Đáp án Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2021
TimDapAnmời các bạn cùng theo dõi bài viết Đáp án Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2021.
Thanh tra Chính phủ tổ chức phát động Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về phòng chống tham nhũng”. Cuộc thi được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức về PCTN của cán bộ, công chức, viên chức và người dân, qua đó nâng cao chất lượng, hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, góp phần PCTN. Qua đó, phát huy tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong thực hiện pháp luật về PCTN; cũng như việc quan tâm, phối hợp của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tạo sức lan tỏa, hình thành ý thức tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN.
Đáp án cuộc thi phòng chống tham nhũng 2021
Câu 1. Luật Phòng, chống tham những năm 2018 có hiệu lực thì hành khi nào?
A. 01/7/2019
B. 20/11/2018
C. 04/12/2018
D. 23/11/2019.
Câu 2. Những quy định mới của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 là?
A. Phòng, chống tham những khu vực ngoài nhà nước
B. Kiểm soát xung đột lợi ích
C. Quy định về cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 3. Hành vi tham nhũng có thể xảy ra ở đâu?
A. Trong cơ quan, tổ chức của nhà nước
B. Trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước và doanh nghiệp, tổ chức khu
vực ngoài nhà nước
C. Trong cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước
D. Trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước.
Câu 4. Có bao nhiêu hành ví tham nhũng trong khu vực nhà nước?
A. 03 hành vị
B. 05 hành vi
C. 07 hành vi
D. 12 hành vi
Câu 5. Trong số những hành vi sau đây, hành vi nào không phải hành vi tham nhũng?
A. Giả mạo trong công tác vì vụ lợi
B. Công chức lừa đảo chiếm đoạt tải sản
C. Công chức nhũng nhiễu vì vụ lợi
D. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi.
Câu 6. Hành vi nhận tiền, sửa điểm thi là hành vi nào trong số các hành vi sau đây?
A. Gian lận trong thi cử
B. Nhận hối lộ
C. Tiêu cực
D. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
Câu 7. Tài sản tham nhũng là tài sản nào sau đây?
A. Tài sản do tham ô mà có
B. Tải sản có được từ hành vi tham nhũng, có nguồn gốc từ hành vi tham nhũng
C. Tài sản do nhận hồi lộ mà có
D. Cả ba trường hợp trên.
Câu 8. Kế toán trưởng của công ty tư nhân làm sai lệch hóa đơn, chứng từ để rút tiền của công ty là hành vi gì?
A. Trộm cắp
B. Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
C. Tham ô
D. Biển thủ.
Câu 9. Nội dung giải trình khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân?
A. Cơ sở pháp lý của việc ban hành quyết định
B. Thẩm quyền ban hành quyết định
C. Nội dung của quyết định
D. Cả ba phương án trên.
Câu 10. Người có chức vụ, quyền hạn không bị cấm việc nào sau đây?
A. Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân
B. Mua cổ phần, góp vốn vào doanh nghiệp tư
C. Sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị
D. Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc.
Câu 11. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không bị cấm làm việc nào sau đây?
B. Bổ nhiệm vợ (chồng), con giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự
C. Bố trí vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột làm kế toán trưởng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình
D. Làm thủ quỹ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
Câu 12. Người có chức vụ, quyền hạn không được nhận quà tặng nào dưới đây của tổ chức, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình?
A. Từ 5 trăm nghìn đồng trở lên
B. Từ 2 triệu đồng trở lên
C. Từ 10 triệu đồng trở lên
D. Không được nhận.
Câu 13. Người được giao thực hiện nhiệm vụ công vụ nếu biết nhiệm vụ công vụ được giao có xung đột lợi ích thì cần ứng xử như thế nào?
A. Phải tạm dừng việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó
B. Phải báo cáo người có thắm quyền để xem xét, xử lý
C. Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ công vụ và sau đó báo cáo người có thấm quyền
D. Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ công vụ và tránh các hiện tượng tham nhũng, tiêu cực.
Câu 14. Công việc nào trong số những công việc sau đây có mục đích phòng ngừa tham nhũng?
A. Luân chuyển cán bộ
B. Điều động cán bộ
C. Chuyển đổi vị trí công tác
D. Biệt phái cán bộ.
Câu 15. Thời hạn chuyển đỗi vị trí công tác được quy định như thế nào?
