tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy tượng trưng từ những vật truyền thống (giống như đồ thật) như quần áo, giày dép, áo bào, cung điện, ngựa, các vật dụng trang sức... để cho người cõi Âm có được một cuộc sống tiện nghi giống như người Dương trần.

4. Mâm cúng cô hồn, thí thực cô hồn Rằm tháng 7

Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng rằm tháng 7
Mâm cúng cô hồn

Chuẩn bị mâm cúng:

Mâm cúng này nên đặt ngồi trời hoặc trước cửa chính của nhà và được tổ chức vào buổi chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7 (âm lịch).

Mâm cỗ cúng bao gồm:

- Muối, gạo mỗi thứ 1 đĩa.

- Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ) hoặc cơm vắt: 3 vắt.

- 12 cục đường thẻ.

- Giấy áo, giấy tiền vàng bạc (tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ).

- Bắp rang, khoai lang, ngô, sắn luộc...

- Mía (để nguyên vỏ và chặt từng khúc nhỏ độ 15 cm).

- Bánh, kẹo, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).

- 3 ly nước nhỏ, 3 cây nhang, 2 cây nến.

Muối và gạo sau khi cúng xong phải rải xuống đường mang ý nghĩa tiễn cô hồn.

Chú ý: Không cúng xôi, gà. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời.

Trong các mâm cúng trên thì mâm cúng cô hồn được đặc biệt chú ý hơn cả bởi người ta còn lo lắng nếu chuẩn bị không tốt, không đúng có thể rước vong về nhà.

5. Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 ngon

Sau đây là một số mẫu mâm cúng Rằm tháng 7 đơn giản mà vẫn thể hiện được tính trang trọng các bạn có thể tham khảo để chuẩn bị cho Rằm tháng 7.

Chị em chia sẻ mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 nhiều màu sắc ngập tràn mạng xã hội - 1

Chị em chia sẻ mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 nhiều màu sắc ngập tràn mạng xã hội - 6

Chị em chia sẻ mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 nhiều màu sắc ngập tràn mạng xã hội - 7

Chị em chia sẻ mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 nhiều màu sắc ngập tràn mạng xã hội - 8

Chị em chia sẻ mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 nhiều màu sắc ngập tràn mạng xã hội - 9

Chị em chia sẻ mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 nhiều màu sắc ngập tràn mạng xã hội - 13

Chị em chia sẻ mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 nhiều màu sắc ngập tràn mạng xã hội - 14

Chị em chia sẻ mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 nhiều màu sắc ngập tràn mạng xã hội - 20

Gợi ý làm mâm cơm chay cúng Rằm tháng 7:

1. Nem rau củ

Nguyên liệu:

  • 1 củ cà rốt, 1 củ khoai tây, 1 củ khoai lang.
  • 3 tai nấm mèo, 10 cái nấm hương.
  • 50g miến khô.
  • 1 tập bánh đa đậu xanh.
  • 1 thìa cà phê bơ thực vật.

Cách làm:

  • Cà rốt, khoai tây rửa sạch, gọt vỏ, bảo nhỏ. Nấm tai mèo, nấm hương ngâm cho nở, cắt gốc, rửa sạch, thái chỉ. Miến ngâm vào nước lạnh cho mềm rồi cắt khúc khoảng 3cm.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào bát to, nêm đường, mì chính, theo khẩu vị của gia đình, trộn đều các nguyên liệu với nhau. Ướp 15 phút rồi đem cuộn với bánh đa đậu xanh.
  • Bắc chảo dầu lên bếp, cho 1 thìa cà phê bơ thực vật để tao hương thơm và nem có màu vàng đẹp. Rán nem trong lửa liu riu, khi nem chín ròn thì vớt ra, dựng nem đứng trong bát tô có lót giấy thấm dầu.

2. Miến trộn

Nguyên liệu:

  • 250g miến.
  • 5 nấm tai mèo.
  • 50g đậu phộng trắng.
  • 1 củ cà rốt.
  • 1 thìa canh cà phê lạc giã nhỏ.

