Hợp đồng tương lai là gì?
- 1. Hợp đồng tương lai là gì ?
- 2. Có những loại hợp đồng tương lai nào?
- 3. Những điều cần biết về hợp đồng tương lai
- Thoát khỏi một vị thế (closing out positions):
- Chuẩn hóa nội dung của hợp đồng tương lai:
- Chuẩn hóa về tài sản cơ sở:
- Chuẩn hóa về khối lượng giao dịch:
- Chuẩn hóa địa điểm giao hàng
- Chuẩn hóa thời gian giao hàng
- Giá tương lai tiệm cận giá giao ngay trong ngày giao hàng:
- Ký quỹ (margin) cho hợp đồng tương lai và định giá lại hợp đồng tương lai theo giá giao dịch vào cuối mỗi ngày (marked to market):
- Thế chấp hợp đồng kỳ hạn trên thị trường OTC
- Giao hàng
- Kết quả giao dịch hợp đồng tương lai
- 4. Đặc điểm của hợp đồng tương lai
- 5. Những điểm nổi bật của hợp đồng tương lai
- 6. Rủi ro khi đầu tư vào hợp đồng tương lai
- 7. Bạn cần làm gì nếu muốn bắt đầu đầu tư hợp đồng tương lai
- 8. Phòng vệ rủi ro sử dụng hợp đồng tương lai
- Basis risk:
- 8.4. Phòng vệ chéo - cross hedging
- 9. Phương pháp định giá hợp đồng tương lai
- 10. Cách tính giá hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai đã và đang trở thành một công cụ tài chính nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư hiện nay. Vậy hợp đồng tương lai là gì, có những loại hợp đồng tương lai nào, chúng ta cùng đi tìm hiểu.
1. Hợp đồng tương lai là gì ?
Theo quan điểm tài chính hợp đồng tương lai là một hợp đồng được chuẩn hóa giữa bên mua và bên bán nhằm trao đổi một tài sản cụ thể có chất lượng và khối lượng chuẩn hóa với giá thỏa thuận hôm nay (gọi là giá tương lai) nhưng lại được giao hàng vào một thời điểm cụ thể trong tương lai (hay gọi là ngày giao hàng).
- Hợp đồng tương lai là những hợp đồng được chuẩn hoá (về loại tài sản cơ sở mua bán, số lượng các đơn vị tài sản cơ sở mua bán, thể thức thanh toán, kỳ hạn…).
- Hợp đồng tương lai được thỏa thuận và mua bán thông qua người môi giới.
- Hợp đồng tương lai được mua bán trên thị trường tập trung.
- Hợp đồng tương lai được tính hàng ngày theo giá thị trường (market to market daily).
Ví dụ:
Tháng 1/2019 công ty A ký một hợp đồng tương lai với công ty B, đến thời điểm tháng 12/2019: Công ty A sẽ bán cho công ty B 10 tấn cà phê với giá 30.000đ/1kg. Vậy đến tháng 12/2019 Công ty A sẽ có trách nhiệm bàn giao cho công ty B 30 tấn cà phê với giá 30.000đ/1kg. Bất kể lúc này giá cà phê trên thị trường là bao nhiêu (có thể 27.000/1kg hay 33.000đ/ 1kg)
2. Có những loại hợp đồng tương lai nào?
Tài sản thường là căn cứ để phân loại hợp đồng tương lai (ví dụ: chỉ số cổ phiếu, hàng hóa cơ bản, trái phiếu, tiền tệ, …) cho hợp đồng.
2.1. Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu
Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu là loại hợp đồng tương lai có tài sản cơ sở là chỉ số cổ phiếu. Các chỉ số cổ phiếu được chọn có thể là chỉ số chung của ngành, của thị trường hay chỉ số được tính từ một nhóm cổ phiếu nào đó.
Các hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu sẽ được thanh toán toàn bộ bằng tiền khi đáo hạn, hay nói cách khác sẽ không diễn ra sự chuyển giao danh mục cổ phiếu thuộc nhóm cổ phiếu cấu thành chỉ số cơ sở giữa các bên tham gia hợp đồng.
2.2. Hợp đồng tương lai cổ phiếu
Là loại hợp đồng được cấu thành cho từng cổ phiếu riêng lẻ. Cổ phiếu cơ sở của hợp đồng là những cổ phiếu đã được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán. Những cổ phiếu này đã phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn của sở giao dịch chứng khoán và có tính thanh khoản trên thị trường.
2.3. Hợp đồng tương lai hàng hóa cơ bản
Loại hợp đồng này áp dụng đối với các hàng hóa hiện hữu như: kim loại, nông sản (các loại ngũ cốc, bột, dầu, gia súc, thịt gia súc, gỗ, bông, cà phê, ca cao… ), dầu mỏ, năng lượng (dầu nóng, dầu thô, khí thiên nhiên, xăng không chì, than, propane và điện…) khoáng sản (kim loại gồm vàng, bạc, nhôm, platinum, palladium, chì, niken, thiếc, kẽm và đồng).