A. 02 năm
8. 05 năm
C. 02 đến 05 năm theo đặc thù của từng lĩnh vực
D. 04 năm
Câu 16. Những vị trí nào sau đây phải được chuyển đồi vị trí công tác?
A. Làm việc liên quan đến công tác tổ chức cán bộ
B. Quản lý tài chính công, tài sản công
C. Trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân khác
D. Tất cả các trường hợp trên.
Câu 17. Trường hợp nào sau đây chưa thực hiện chuyển đỗi vị trí công tác?
A. Người đang bị xem xét, xử lý kỷ luật
B. Người đang bị kiểm tra, xác minh, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử
C. Người đang điều trị bệnh hiểm nghèo được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận
D. Cả ba phương án trên.
Câu 18. Việc thanh toán không dùng tiền mặt bắt buộc đối với các khoản thu chi nào sau đây?
A. Trên 2 triệu
B. Trên 5 triệu
C. Lương hàng tháng
D. Các khoản chỉ lương, thưởng và chỉ khác có tính chất thường xuyên.
Câu 19. Quy định về kê khai tài sản, thu nhập có từ khi nào?
A. 1995
B. 1998
C. 2005
D. 2012
Câu 20. Cơ quan nào sau đây không phải là cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập?
A. Thanh tra Bộ, cơ quan ngang bộ
B. Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
C. Thanh tra Chính phủ
D. Tòa án nhân dân tối cao.
Câu 21. Người nào sau đây không phải kê khai tài sản, thu nhập?
A. Thanh tra viên
B. Giáo viên
C. Thẩm phán
D. Giám đốc bệnh viện công.
Câu 22. Người có chức vụ, quyền hạn trong tổ chức, doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước có bắt buộc phải kê khai tài sản thu nhập không?
A. Có
B. Không
C. Chỉ những người đứng đầu tỏ chức, doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước mới phải kê khai.
D. Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên tại tổ chức, doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước phải kê khai.
Câu 23. Người có nghĩa vụ kê khai tài sản phải kê khai tài sản nào?
A. Tài sản của mình
B. Tài sản của mình và tải sản của cha, mẹ, vợ, con mình
C. Tài sản của mình, của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên
D. Tài sản của mình và tài sản chung với vợ, chồng, con chưa thành niên.
Câu 24. Kết luận xác minh tài sản, thu nhập bao gồm những nội dung nào sau đây?
A. Tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của việc kê khai tài sản, thu nhập
B. Tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm
C. Kiến nghị của người có thẩm quyên xử lý vi phạm quy định pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập
D. Cả ba phương án trên.
Câu 25. Cán bộ, công chức phát hiện hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì phải xử lý như thế nào?
A. Tố cáo với cơ quan thanh tra nhà nước
B. Tố cáo với cơ quan điều tra
C. Báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị mình
D. Cả ba phương án trên.
B. Phần tự luận
Anh (chị) hãy trình bày và phân tích các giai đoạn phát triển của pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở nước ta từ năm 1945 đến nay?
Đáp án thi Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2020
Bộ câu hỏi tìm hiểu pháp luật về phòng chống tham nhũng Cần Thơ
Câu 1: Tham nhũng là gì?
a. Là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
b. Là hành vi vụ lợi của cán bộ, công chức, viên chức.
c. Là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức, viên chức.
Câu 2: Những hành vi nào sau đây là hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện?
a. Tham ô tài sản; nhận hối lộ; chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ; lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
b. Giả mạo trong công tác; đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương; lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công; nhũng nhiễu; không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ.
c. Tham ô tài sản; nhận hối lộ; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; giả mạo trong công tác vì vụ lợi; đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi; nhũng nhiễu vì vụ lợi; không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
Câu 3: Những hành vi nào sau đây là hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện?
a. Tham ô tài sản; nhận hối lộ; đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.
b. Tham ô tài sản; nhận hối lộ; đưa hối lộ, môi giới hối lộ.
c. Tham ô tài sản; nhận hối lộ; đưa hối lộ; môi giới hối lộ để giải quyết công việc.
Câu 4: Công dân có quyền và nghĩa vụ gì trong công tác phòng, chống tham nhũng?
a. Công dân có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng và được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của pháp luật; công dân có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng
b. Công dân có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng.
c. a và b.
