Đáp án cuộc thi tìm hiểu luật Phòng cháy chữa cháy
Đáp án thi tìm hiểu pháp luật về phòng cháy, chữa cháy
Tìm Đáp Án mời các bạn tham khảo Đáp án cuộc thi tìm hiểu luật Phòng cháy chữa cháy.
- Luật phòng cháy chữa cháy
Nhằm tăng cường hiểu biết pháp luật cho người dân về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, tỉnh Bình Dương đã chính thức phát động cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2021. Đối tượng dự thi là tất cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân tỉnh Bình Dương. Trong bài viết này TimDapAnxin gửi tới các bạn đáp án phần thi trắc nghiệm tìm hiểu luật phòng cháy, chữa cháy.
Đáp án thi tìm hiểu pháp luật về phòng cháy, chữa cháy Bình Dương 2021
Câu 1: Cứu hộ bao gồm các hoạt động nào sau đây:
A. Tư vấn biện pháp y tế ban đầu, sơ cứu.
B. Tất cả các đáp án đều sai
C. Phát hiện, định vị, mở lối tiếp cận phương tiện, tài sản bị nạn, bố trí phương tiện, dụng cụ, lực lượng cứu nạn, cứu hộ
D. Phát hiện, định vị, mở lối tiếp cận người bị nạn, bố tri phường thiện, dụng cụ, lực lượng cứu nạn, cứu hộ.
Câu 2: Phương án cứu nạn, cứu hộ phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản nào sau đây:
A. Phân Công nhiệm vụ, cơ chế phối hợp để tổ chức ứng phó với các tình huống SỰ CỐ, tai nạn Có thể xảy ra.
B. Tất cả đáp án đều đúng
C. Kinh phí bảo đảm cho hoạt động cứu nạn, cứu hộ.
D. Đề ra tình huống sự cố, tai nạn phức tạp nhất và một số tình huống sự cố tai nạn đặc trưng khác có thể xảy ra khả năng xảy ra - các nguy hiểm tiếp theo của sự cố, tai nạn theo các mức độ khác nhau.
Câu 3: Nhà nước bảo đảm cơ sở vật chất thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ, bao gồm đất đai, trụ sở, công trình; phương tiện, thiết bị, trang phục cứu nạn, cứu hộ, thông tin liên lạc, kỹ thuật nghiệp vụ, quyền ưu tiên và các điều kiện vật chất, kỹ thuật khác cho lực lượng nào sau đây:
A. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
B. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.
C. Lực lượng dân phòng.
D. Tất cả đáp án đều đúng
Câu 4: Thời gian huấn luyện lại để được cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy sau khi chứng nhận này hết thời hạn sử dụng đối với thành viên đội, đơn vị phòng cháy và chữa cháy rừng tối thiểu là bao nhiêu giờ?
A. 12 giờ
B. 24 giờ
C. 18 giờ
D. 16 giờ
Câu 5: Biên chế của tổ dân phòng là bao nhiêu người (trong đó có 01 tổ trưởng và 01 tổ phó)?
A. Từ 03 đến 07 người
B. Từ 03 đến 05 người ©
C. Từ 05 đến 07 người
D. Từ 05 đến 09 người
Câu 6: Thời gian huấn luyện lại để được cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy sau khi chứng nhận này hết thời hạn sử dụng đối với thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu là bao nhiêu giờ?
A. 16 giờ
B. 24 giờ
C. 18 giờ
D. 12 giờ
Câu 7: Trong thời hạn bao nhiêu ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy cho cơ sở?
A. 10 ngày làm việc
B. 05 ngày làm việc
C.15 ngày làm việc
D. 07 ngày làm việc
Câu 8: Biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, gồm những loại nào sau đây?
A. Tất cả các đáp án trên.
B. Biển báo khu vực có nguy hiểm về độ sâu mực nước.
C. Biển cấm lửa, biển cấm hút thuốc, biễn cẩm nang sử dụng diêm, bật lửa điện thoại di động, thiết bị thu phát sóng, các thiết bị, vật dụng, chất có khả năng phát sinh nhiệt, tia lửa hoặc lửa tại nơi sản xuất, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ, xăng, dầu, khí đốt hóa lỏng, hóa chất dễ cháy, nổ.
D. Biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, gồm: Biển chỉ hướng thoát nạn, cửa thoát nạn, biển chỉ vị trí đỗ xe chữa cháy.
Câu 9: Cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy, gồm nội dung nào?
A. Thông tin báo sự cố (cháy, tai nạn, báo lỗi của hệ thống, thiết bị báo cháy), tình trạng hoạt động của hệ thống phòng cháy, chữa cháy và các hệ thống kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy, chữa cháy tại cơ sở.
B. Đặc điểm của cơ sở có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
C. Tất cả các đáp án trên.
D. Lực lượng, phương tiện, hệ thống giao thông, nguồn nước phục vụ hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Câu 10. Khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao có một trong những tiêu chí nào sau đây?
A. Tất cả các đáp án trên.
B. Có khg dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khg khi đốt, hóa chất
C. Có cửa hàng kinh doanh dịch vụ karaoke
D. Có cơ sở chế biến, sản xuất, bảo quản dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ.
ĐỀ 4
Câu 1: Trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về PCCC được quy định trong điều nào của Luật PCCC?
- Điều 6
- Điều 8
- Điều 7
- Điều 9
Câu 2: Luật PCCC quy định trong hoạt động PCCC nhiệm vụ nào là chính?
- Trong hoạt động PCCC lấy phòng ngừa làm chính
- Trong hoạt động PCCC lấy phương châm 4 tại chỗ làm chính
- Trong hoạt động PCCC lấy chữa cháy làm chính
- Trong hoạt động PCCC lấy tuyên truyền là chính.
Câu 3: Tại khoản 4 điều 22 của Luật PCCC quy định: Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về hàng hoá, vật tư nguy hiểm về cháy, nổ cần có điều kiện an toàn PCCC gì ?
- Phải in các thông số kỹ thuật, bản hướng dẫn an toàn về PCCC, phải trang bị phương tiện chữa cháy
- Phải in các thông số kỹ thuật trên nhãn hàng hóa, bản hướng dẫn an toàn về PCCC bằng tiếng việt, phải có chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy
- Phải in thông số kỹ thuật, bảng hướng dẫn an toàn về PCCC bằng tiếng việt
- Cả A và B đúng
Câu 4: Nội dung sau đây, nội dung nào thuộc về một trong những nguyên tắc PCCC được quy định trong luật PCCC?
- Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong hoạt động có liên quan đến PCCC phải tuân thủ các tiêu chuẩn của Việt Nam về PCCC
- PCCC là lấy phòng ngừa là chính, đề cao trách nhiệm của toàn dân đối với hoạt động PCCC
- Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động PCCC
- PCCC là trách nhiệm của mỗi cơ quan ,tổ chức, hộ gia đình và cá nhân
Câu 5: Việc “Huy động lực lượng và phương tiện để chữa cháy” được quy định tại điều mấy trong Luật PCCC:
- Điều 33
- Điều 34
- Điều 35
- Điều 36
Câu 6: Trong Luật PCCC giải thích “Chất nguy hiểm về cháy, nổ” như thế nào?
- Là chất lỏng, chất khí, máy móc hoặc vật tư, hàng hoá dễ xảy ra cháy nổ
- Là Chất lỏng, chất khí, chất rắn, hoặc máy móc dễ xảy ra cháy, nổ
- Là Chất lỏng, chất khí, chất rắn hoặc vật tư, hàng hoá dễ xảy ra cháy nổ
- Các chất có tính chất đặc biệt nguy hiểm về cháy nổ như xăng, dầu, khí đốt, hóa lỏng
Câu 7: Khi xảy ra cháy tại một cơ sở mà lực lượng cảnh sát PCCC chưa tới, theo quy định của Luật PCCC, khi có mặt những người sau đây ở đám cháy thì ai là người chỉ huy chữa cháy ?
- Người đứng đầu cơ sở bị cháy.
- Đội trưởng đội chữa cháy cơ sở.
- Tổ trưởng tổ sản xuất.
- Tổ trưởng tổ bảo vệ
Câu 8: Trong các nội dung sau đây, nội dung nào là biện pháp cơ bản trong chữa cháy ?
- Huy động nhanh nhất các lực lượng, phương tiện để dập tắt ngay đám cháy.
- Tập trung cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan.