Đối với các hợp đồng tương lai hàng hóa cơ bản đều được áp dụng phương thức chuyển giao hàng hóa (tài sản) khi đáo hạn.
2.4. Hợp đồng tương lai tiền tệ
Nhu cầu mua bán ngoại tệ vẫn diễn ra hàng ngày, nhưng là khi người mua có nhu cầu mua sẽ gặp người bán để thỏa thuận một mức giá phù hợp và tiến hành hoạt động mua/bán ngay sau đó. Nhưng đối với hợp đồng tương lai thì việc mua bán tiền tệ sẽ được thực hiện trong thời điểm tương lai khi đến hạn của hợp đồng.
Các đồng tiền được giao dịch trong hợp đồng tương lai cũng rất đang dạng: Đồng đô la mỹ, đồng bảng Anh, đồng đô la Úc, đồng real Brazil, đồng yên Nhật, đồng đôla Canada, đồng franc Thụy Sỹ, đồng Euro…Hợp đồng tương lai tiền tệ có thể giúp nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro hoặc tìm kiếm lợi nhuận từ những biến động của tỷ giá hối đoái.
2.5. Hợp đồng tương lai lãi suất
Hợp đồng tương lai lãi suất thường được sử dụng để đối phó với những biến động của lãi suất ngắn hạn (kỳ hạn dưới 1 năm) Theo đó, ở hợp đồng tương lai lãi suất cơ sở thường thấy bao gồm tín phiếu kho bạc, các khoản tiền gửi.
2.6. Hợp đồng tương lai trái phiếu
Hợp đồng tương lai trái phiếu thường gắn liền với thị trường công cụ nợ kỳ hạn từ 1 năm trở lên. Tương tự như hợp đồng tương lai lãi suất,nhưng có điểm khác biệt là hợp đường tương lai trái phiếu áp dụng với tài sản cơ sở có kỳ hạn dài trên 1 năm.
Với hợp đồng tương lai trái phiếu, tài sản cơ sở thường là trái phiếu chính phủ.
3. Những điều cần biết về hợp đồng tương lai
Ví dụ về cơ chế giao dịch hợp đồng tương lai:
Một nhà đầu tư muốn mua 5000 tấn bông thời hạn tháng 12. Liên lạc với nhà môi giới. Nhà môi giới sẽ phát tín hiệu mua 1 hợp đồng tương lai bông thời hạn tháng 12.
Nhà môi giới khác, cũng nhận được một yêu cầu của khách hàng bán 5000 tấn bông thời hạn tháng 12. Phát tín hiệu bán 1 hợp đồng tương lai bông, thời hạn tháng 12.
Cơ chế giao dịch truyền thống (open outcry system): các nhà môi giới sẽ gặp trực tiếp để quyết định giá giao dịch.
Cơ chế giao dịch điện tử, hệ thống máy tính sẽ so sánh cung và cầu và xác định giá giao dịch.
Giá giao dịch trong hợp đồng tương lai sẽ được quyết định bởi lượng cung và cầu.
Một số khái niệm cơ bản:
Thoát khỏi một vị thế (closing out positions):
- Phần lớn hợp đồng tương lai không dẫn đến việc giao hàng như đã ký kết.
- Người mua và người bán thường thoát khỏi vị thế của mình bằng cách ký một vị thế hoàn toàn ngược lại trước khi đến hạn giao hàng. Hai vị thế mua và bán cùng một thời hạn này sẽ triệt tiêu vị thế của nhà đầu tư.
Chuẩn hóa nội dung của hợp đồng tương lai:
Hợp đồng tương lai được chuẩn hóa về:
+ Hàng hóa được giao dịch (tài sản cơ sở)
+ Khối lượng giao dịch
+ Địa điểm và thời gian giao hàng
+ Cách yết giá, biên độ giao động giá, giới hạn trị giá giao dịch của mỗi vị thế nhằm hạn chế sự thay đổi giá quá lớn do những hành vi đầu cơ
Chuẩn hóa về tài sản cơ sở:
- Sở giao dịch hàng hóa tương lai thường chuẩn hóa quy cách chất lượng của hàng hóa giao dịch.
- Đối với các hàng hóa cơ sở là các tài sản tài chính, việc chuẩn hóa thường đơn giản hơn.
Chuẩn hóa về khối lượng giao dịch:
Sở giao dịch chuẩn hóa khối lượng hàng hóa sẽ được giao dịch tương ứng với một hợp đồng tương lai.
Ví dụ: trên CBOT một hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ có khối lượng hàng hóa cơ sở tương ứng 100.000 USD mệnh giá.
Trên CME, hợp đồng tương lai chỉ số NASDAQ có khối lượng hàng hóa cơ sở tương ứng 20 lần chỉ số chứng khoán NASDAQ 100, các hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán có khối lượng tài sản cơ sở tương ứng 100 lần chỉ số chứng khoán.