Câu 5: Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước có trách nhiệm gì trong phòng, chống tham nhũng?
a. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý tham nhũng xảy ra trong doanh nghiệp, tổ chức mình theo quy định của pháp luật và điều lệ, quy chế, quy định của doanh nghiệp, tổ chức.
b. Kịp thời cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng của người lao động và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý tham nhũng.
c. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kịp thời phát hiện, phản ánh và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý tham nhũng xảy ra trong doanh nghiệp, tổ chức mình theo quy định của pháp luật và điều lệ, quy chế, quy định của doanh nghiệp, tổ chức; kịp thời cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng của người có chức vụ, quyền hạn và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý tham nhũng
Câu 6: Các hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?
a. Lợi dụng việc phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng để trục lợi.
b. Lợi dụng việc phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng để vụ lợi.
c. Các hành vi tham nhũng theo quy định; đe dọa, trả thù, trù dập, tiết lộ thông tin về người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng; lợi dụng việc phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng để vu khống cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác; bao che hành vi tham nhũng; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc phát hiện, xử lý tham nhũng và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.
Câu 7: Đối tượng nào có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập?
a. Cán bộ, viên chức.
b. Cán bộ, công chức, viên chức.
c. Cán bộ, công chức; sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp; người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
Câu 8: Những loại tài sản, thu nhập nào phải kê khai?
a. Tài sản, tài khoản ở trong nước và nước ngoài.
b. Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản.
c. Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng; kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên; tài sản, tài khoản ở nước ngoài; tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.
Câu 9: Người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập như thế nào?
a. Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai tài sản, thu nhập và biến động về tài sản, thu nhập của mình, của vợ hoặc chồng, con chưa thành niên theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng.
b. Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai trung thực về tài sản, thu nhập, giải trình trung thực về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai tài sản, thu nhập.
c. a và b.
Câu 10: Người được xác minh tài sản, thu nhập có quyền và nghĩa vụ gì?
a. Giải trình về tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai, nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm; cung cấp thông tin liên quan đến nội dung xác minh khi có yêu cầu của Tổ xác minh tài sản, thu nhập và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin đã cung cấp; thực hiện đầy đủ, kịp thời yêu cầu của Tổ xác minh tài sản, thu nhập, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong quá trình xác minh tài sản, thu nhập; chấp hành quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về kiểm soát tài sản, thu nhập.
b. Khiếu nại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong xác minh tài sản, thu nhập khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình; tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong xác minh tài sản, thu nhập; được phục hồi danh dự, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của người xác minh tài sản, thu nhập gây ra theo quy định của pháp luật.
c. a và b.
Câu 11: Bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai phải được công khai tại nơi nào?
a. Phải được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc.
b. Phải được công khai tại nơi cư trú của người có nghĩa vụ kê khai.
c. Phải được công khai tại nơi có tài sản của người có nghĩa vụ kê khai.
Câu 12: Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì bị xử lý như thế nào?
a. Bị phê bình.
b. Bị cảnh cáo.
c. Bị xóa tên khỏi danh sách những người ứng cử.
Câu 13: Việc tặng quà của cơ quan, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn được quy định như thế nào?
a. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn chỉ được sử dụng tài chính công, tài sản công để làm quà tặng vì mục đích từ thiện, đối ngoại và thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
b. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được sử dụng tài chính công, tài sản công để làm quà tặng.
c. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn được sử dụng tài chính công, tài sản công để làm quà tặng.
Câu 14: Việc nhận quà tặng của cơ quan, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn được quy định như thế nào?
a. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình. Trường hợp không từ chối được thì cơ quan, tổ chức, đơn vị phải tổ chức quản lý, xử lý quà tặng theo quy định của pháp luật
b. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình trong mọi trường hợp.
c. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình trong mọi trường hợp.
Câu 15: Khi phát hiện hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình công tác thì cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang có nghĩa vụ gì?
a. Báo cáo ngay cho cơ quan thanh tra cùng cấp.
b. Báo cáo ngay cho cơ quan cảnh sát điều tra cùng cấp.
c. Báo cáo ngay với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; trường hợp người đứng đầu có liên quan đến hành vi tham nhũng thì báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý cán bộ.