Cách làm:

  • Nấm mèo ngâm nước ấm cho nở, cắt gốc, rửa sạch lại bằng nước lạnh và thái chỉ.
  • Vo sạch miến trong nước lạnh, bắc nồi nước lên bếp đun sôi rồi tắt lửa, cho miến vào ngâm khoảng 3-5 phút. Tùy loại miến mà thời gian ngâm khác nhau, khi miến nở vừa tới (chín nhưng không quá mềm) thì đổ miến ra rổ, rửa qua bằng nước lọc rồi dùng đũa xóc đến khi ráo nước thì miến sẽ tươi ngon. Dùng kéo cắt miến thành đoạn 10cm.
  • Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, bào sợi.
  • Đậu phụ cắt lát mỏng, rán vàng rồi dùng kéo cắt sợi chỉ.
  • Bắc chảo lên bếp, cho cà rốt, nấm mèo vào xào, thêm tí nước lạnh vào để không bị cháy chảo, nêm muối đường vừa ăn. Khi cà rốt và nấm mèo chín tới, cho mì chính vào đảo đều rồi cho miến vào dùng đũa xóc đều.
  • Gắp miến trộn ra đĩa, rải đậu phụ lên trên, sau cùng là lạc và rau thơm.

3. Rau củ luộc

Nguyên liệu:

  • 1 củ cà rốt, 200g đậu rồng, 1 bó cài thìa, 1 quả bí ngòi, 150g đậu bắp (có thể thay thế bằng các loại rau củ khác nếu thích).
  • Đường, nước tương, ớt.

Cách làm:

  • Cà rốt, bí ngòi gọt vỏ, đầu rồng, đậu bắp thái khúc, cải thìa tách từng lá, tất cả rửa sạch với nước muối rồi rửa qua lại với nước sạch.
  • Đun nóng nước sôi, cho rau củ vào luộc chín.
  • Pha ít nước tương với đường, ớt để làm nước chấm ăn kèm rau củ. Bạn có thể thay thế bằng nước chấm chao nêu thích.

Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng rằm tháng 7
Mâm cơm chay cúng rằm tháng 7

4. Chả mực chay

Nguyên liệu:

  • Nấm sò tươi: 300g.
  • Su hào, cà rốt: 1 củ.
  • Bột mì, bột gạo: 1 thìa canh.
  • Bột ngô: 1 thìa canh.
  • Gia vị, bột nêm rau củ, gia vị vừa ăn.
  • Thì là: 2 mớ.
  • Hành tây: 1 củ.

Cách làm:

  • Nấm sò chọn loại gốc tơ cơ gần ngón tay út rửa sạch, để ráo, cắt phần đầu riêng. Phần cuống lấy 1 ít tước đôi, 1 ít để xắt khúc cỡ 1-1,2cm. Su hào, cà rốt, bổ miếng cho 1 ít nước vào luộc nhừ để lấy nước ngọt, để nguội. Thì là rửa sạch, để ráo, cắt nhỏ, hành tây cắt hạt lựu.
  • Hòa 2 thìa bột mì, 2 thìa bột gạo, 1 thìa bột ngô cùng nước rau củ trên lượng sền sệt nhưng bột nhúng tôm mực. Trộn thì là, hành tây xắt nhỏ, hạt tiêu và thêm gia vị vừa ăn.
  • Đặt chảo lên bếp, cho dầu đủ rán nổi như rán chả mực thật. Trộn nấm đã xắt khúc và tước đôi lúc tước vào rồi rán vàng, vớt ra thấm dầu rồi bày lên đĩa.

5. Canh nấm hạt sen

Nguyên liệu:

  • Hạt sen : 50g.
  • Nấm hương tươi: 50g.
  • Nấm linh chi tươi: 50g.
  • Cà rốt: 1/2 củ.
  • Đậu non: 1 miếng.
  • Rau mùi.
  • Gia vị: bột canh, hạt nêm từ nấm hương, hạt sen, tiêu.

Cách làm:

  • Hạt sen rửa sạch, để ráo. Nếu hạt sen chưa được thông tâm thì bạn nhớ thông tâm để hạt sen không bị đắng. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, tỉa hoa, cắt miếng khoảng 1cm. Nấm hương, nấm linh chi nhặt sạch, rửa sạch, vớt ra để ráo. Đậu phụ non: thái miếng nhỏ vừa ăn. Rau mùi: nhặt và rửa sạch, đem thái rối.
  • Bắc nồi nhỏ lên bếp, cho hạt sen vào nồi rồi đổ nước lạnh vào. Đun sôi rồi hạ nhỏ lửa, đun liu riu cho đến khi hạt sen chín mềm. Nêm nếm chút hạt nêm và bột canh vào.
  • Hạt sen mềm, cho nấm linh chi, nấm hương vào đun khoảng 6-7 phút, tiếp đến là cà rốt và đun chín mềm. Cuối cùng, cho đậu phụ non vào, nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Đun thêm 1-2 phút rồi cho hạt tiêu vào, tắt bếp.