Chuẩn hóa địa điểm giao hàng
Là nhân tố quan trọng đối với mỗi bên tham gia hợp đồng tương lai vì liên quan đến chi phí vận chuyển
Trong trường hợp có nhiều địa điểm giao hàng mà bên bán có thể lựa chọn giá trị của hợp đồng có thể bị điều chỉnh tương ứng với địa điểm và vị thế bán lựa chọn
Chuẩn hóa thời gian giao hàng
Được chuẩn hóa bằng các tháng giao hàng. Sở giao dịch có thể quy định cụ thể khoảng thời gian nào trong tháng là thời gian giao hàng.
Tháng giao hàng tùy thuộc vào mỗi loại hàng hóa cơ sở, được chuẩn hóa bởi sở giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu của người tham gia giao dịch.
Ví dụ: hợp đồng tương lai bắp, giao dịch trên CBOT có các tháng giao hàng là tháng 3, tháng 5, tháng 9 và tháng 12.
Giá tương lai tiệm cận giá giao ngay trong ngày giao hàng:
- Khi thời hạn giao hàng càng tiến gần, giá tương lai sẽ tiến gần đến giá giao ngay. Và vào ngày giao hàng, hai loại giá này sẽ hoàn toàn bằng nhau. Vì nếu xảy ra sự khác biệt giữa giá giao ngay và giá tương lai, nhà đầu tư có thể tận dụng cơ hội này để đầu cơ ăn chênh lệch giá (arbitrage opportunity).
-
Ví dụ: vào ngày giao hàng, giá tương lai của 100oz vàng là 1000 USD, trong khi giá giao ngay là 980 USD. Nhà đầu tư có thể tận dụng cơ hội này để hưởng chênh lệch giá bằng cách:
- Bán hợp đồng tương lai vàng với thời hạn giao hàng ngay chính ngày đó.
- Mua vàng
- Giao vàng cho hợp đồng tương lai
Ký quỹ (margin) cho hợp đồng tương lai và định giá lại hợp đồng tương lai theo giá giao dịch vào cuối mỗi ngày (marked to market):
- Để ngăn ngừa rủi ro tín dụng trong hợp đồng tương lai, SGD đặt ra yêu cầu về ký quỹ (margin) đối với các bên tham gia hợp đồng.
- Tiền ký quỹ (margin) là tiền mặt hay chứng khoán thanh khoản cao do nhà đầu tư đặt cho người môi giới để đảm bảo thực hiện hợp đồng.
- Nhà môi giới tiếp tục ký quỹ với bộ phận thanh toán bù trừ thuộc SGD.
- Mức ký quỹ tối thiểu được quy định bởi SGD. Nhà môi giới thay đổi mức ký quỹ tùy loại hàng hóa cơ sở và tùy theo khách hàng.
- Dựa trên sự biến động giá vào cuối mỗi ngày giao dịch, SGD sẽ tiến hành điều chỉnh lỗ lãi trên số dư trên tài khoản ký quỹ của mỗi nhà môi giới, và mỗi nhà môi giới lại tiếp tục điều chỉnh số dư trên tài khoản ký quỹ của mỗi khách hàng.
- Nhà môi giới còn đặt ra một mức gọi là ký quỹ duy trì (maintenance margin), khi số dư trong tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư tụt xuống thấp quá mức ký quỹ duy trì, nhà môi giới sẽ yêu cầu nhà đầu tư phải ngay lập tức cho thêm tiền vào tài khoản để đảm bảo số tiền ký quỹ ban đầu. Gọi là margin call.
- Số dư trên tài khoản ký quỹ được điều chỉnh tương ứng với sự biến động giá tương lai vào cuối mỗi ngày giao dịch các khoản lỗ hoặc lãi của nhà đầu tư được hạch toán trực tiếp vào tài khoản ký quỹ.
- Giá của hợp đồng tương lai sẽ được điều chỉnh theo giá mới vào cuối mỗi ngày giao dịch. Tức là giá trị của hợp đồng tương lai được điều chỉnh bằng 0 vào cuối mỗi ngày.
- Hợp đồng tương lai có thể được kết thúc (đóng) bằng cách mua một hợp đồng bù trừ.
- Hầu hết các hợp đồng tương lai được đóng trước khi đáo hạn
Ví dụ về việc điều chỉnh số dư tài khoản ký quỹ
- Một nhà đầu tư mua 2 hợp đồng tương lai vàng giao tháng 12 vào ngày 5 tháng 6
– Quy mô hợp đồng contract size – 100 oz.