- Thống nhất chỉ huy, điều hành trong chữa cháy.
- Cả 3 câu đều đúng.
Câu 9: Khi nhận được lệnh huy động tham gia cứu chữa đám cháy. Bạn sẽ thực hiện như thế nào?
- Nhanh chóng tiếp cận đám cháy, để cứu người.
- Nhanh chóng tiếp cận đám cháy, sử dụng các dụng cụ tham gia chữa cháy.
- Nhanh chóng nhận lệnh, sử dụng các dụng cụ chữa cháy và thực hiện theo sự chỉ dẫn của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.
- Nhanh chóng tiếp cận đám cháy và thực hiện theo chỉ dẫn của lực lượng chữa cháy cơ sở.
Câu 10: Lực lượng nòng cốt trong hoạt động PCCC của toàn dân là lực lượng nào sau đây?
- Lực lượng dân phòng
- Lực lượng PCCC cơ sở
- Lực lượng PCCC chuyên ngành
- Lực lượng Cảnh sát PCCC
- Tất cả các lực lượng trên
Câu 11: Theo Phụ lục 3, Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính Phủ qui định Các cơ sở giáo dục, trường học nào sau đây thuộc diện phải thiết kế và thẩm duyệt về PCCC:
- Từ 4 tầng trở lên hoặc có khối tích tổng cộng từ 5000m3 trở lên
- Từ 4 tầng trở lên hoặc có khối tích tổng cộng từ 6000m3 trở lên
- Từ 3 tầng trở lên hoặc có khối tích tổng cộng từ 5000m3 trở lên
- Từ 3 tầng trở lên hoặc có khối tích tổng cộng từ 6000m3 trở lên
Câu 12: Danh mục nào sau đây thuộc cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định trong phụ lục I, Nghị định 35/2003/NĐ-CP?
- Kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được có khối tích từ 4000 m3 trở lên
- Kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được có khối tích từ 5000 m3 trở lên; bãi hàng hóa vật tư cháy được có diện tích từ 500 m2 trở lên
- Kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được có khối tích từ 4000 m3 trở lên; bãi hàng hóa vật tư cháy được có diện tích từ 400 m2 trở lên
- Kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được có khối tích từ 4000 m3 trở lên; bãi hàng hóa vật tư cháy được có diện tích từ 500 m2 trở lên
Câu 13: “Trong trường hợp tại nơi xảy ra cháy, lực lượng cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chưa đến nơi mà đám cháy lan từ cơ sở này sang cơ sở khác hoặc cháy lan từ cơ sở sang khu dân cư và ngược lại thì người chỉ huy chữa cháy của cơ sở và khu dân cư bị cháy phải có trách nhiệm phối hợp trong chỉ huy chữa cháy”. Cho biết quy định trên nằm ở điều mấy của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003:
- Điều 26
- Điều 27
- Điều 28
- Điều 29
Câu 14: Theo Điều 5 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP, cá nhân có bao nhiêu trách nhiệm?
- 5
- 6
- 7
- 8
Câu 15: Theo Nghị định số 123/2005/NĐ-CP qui định Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau?
- Thay đổi, dịch chuyển làm sai vị trí niêm yết nội quy, vị trí để biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy
- Không có biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy tại những vị trí cần thiết theo quy định.
- Không ban hành quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy theo quy định
- Tất cả đều đúng
Câu 16: Đ/c hãy cho biết Nghị Định số 123/2005/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 05/10/2005 quy định mức phạt tiền bao nhiêu đối với hành vi Thi công, lắp đặt hạng mục phòng cháy và chữa cháy không theo đúng thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt?
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
- Phạt tiền 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
- Phạt tiền 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng
- Phạt tiền 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
Câu 17: Theo Nghị định số 123/2005/NĐ-CP qui định hành vi nào sau đây bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng?
- Không ban hành quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy theo quy định
- Không phổ biến quy định và nội quy về PCCC cho những người trong phạm vi quản lý của mình
- Không có biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy tại những vị trí cần thiết theo quy định
- Câu A và B đúng
Câu 18: Khoản 1, Điều 24 Nghị định số 123/2005/NĐ-CP quy định hành vi nào sau đây bị Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng?