6. Xôi vò hạt sen

Nguyên liệu:

  • Gạo nếp non: 0,5kg.
  • Đậu xanh: 0,8kg.
  • Hạt sen: 0,2kg.
  • Muối, dầu ăn thực vật.

Cách làm:

  • Hạt sen ninh nhỏ lửa đến khi hạt se bở thì vớt ra, đậu xanh cũng ngâm nở rồi đem đồ chín. Nếu nấu đậu xanh bằng nồi cơm điện thì không cần phải ngâm trước, hạt đậu xanh khi chín phải khô, bở, không bị nát hoặc còn ướt.
  • Cho đậu xanh vào cối giã nhuyễn. Gạo nếp ngâm nở, đãi sạch, xóc qua với chút muối rồi để cho ráo nước. Sau đó trộn gạo thật đều với 1 thìa canh dầu ăn. Tiếp đó là trộn gạo với 1/2 số đậu xanh đã giã. Đun nước thật sôi mới cho gạo vào đồ chín như cách đồ xôi thông thường.
  • Khi xôi chín, bạn phải nhanh tay đổ xôi ra một dụng cụ đựng tương đối rộng rồi cho nốt 1/2 số đậu xanh còn lại vào, vừa trộn vừa dùng tay xoa - vò cho các hạt xôi tơi ra. Khi xôi đã tương đối tơi các bạn mới cho hạt sen vào.

7. Nộm gà xé phay giòn mát

Cách làm mâm cơm cúng rằm tháng 7

Bên cạnh những món nem, giò chả dễ gây ngán trong mâm cỗ cúng Rằm tháng 7, người Việt không thể thiếu món rau nộm. Nộm có nhiều khúc biến tấu khác nhau: nộm rau muống, hoa chuối, su hào.... nhưng tựu chung đều rất đơn giản, dễ làm và rất được ưa chuộng trong mâm cỗ cúng tổ tiên.

Với cách làm nộm gà xé phay ngon, bạn sẽ có ngay món ngon đặt trên mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 cho gia đình. Cách làm gà xé phay không khó chút nào cả, bạn hãy làm món gà xé phay này để mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 của gia đình thêm tươm tất nha.

Với cách làm nộm gà xé phay ngon, bạn sẽ có ngay món ngon ngày rằm tháng 7 cho gia đình.

Chuẩn bị nguyên liệu làm nộm gà:

  • 1 con gà khoảng 1kg - 1,2kg
  • 1/4 bắp cải
  • 1 củ hành tây
  • Rau răm thái nhỏ
  • 1 ít đậu phụng rang vàng
  • 2 trái ớt sừng thái hạt lựu nhỏ (loại ớt này không cay nhưng ăn rất giòn)
  • 2 trái ớt nhỏ băm
  • 2 tép tỏi băm
  • 3 muỗng canh nước mắm, 2,5 muỗng canh đường
  • Nước cốt 1 quả chanh

Cách làm nộm gà xé phay:

1. Gà mua về làm sạch. Sau đó bạn cho gà vào luộc. Bạn đổ nước lạnh xâm xấp ngập con gà, sau đó cho vào nước 1 thìa muối cùng mấy lát gừng và củ hành tím đã đập dập.

Đun thịt gà lửa to trong vòng 5 - 10 phút, đến khi nước sôi, không nên để sôi sùng sục để tránh làm rách da gà. Sau đó bạn vặn lửa nhỏ và đun gà trong khoảng 20 phút nữa. Tắt bếp và ngâm gà trong nồi khoảng 30 phút nữa mới vớt gà ra nhé! Cách luộc gà này sẽ giúp thịt gà thơm ngon, dai dai rất thích.

2. Bắp cải thái sợi thật nhỏ. Hành tây thái mỏng cho vào chén có pha 2 muỗng canh giấm + 1 muỗng canh đường + 1/2 muỗng cà phê muối. Trộn đều, sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh. Khi nào trộn gỏi thì mới lấy ra. Nếu sợ thái hành tây bị cay mắt, bạn có thể nhai kẹo cao su trong lúc thái hoặc để hành tây vào tủ lạnh khoảng 30 phút rồi lấy ra thái sẽ hết cay mắt nhé!