– Giá tương lai – US$ 600
– Tiền ký quỹ đảm bảo thực hiện hợp đồng US $2,000/ hợp đồng(US$ 4,000 cho 2 hợp đồng)
– Mức ký quỹ duy trì US$ 1,500/ hợp đồng (US$ 3,000 cho 2 hợp đồng)
Thế chấp hợp đồng kỳ hạn trên thị trường OTC
- Hiện nay, các hợp đồng kỳ hạn trên thị trường OTC cũng thường được thế chấp để đảm bảo thực hiện hợp đồng.
- Trong trường hợp hợp đồng kỳ hạn được thế chấp để đảm bảo thực hiện hợp đồng, hai bên có thể thỏa thuận thanh toán chênh lệch hàng ngày, hoặc hàng tuần.
Trong trường hợp đó hợp đồng kỳ hạn giao dịch trên OTC cũng có đặc điểm tương tự như hợp đồng tương lai giao dịch trên sở giao dịch
Giao hàng
- Hợp đồng tương lai phải quy định cụ thể: hàng hóa cơ sở (mặt hàng, khối lượng, chủng loại, chất lượng), thời điểm giao hàng, địa điểm giao hàng.
- Hầu hết các hợp đồng tương lai sẽ được đóng trước thời gian đáo hạn. Trong trường hợp hợp đồng không được đóng trước khi đáo hạn, hợp đồng sẽ được thực hiện bằng cách giao hàng thực sự. Trong trường hợp hợp đồng quy định có nhiều lựa chọn về hàng hóa, địa điểm và thời gian giao hàng, bên bán (short) sẽ được lựa chọn.
- Có một số hợp đồng (ví dụ hợp đồng tương lai mua chỉ số chứng khoán hoặc eurodollar), việc thực hiện hợp đồng buộc phải thực hiện qua thanh toán bù trừ.
Kết quả giao dịch hợp đồng tương lai
- Thông tin về giá : bao gồm giá mở cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất của phiên giao dịch. Giá thanh toán: là mức giá để hạch toán lỗ lãi trên tài khoản ký quỹ của mỗi nhà đầu tư vào cuối ngày giao dịch.
- Open interest: là khối lượng hợp đồng hiện đang lưu hành đo bằng khối lượng hợp đồng mua (long) hoặc khối lượng hợp đồng bán (short)
- Volume trading: Khối lượng hợp đồng giao dịch trong ngày
- Giá của hợp đồng tương lai: có hai xu hướng về giá của hợp đồng tương lai:
- Thị trường thông thường (normal market): khi giá tương lai gia tăng cùng với thời hạn của hợp đồng.
- Thị trường đảo ngược (inverted market): khi giá tương lai giảm khi thời hạn của hợp đồng tăng.
4. Đặc điểm của hợp đồng tương lai
4.1. Đảm bảo tính chuẩn hóa
Các hợp đồng tương lai được niêm yết và giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán phái sinh. Vì vậy, đặc điểm hợp đồng tương lai là các điều khoản của hợp đồng đều được chuẩn hóa.
Hợp đồng tương lai có tiêu chuẩn khá cao: Chuẩn hóa nội dung của hợp đồng tương lai; Chuẩn hóa về tài sản cơ sở; Chuẩn hóa về khối lượng giao dịch; Chuẩn hóa địa điểm giao hàng; Chuẩn hóa thời gian giao hàng, chuẩn hóa về mức giá đã ký kết trong hợp đồng.
4.2. Được niêm yết trên sàn giao dịch
Được niêm yết và tiêu chuẩn trên Sở giao dịch chứng khoán phái sinh. Hợp đồng tương lai tồn tại một sở giao dịch, hay nói cách khác thay vì giao dịch với nhau một cách độc lập thì các nhà giao dịch có thể thực hiện giao dịch qua thị trường mà không cần gặp nhau. Họ đến sở giao dịch và nhờ nhà môi giới bán hoặc mua hàng hóa đó với mức giá mà họ cho là phù hợp.
Khi lợi ích của người mua và người bán gặp nhau thì hợp đồng tương lai sẽ được thực hiện (được ký kết). Để có thể thực hiện được giao dịch, cả bên mua và bên bán đều phải thực hiện 1 khoản ký quỹ. Vậy khi thông qua một thị trường giao dịch vô hình chung đã giúp việc mua bán được thực hiện nhanh chóng và đảm bảo hơn.
4.3. Về tính rủi ro của hợp đồng tương lai
Khi mà hai người mua và bán không biết nhau thì liệu hợp đồng tương lai có được đảm bảo thực hiện không? Trên thực tế khách hàng của sở giao dịch phải thanh toán đầy đủ cho khách hàng của mình trong bất cứ trường hợp nào. Chính sở giao dịch đã làm trung gian về thông tin, thanh toán và môi giới. Mọi nghiệp vụ thanh toán bù trừ đều được thực hiện qua sở giao dịch này.