Câu 16: Khi nhận được báo cáo về hành vi tham nhũng, người được báo cáo phải làm gì?
a. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo về dấu hiệu tham nhũng, người được báo cáo phải xử lý vụ, việc.
b. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo về dấu hiệu tham nhũng, người được báo cáo phải xử lý vụ, việc theo thẩm quyền hoặc chuyển cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét xử lý và thông báo cho người báo cáo biết, kể cả các vụ việc phức tạp.
c. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo về hành vi tham nhũng, người được báo cáo phải xử lý vụ việc theo thẩm quyền hoặc chuyển cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, xử lý và thông báo cho người báo cáo biết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày; trường hợp cần thiết thì người được báo cáo quyết định hoặc đề nghị người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng và bảo vệ người báo cáo.
Câu 17: Việc phản ánh, tố cáo và xử lý phản ánh, giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng được quy định như thế nào?
a. Cá nhân, tổ chức có quyền phản ánh và tố cáo về hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền khi nhận được phản ánh, tố cáo về hành vi tham nhũng phải xem xét, xử lý kịp thời và áp dụng các biện pháp bảo vệ người phản ánh, tố cáo. Việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo và phản ánh về hành vi tham nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.
b. Cá nhân, tổ chức có quyền phản ánh và tố cáo về hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền khi nhận được phản ánh, tố cáo về hành vi tham nhũng phải xem xét, xử lý kịp thời và áp dụng các biện pháp bảo vệ người phản ánh, tố cáo. Việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo và phản ánh về hành vi tham nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tiếp công dân.
c. Cá nhân, tổ chức có quyền phản ánh về hành vi tham nhũng, cá nhân có quyền tố cáo về hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền khi nhận được phản ánh, tố cáo về hành vi tham nhũng phải xem xét, xử lý kịp thời và áp dụng các biện pháp bảo vệ người phản ánh, tố cáo. Việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo. Việc tiếp nhận, xử lý phản ánh về hành vi tham nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tiếp công dân
Câu 18: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí người nào giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó?
a. Vợ hoặc chồng, bố vợ hoặc bố chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng; con, anh, chị, em ruột của mình.
b. Vợ hoặc chồng; bố, mẹ, con ruột của mình; anh, chị, em vợ hoặc anh, chị, em chồng.
c. Vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình.
Câu 19: Trong trường hợp nào, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được xem xét loại trừ trách nhiệm pháp lý khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách?
a. Không phát hiện kịp thời hành vi tham nhũng.
b. Đã áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng
c. Không thể biết hoặc đã áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng.
Câu 20: Trong trường hợp nào, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được miễn hoặc giảm trách nhiệm khi để xảy ra vụ việc tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách?
a. Đã áp dụng các biện pháp cần thiết để phát hiện hành vi tham nhũng.
b. Đã kịp thời xử lý tham nhũng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
c. Đã áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng hoặc đã chủ động, kịp thời phát hiện, báo cáo và xử lý tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Câu 21: Trong trường hợp nào, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra vụ việc tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý phụ trách được xem xét miễn hoặc giảm hình thức kỷ luật?
a. Chủ động xin từ chức sau khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện, xử lý, trừ trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
b. Chủ động xin từ chức trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện, xử lý, trừ trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
c. Chủ động xin từ chức trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện, xử lý, kể cả trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Câu 22: Trong trường hợp nào, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị bị xem xét tăng trách nhiệm khi để xảy ra vụ việc tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý phụ trách?
a. Phát hiện hành vi tham nhũng và đã áp dụng các biện pháp cần thiết ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng.
b. Phát hiện hành vi tham nhũng và đã kịp thời báo cáo, xử lý tham nhũng theo quy định của pháp luật.
c. Phát hiện hành vi tham nhũng mà không áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng hoặc không kịp thời báo cáo, xử lý tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Câu 23: Việc xử lý người có hành vi tham nhũng có chức vụ, vị trí công tác được quy định như thế nào?
a. Người có hành vi tham nhũng giữ bất kỳ chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, trừ người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác.
b. Người có hành vi tham nhũng giữ bất kỳ chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác.
c. Người có hành vi tham nhũng giữ bất kỳ chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, trừ người đã nghỉ hưu, thôi việc.
Câu 24: Tài sản tham nhũng được xử lý như thế nào?
a. Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, sung công quỹ Nhà nước.
b. Tài sản tham nhũng phải được tịch thu, xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.
c. Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật; thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra phải được khắc phục; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luậ