Pha hỗn hợp trộn gỏi gà xé phay như sau: 3 muỗng nước mắm + 2 muỗng nước cốt chanh + 2.5 muỗng đường cho vào chén hoà tan, sau đó cho ớt sừng + ớt băm + tỏi băm vào trộn đều. Cách pha hỗn hợp trộn gỏi này sẽ có hương vị chua chua ngọt ngọt, rất dễ ăn cho món gà xé phay.

3. Gà luộc xong, bạn để nguội rồi xé thịt gà thành những miếng nhỏ theo thớ. Bạn nên xé to miếng gà một chút, nếu xé quá nhỏ sẽ không cảm nhận thấy vị ngon ngọt của thịt gà khi thưởng thức.

4. Sau đó bạn cho gà đã xé phay cho vào âu cùng bắp cải, hành tây trộn đều. Cuối cùng bạn rưới hỗn hợp nước mắm pha trộn đều. Sau đó mới cho rau răm + đậu phụng trộn lại lần nữa là xong. Bạn nhớ nếm lại cho vừa khẩu vị với gia đình nhé!

7. Món tráng miệng: Bát chè sen long nhãn thanh lọc cơ thể

Cách làm mâm cơm cúng rằm tháng 7

Nhãn đang vào mùa, bạn hãy nấu món chè sen long nhãn thơm mát để dâng cúng tổ tiên nhé! Chắc chắn hương vị mát lành của bát chè sen long nhãn không chỉ khiến mâm cỗ gia đình thêm thanh tịnh mà còn giúp gia đình giải nhiệt trong những ngày nắng nóng nhé! Đây cũng chính là món cuối cùng trong 7 món nhất định phải có trong mâm cỗ cúng Rằm tháng 7.

Nguyên liệu:

  • 0.5kg nhãn tươi
  • 2 lạng hạt sen
  • Nước, đường: vừa miệng ăn

Cách nấu chè hạt sen long nhãn:

1. Nhãn bóc vỏ, bỏ hạt. Bạn bóc cẩn thận tránh làm rách thịt quả nhãn nhé!

2. Hạt sen rửa sạch, bỏ tâm sen và lớp vỏ lụa rồi cho vào nồi cùng nước sạch, ninh cho chín.

3. Khi hạt sen chín, bạn cho từng hạt sen vào giữa thịt quả nhãn đã bóc.

4. Làm cho đến khi hết hạt sen hoặc nhãn, phần còn lại bạn để lại trong nồi. Nêm nếm lượng đường cho vừa miệng.

5. Thả toàn bộ hạt sen long nhãn vào nồi, đun sôi lại rồi tắt bếp. Để chè nguội.

6. Múc chè ra bát, thêm đá hoặc ăn khi chè nguội đều được. Chè hạt sen long nhãn là món ẩm thực tinh tế và thanh tao của người Việt. Chè hạt sen long nhãn rất bổ dưỡng, giúp con người giải nhiệt, giải độc và thanh lọc cho cơ thể. Món chè này không nên nấu quá ngọt, bởi chè chỉ cần ngọt mát nên sẽ thưởng thức được vị ngọt tự nhiên của nhãn và độ bùi của hạt sen. Mâm cỗ cúng rằm, bạn nhớ nấu bát chè sen long nhãn để dâng cúng tổ tiên nhé!

Ngày nay, cuộc sống bận rộn, các nét truyền thống dù không bị mất đi nhiều nhưng cũng dần thay đổi hợp với xu hướng hiện đại. Mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 truyền thống ngày nay không chỉ có những món thuần Việt mà còn du nhập thêm các món ăn từ nền văn hóa khác.

Tuy nhiên, những món ăn chính như đĩa xôi, giò lụa, gà luộc, nem, nộm, miến nấu và thêm một đĩa xào...vẫn luôn đủ đầy, để tiếp nối giá trị ngàn năm. Vì vậy, dù bận rộn đến đâu, những đứa con đi xa làm ăn vẫn luôn hướng về và trở về ngày đoàn viên trong ngày Rằm tháng 7, để tụ họp đông đủ gia đình, thành kính dâng hương với tổ tiên.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!