4.4. Là loại tài sản có tính thanh khoản cao
Nhà đầu tư tham gia vào thị trường mua/ bán hợp đồng tương lai đều biết được nắm rõ đầy đủ thông tin về việc họ sẽ mua hay bán cái gì trong tương lai, địa điểm giao hàng, thời gian giao hàng/ thanh toán,…
Chính điều đó giúp nhà đầu tư có thể mở hay đóng vị thế một cách dễ dàng. Chính điều đó đã giúp hợp đồng tương lai có tính thanh khoản cao.
4.5. Trách nhiệm thanh toán trên thị trường giao dịch của hợp đồng tương lai
Để đảm bảo thanh toán trên thị trường hợp đồng tương lai, người mua và ban sẽ phải ký quỹ để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ mang tính bắt buộc theo hợp đồng đối chắc chắn được thực hiện và thanh toán. Tất cả các nhà đầu tư tham gia thị trường đều phải đáp ứng các yêu cầu về ký quỹ do sở giao dịch và phòng thanh toán bù trừ quy định cụ thể cho từng loại hợp đồng tương lai.
Việc bắt buộc thực hiện việc ký quỹ của hợp đồng tương lai để đảm bảo:
- Việc thanh toán là bắt buộc và chắc chắn thực hiện
- Tránh khả năng mất thanh toán của cả bên mua và bên bán
4.6. Có thể đóng vị thế mua/bán bất cứ lúc nào
Điều này giúp người sử dụng hợp đồng tương lai linh hoạt trong việc sử dụng vốn. Để có thể đóng vị thế mua/ bán của hợp đồng tương lai thì cách tham gia vị thế ngược đối với hợp đồng tương lai đó.
4.7. Đòn bẩy tài chính
Khi đầu tư mua hay bán các hợp đồng tương lai, nhà đầu tư có thể kiếm được một khoản lợi nhuận tương đối nhanh chóng từ giá trị sinh lời của hợp đồng. Tuy nhiên, việc đầu tư hợp đồng tương lai cũng có những rủi ro, khi bạn có nhận định sai về mặt giá trị tương lai của loại hàng hóa đó.
Một nhà đầu tư muốn mua hay bán tài hợp đồng tương lai đối với các loại tài sản cơ sở thì chỉ cần tuân thủ đầy đủ những chuẩn hóa của quy định về hợp đồng tương lai mà thị trường giao dịch quy định.
5. Những điểm nổi bật của hợp đồng tương lai
Mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư
Khi nhà đầu tư lựa chọn đầu tư trên thị trường tương lai, họ mong muốn sẽ thu lại được giá trị lợi ích của hoạt động đầu tư. Do sự biến động giá cả liên tục trên thị trường, giúp các khoản đầu tư được thực hiện sẽ có khả năng sinh lời nhanh chóng trong tương lai.
Một kênh đầu tư linh hoạt
Trên thực tế hợp đồng tương lai là một loại chứng khoán trên thị trường phái sinh. Người mua có thể thực hiện lệnh mua bất cứ lúc nào và có thể nắm giữ hợp đồng đến kỳ hạn và mới bán đi. Nhưng trong quá trình nắm giữ, người nắm giữ hợp đồng cũng có thể bán lại HĐTL bất cứ lúc nào, để thu lại tiền mặt. Chính vì vậy đây là một kênh đầu tư khá linh hoạt nhờ tính thanh khoản cao của loại tài sản đó.
Hạn chế rủi ro
Trên thực tế, việc phòng ngừa rủi ro trong quá trình giao dịch của hợp đồng tương lai được thực hiện bằng cách bù trừ rủi ro về giá hiện hữu trên thị trường giao ngay thông qua việc giữ một vị thế trái ngược nhưng có giá trị tương đương trên thị trường hợp đồng tương lai.
Nhờ khả năng có thể đóng và mở vị thế mới bất cứ lúc nào, giúp nhà đầu tư có thể hạn chế rủi ro, khi quyết định lựa chọn đóng vị thế của HĐTL, chuyển giao quyền sở hữu sang cho người khác, những người kỳ vọng sẽ nắm giữ hợp đồng và gia tăng lợi nhuận – Quá trình chuyển rủi ro này được gọi là phòng ngừa rủi ro. Điều này sẽ giúp người phòng ngừa rủi ro cố định được mức giá hoặc mức lãi suất mà họ có thể chấp nhận được và hạn chế những thiệt hại do biến động bất lợi của giá gây ra.
6. Rủi ro khi đầu tư vào hợp đồng tương lai
- Rủi ro thị trường
Thị trường chứng khoán phái sinh dựa trên thị trường chứng khoán cơ sở. Trong khi đó thị trường chứng khoán cơ sở rất dễ biến động giá cả và có độ nhạy cao. Hay nói cách khác chỉ cần một thông tin kinh tế, tài chính, chính trị của một quốc gia có thể ảnh hưởng đến sự biến động giá cả của cả thị trường. Chính vì vậy nó có thể làm giá của hợp đồng tương lai tăng nhanh nhưng cũng có thể giảm nhanh.