- Không có biện pháp quản lý và duy trì hoạt động của đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở theo quy định
- Không có biện pháp quản lý và duy trì hoạt động của đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc chuyên ngành theo quy định
- Đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hay chuyên ngành không tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy khi được người có thẩm quyền yêu cầu
- Đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở không tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy khi được người có thẩm quyền yêu cầu.
Câu 19: Theo Thông tư số 04/2004/TT-BCA cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có trên 50 người đến 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở có bao nhiêu người?
- Tối thiếu là 14 người
- Tối thiếu là 15 người
- Tối thiếu là 16 người
- Tối thiếu là 17 người
Câu 20: Theo Thông tư số 04/2004/TT-BCA cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có trên 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở có bao nhiêu người?
- Tối thiếu là 20 người
- Tối thiếu là 23 người
- Tối thiếu là 25 người
- Tối thiếu là 27 người
CÂU HỎI TỰ LUẬN TÌM HIỂU LUẬT PCCC
Câu 1: Bạn là đội viên đội PCCC của cơ sở, khi kiểm tra công tác PCCC tại các chợ, trung tâm thương mại, bạn cần nhắc tiểu thương cần chú ý những vấn đề gì trong việc sử dụng điện?
Trả lời:
Khi sử dụng điện tại các chợ, trung tâm thương mại không được:
- Tự ý sửa chữa, mắc thêm dây dẫn, ổ cắm và các thiết bị tiêu thụ điện.
- Dùng giấy bạc hoặc dây kim loại khác không phù hợp để thay thế cầu chì bị đứt, áp tô mát bị hỏng.
- Dùng vật liệu dễ cháy như giấy, các tông, vải, nilon… để che bóng điện.
- Phơi treo quần áo, khăn mũ, tranh ảnh… trên dây điện ổ cắm, công tắc, cầu chì, cầu dao điện.
- Dùng bóng đèn để sấy háng hóa.
- Treo bóng đèn sát vách ngăn, tường ngăn làm bằng các vật liệu dễ cháy.
- Cắm dây dẫn trực tiếp vào ổ cắm.
- Gập, buộc kéo căng dây dẫn; treo đèn chùm, bóng đèn trực tiếp trên dây dẫn.
Câu 2: Theo các quy định của Pháp luật, anh (chị) hãy cho biết trách nhiệm mua Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc của các cơ sở trong đó có nhiều hộ như nhà tập thể, nhà chung cư hoặc trong một cơ sở mà có nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân thuê thực hiện như thế nào?
Trả lời:
Trách nhiệm mua BHCNBB của các cơ sở trong đó có nhiều hộ như nhà tập thể, nhà chung cư hoặc trong một cơ sở mà có nhiều cơ quan, tổ chức, ca nhân thuê thực hiện như sau:
Điều 6 - Nghị định số 130/2006/NĐ-CP quy định: Tài sản phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc gồm:
- Nhà, công trình kiến trúc và các trang thiết bị kèm theo;
- Máy móc thiết bị;
- Hàng hóa, vật tư, tài sản khác.
Những tài sản này chỉ thực sự được bảo hiểm khi giá trị của chúng tính được thành tiền và được ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm.
Theo điểm b, Khoản 3 - Mục II - Thông tư liên tịch số 41/2007/TTLT-BTC-BCA ngày 24/04/2008 giữa Bộ Tài chính và Bộ Công an quy định về trách nhiệm thực hiện chế độ mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc như sau:
Đối với các cơ sở trong đó có nhiều hộ như nhà tập thể, nhà chung cư hoặc trong một cơ sở mà có nhiều cơ quan tổ chức, cá nhân thuê thì trách nhiệm mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thực hiện như sau:
+ Trường hợp xác định được người là chủ sở hữu cơ sở hoặc người được chủ sở hữu giao quản lý hoặc người đại diện chung, thì người đại diện đó chịu trách nhiệm mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Từng hộ, cơ quan, tổ chức cá nhân có trách nhiệm nộp phí bảo hiểm cho người đại diện. Trong trường hợp này, người được bảo hiểm là từng bộ phận, cơ quan tổ chức, cá nhân đã nộp phí bảo hiểm cho người đại diện.
+ Trường hợp không xác định được người đại diện thì từng hộ, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong cơ sở đó có trách nhiệm trực tiếp mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.