- Rủi ro tín dụng
Việc thực hiện mua bán hợp đồng tương lai được thông qua các công ty môi giới chứng khoán. Nếu các công ty chứng khoán phá sản sẽ gây tác động xấu đến hoạt động của nhà đầu tư
- Rủi ro tính thanh khoản
Xảy ra khi có sự khủng hoảng tài chính, các thảm họa thiên nhiên gây ảnh hưởng đến thị trường. Đây là những ảnh hưởng xấu có thể nằm ngoài dự đoán của nhà đầu tư, gây mất tính thanh khoản tạm thời.
- Giảm gia tăng lợi nhuận khi phòng ngừa rủi ro
Một trong những ưu điểm của hợp đồng tương lai đó chính là khả năng phòng ngừa rủi ro. Khi nhà đầu tư cảm thấy không an tâm, hoặc dự đoán khả năng sụt giảm giá trị của hợp đồng, nhà đầu tư có thể mở vị thế bán. Nhưng đây chính là con dao hai lưỡi đối với nhà đầu tư vì có làm giảm lợi nhuận khi dự đoán không chính xác về xu hướng tăng giảm của giá trị hợp đồng.
7. Bạn cần làm gì nếu muốn bắt đầu đầu tư hợp đồng tương lai
Bước 1: Lựa chọn một công ty để mở tài khoản
Ghi chú: Một số công ty có thị phần lớn tại VN: Công ty cổ phần hợp đồng tương lai TPHCM (HSC), Công ty cổ phần hợp đồng tương lai sài gòn (SSI), Công ty cổ phần hợp đồng tương lai VNDirect, Công ty cổ phần hợp đồng tương lai Bản Việt, Công ty cổ phần hợp đồng tương lai Sài Gòn Hà Nội, Công ty cổ phần hợp đồng tương lai MB.
- Bước 2: Mở tài khoản giao dịch
- Để có thể bắt đầu việc mua/ bán hợp đồng tương lai bạn cần phải có 1 tài khoản giao dịch.
- Bạn chỉ cần liên hệ với 1 công ty chứng khoán yêu cầu mở tài khoản. Nhân viên công ty sẽ hướng dẫn bạn hoàn tất các thủ tục để mở tài khoản (bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn của nhân viên Công ty)
- Bước 3: Sau khi hoàn tất hồ sơ, Công ty chứng khoán sẽ thông báo cho bạn biết tài khoản của bạn đã được mở thành công.
- Việc bạn cần làm là chuyển tiền vào tài khoản để thực hiện đầu tư.
- Lưu ý: Trước khi bắt đầu giao dịch, tùy thuộc vào giá trị giao dịch của hợp đồng, công ty chứng khoán sẽ yêu cầu bạn ký quỹ khoản tiền đủ để thực hiện khả năng thanh toán trong tương lai của bạn khi bạn thực hiện lệnh mua/bán.
- Bước 4: Thực hiện lệnh mua/ bán hợp đồng tương lai trên tài khoản của mình
Cần phải lưu ý gì khi đầu tư hợp đồng tương lai
Bất cứ khi bạn lựa chọn bỏ tiền của mình ra để đầu tư một lĩnh vực nào đó nhằm mục đích sinh lời bạn đều phải nghĩ đến việc tìm hiểu chi tiết về lĩnh vực đó.
Vậy bạn muốn tham gia vào đầu tư hợp đồng tương lai, thì bạn cần:
- Tìm hiểu, nghiên cứu, học hỏi những kiến thức cơ bản nhất về thị trường hợp đồng tương lai như: hợp đồng tương lai là gì, có những loại hợp đồng tương lai nào, có những cách thức đầu tư hợp đồng tương lai nào, muốn đầu tư hợp đồng tương lai thì nhà đầu tư cần làm những gì,…?
- Sau khi có được những hiểu biết cơ bản về hợp đồng tương lai, bạn cần lựa chọn loại hình đầu tư: đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu hay chứng chỉ quỹ hay các chỉ số trên thị trường, các loại hàng hóa cơ sở,…. Bạn cần cân nhắc với nhu cầu và mong muốn của mình để lựa chọn (mức độ rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng cao).
- Lựa chọn tư vấn viên: Công ty nơi bạn mở tài khoản có thể cung cấp tư vấn viên cho bạn, giúp bạn có những định hướng đầu tư, đưa ra cho bạn những nhận định, những thông tin phân tích về thị trường, về doanh nghiệp để bạn có hướng đầu tư hiệu quả.
- Cần đưa ra quyết định nhanh chóng, chính xác (mở vị thế mua/ hay bán) khi có những thông tin xấu ảnh hưởng đến sự biến động thị trường, trước khi thông tin đó ảnh hưởng quá lớn đến giá của Hợp đồng tương lai.
- Xem xét khả năng tài chính. Bạn cần phải suy nghĩ khi đưa ra quyết định sử dụng bao nhiêu trên tổng vốn bạn có cho hoạt động đầu tư. Phân bổ danh mục đầu tư sao cho hợp lý nhất (phương châm: không để trứng vào cùng một giỏ)
- Luôn bám sát thị trường và các thông tin nhạy cảm: Thị trường hợp đồng tương lai đặc biệt nhạy cảm với các thông tin kinh tế, chính trị trong và ngoài nước. Nên bạn cần có lập trường trong quá trình đầu tư và sử dụng vốn linh hoạt.
- Nên để trứng vào nhiều giỏ: Bạn nên cân nhắc vào quỹ tài chính của mình để đầu tư.
8. Phòng vệ rủi ro sử dụng hợp đồng tương lai
8.1. Phòng vệ bán (Short Hedges)
Ví dụ: Ngày 15/5, một doanh nghiệp kinh doanh dầu thô đã ký một hợp đồng bán 1 triệu thùng dầu thô vào ngày 15/8 theo giá thị trường vào ngày giao hàng. Doanh nghiệp cần thực hiện chiến lược phòng ngừa rủi ro như thế nào?
- Giả sử giá giao ngay dầu thô ngày 15/5 là 60 USD/ thùng, tại thị trường NYMEX, giá một hợp đồng bán tương lai dầu thô là $59/thùng. Một hợp đồng tương lai tại NYMEX bao gồm 1,000 thùng dầu
- Doanh nghiệp thực hiện chiến lược phòng vệ bằng cách bán 1000 hợp đồng tương lai (short hedge) giao hàng tháng 8.
- Ngày 15/8, giả sử giá giao ngay dầu thô là 55 USD/ thùng. Doanh nghiệp sẽ thu được: 55 USD/ thùng từ hợp đồng bán dầu thô giao ngay.
59 – 55 = 4 USD/ thùng từ hợp đồng tương lai, do ngày 15/8 được coi là rất gần ngày thanh toán, giá tương lai tiệm cận về giá giao ngay.
- Doanh nghiệp nhận được tổng số 59 USD/ thùng dầu.
- Ngày 15/8, giá giao ngay dầu thô 65USD/thùng. Doanh nghiệp sẽ thu được: 65 USD/thùng từ hợp đồng bán dầu thô
Lỗ 65-59=6 USD/thùng từ hợp đồng tương lai
- Doanh nghiệp nhận được tổng số 59 USD/thùng dầu.
- Bằng việc ký hợp đồng bán tương lai, doanh nghiệp đã bảo hiểm được hợp đồng bán dầu thô của mình, chắc chắn sẽ bán được 59USD/thùng.
- Lựa chọn chiến lược phòng vệ bán (short hedge) khi nhà đầu tư:
- Sở hữu sẵn một loại tài sản
- Hoặc dự kiến sẽ bán tài sản đó vào một thời điểm trong tương lai.
8.2. Phòng vệ mua (Long Hedges)
- Ví dụ: Một doanh nghiệp cần mua 100,000 pounds đồng nguyên liệu để phục vụ sản xuất vào 3 tháng tới. Giá giao ngay của đồng là 340 cents/pounds, giá tương lai của đồng giao hàng 3 tháng sau là 320 cents/pound. Doanh nghiệp sử dụng hợp đồng tương lai như thế nào để phòng ngừa rủi ro biến động giá đồng vào 3 tháng sau?
- Doanh nghiệp ký hợp đồng mua tương lai 100,000 pounds đồng giao hàng 3 tháng sau.
- Lựa chọn chiến lược phòng vệ mua (long hedge) khi nhà đầu tư biết chắc sẽ mua một hàng hóa xác định trong tương lai và muốn cố định mức giá vào ngày hôm nay.
- Phòng vệ mua còn được sử dụng để hạn chế rủi ro với các hoạt động bán khống cổ phiếu Bằng cách thực hiện hợp đồng mua tương lai chỉ số cổ phiếu
Basis risk:
Trên thực tế nhà đầu tư khó đạt được việc loại bỏ toàn bộ rủi ro khi phòng vệ trong các trường hợp:
- Không có hợp đồng tương lai với tài sản cơ sở giống với loại tài sản cần phòng ngừa rủi ro.
- Không chắc chắn về thời điểm mua hoặc bán tài sản cơ sở, không chắc chắn về kỳ hạn của hợp đồng tương lai.
- Có thể muốn đóng hợp đồng tương lai trước thời hạn thay vì giao nhận thời hạn thực tế.
- Rủi ro phát sinh do sự không chắc chắn về khoản tiền nhà đầu tư sẽ nhận được hay phải trả trong phòng vệ bằng hợp đồng tương lai.
8.3. Lựa chọn hợp đồng
- Lựa chọn tài sản cơ sở và tháng giao hàng
- Việc lựa chọn hợp đồng có ảnh hưởng đến basis risk.
Nếu hợp đồng tương lai có tài sản cơ sở trùng với tài sản cần phòng vệ việc lựa chọn hợp đồng đơn giản
Nếu không tìm được hợp đồng tương lai trùng với tài sản cần phòng vệ chọn hợp đồng tương lai của tài sản cơ sở có giá tương lai có tương quan mạnh nhất với giá của tài sản cần phòng vệ
Tháng giao hàng: nhà đầu tư thường lựa chọn tháng giao hàng muộn hơn vì : (i) trong tháng giao hàng, giá tương lai thường biến động thất thường, (ii) nhằm tránh rủi ro phải nhận hàng hóa thực
- Basis risk sẽ gia tăng khi khoảng cách từ thời điểm nhà đầu tư kết thúc hợp đồng đến tháng giao hàng càng dài Nhà đầu tư thường chọn tháng giao hàng gần nhất, nhưng muộn hơn so với thời điểm kết thúc hợp đồng.
Ví dụ: Một công ty Mỹ dự kiến nhận 50 triệu JPY vào tháng 7. Hợp đồng tương lai JPY trên CME có tháng giao hàng là 3, 6, 9 và 12. Công ty có thể thực hiện chiến lược short hedge với tháng giao hàng là tháng 9
8.4. Phòng vệ chéo - cross hedging
Khi tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai khác với tài sản được phòng vệ.
Ví dụ: Một hãng hàng không đang lo lắng về sự tăng giá xăng máy bay. Vì không có hợp đồng tương lai về xăng máy bay, hãng có thể sử dụng hợp đồng tương lai dầu để phòng ngừa rủi ro
8.5. Phòng ngừa rủi ro cho danh mục đầu tư cổ phiếu
- Chỉ số hợp đồng tương lai đo lường sự biến đổi giá trị của một danh mục đầu tư giả định gồm tất cả hay một số cổ phiếu trên thị trường.
Tỷ trọng đầu tư vào từng cổ phiếu trong danh mục giả định được xác định tỷ lệ thuận với thị giá của mỗi cổ phiếu hoặc tỷ lệ thuận với mức vốn hóa thị trường của mỗi cổ phiếu
- Chỉ số hợp đồng tương lai cho thấy mức độ thay đổi giá bình quân của thị trường. Chỉ số hợp đồng tương lai được sử dụng là đại diện của lợi suất của danh mục thị trường, với beta bằng 1.
- Một số sở giao dịch hợp đồng tương lai xây dựng hợp đồng tương lai với các hàng hóa cơ sở là các chỉ số hợp đồng tương lai.
- Một số hợp đồng tương lai chỉ số: hợp đồng tương lai chỉ số Dow Jones Industrial Average, S&P500, Nasdaq 100, Russell 100, U.S. Dollar Index.
9. Phương pháp định giá hợp đồng tương lai
Một số giả định
- Nhà đầu tư không phải trả chi phí giao dịch khi họ tham gia giao dịch
- Thuế suất mà nhà đầu tư phải nộp bằng nhau cho mọi khoản thu nhập ròng.
- Nhà đầu tư có thể cho vay hoặc mượn tiền với cùng một mức lãi suất phi rủi ro.
- Nhà đầu tư có thể tận dụng cơ hội ăn chênh lệch giá ngay khi cơ hội này xuất hiện
Xác định giá kỳ hạn trong hợp đồng
Ví dụ: Một cổ phiếu có giá 40 USD, dự kiến không trả cổ tức trong 3 tháng tới. Lãi suất của trái phiếu phi rủi ro kỳ hạn 3 tháng là 5%/năm. Giả sử cổ phiếu trên hiện có giá kỳ hạn 43 USD. Có tồn tại cơ hội arbitrage không?
- Tận dụng cơ hội arbitrage bằng cách:
- Mượn 40 USD với lãi suất phi rủi ro, thời hạn 3 tháng.
- Mua cổ phiếu
- Bán kỳ hạn cổ phiếu này vào 3 tháng sau.
Cơ hội arbitrage:
- Không mất tiền đầu tư hiện nay, nhưng chắc chắn có được thu nhập dương trong tương lai.
- Thu nhập hiện tại chắc chắn dương, nhưng chi phí phải trả trong tương lai bằng 0 hoặc âm.
10. Cách tính giá hợp đồng tương lai
Giá giao dịch của hợp đồng tương lai được hình thành bởi cung và cầu của thị trường. Người mua và người bán đặt lệnh và lệnh được khớp thông qua hình thức đấu giá liên tục trên sở giao dịch. Theo mô hình Cost of Carry, giá hợp đồng tương lai sẽ được xác định như sau:
Giá tương lai = Giá cơ sở + (Lãi vay – cổ tức)
- Lệnh giới nghiêm là gì?
- Phụ lục hợp đồng lao động là gì?
- Cách ly xã hội là gì? Những lưu ý trong chỉ thị cách ly toàn xã hội của Thủ tướng