Đồ gia dụng bao năm thì thay

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 15 Tháng ba, 2021

Việc nắm rõ hạn sử dụng của các vật dụng quen thuộc trong nhà sẽ là mẹo giúp bạn bảo vệ sức khoẻ của mình và các thành viên trong gia đình!

1. Ruột gối

Ruột gối chứa nhiều "mạt bụi"

Mạt bụi là một loài mạt (rệp nhỏ) thuộc lớp hình nhện, kích thước rất nhỏ khoảng 1/4 mm, mắt thường con người không thể nhìn thấy. Đặc biệt mạt bụi là tác nhân gây ra phần lớn trường hợp dị ứng, đặc biệt là dị ứng da như nổi mẩn ngứa, sưng tấy, ngứa ngáy.

Nhiều người thường ngủ khi tóc còn ướt, đổ nhiều mồ hôi vào ban đêm hoặc chảy nước miếng khi ngủ, đó là môi trường sống yêu thích của mạt bụi.

Ruột gối

Ruột gối chứa bào tử nấm

Các nhà nghiên cứu thuộc Trường đại học Manchester, Anh phát hiện, ruột gối được sử dụng hơn 1,5 năm chứa hàng ngàn bào tử nấm. Các bào tử nấm có thể xâm nhập vào đường hô hấp, gây ra bệnh hen suyễn, viêm mũi.

Ruột gối chứa bào tử nấm

Lời khuyên: 6 tháng - 1 năm nên thay ruột gối 1 lần.

2. Cây cọ toilet

Lời khuyên: 6 tháng/ lần

Bàn chải vệ sinh nên được làm sạch thường xuyên và thay mới ít nhất 6 tháng một lần. Chổi vệ sinh bằng gỗ có thể dùng lâu hơn một chút nhưng điều quan trọng là phải thay chúng thường xuyên.

Khi nào thay mới đồ gia dụng

3. Nệm

Lời khuyên: 8-10 năm/ lần

Mặc dù nó phụ thuộc vào loại và chất lượng của nệm bạn sử dụng nhưng quy tắc chung là nên mua một tấm nệm mới sau khoảng 8 - 10 năm. Bạn cũng cần phải xem xét các yếu tố khác như tiếng ồn của lò xo, bạn có bị cứng cơ khi thức dậy để xem liệu nệm hiện tại của bạn có cần phải thay mới không.

Khi nào thay mới đồ gia dụng

4. Bộ lọc vòi hoa sen

Lời khuyên: 2-6 tháng/ lần

Tùy thuộc vào tần suất bạn sử dụng vòi hoa sen, loại bộ lọc bạn sử dụng và số lượng người sử dụng cùng một vòi hoa sen thì câu trả lời cho thời gian thay mới bộ lọc vòi có thể khác nhau. Tuy nhiên, nói chung, ít nhất bạn nên thay nó sau 6 tháng.

Khi nào thay mới đồ gia dụng

5. Khăn mặt

Thứ nhất, khăn lau mặt thường tiếp xúc với nước, phơi chưa khô ráo nên sẽ tạo độ ẩm lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi.

Thứ hai, khăn lau mặt thường để trong nhà vệ sinh, môi trường ẩm ướt của nhà vệ sinh dễ khiến khăn lau mặt trở thành ổ vi khuẩn gây bệnh.

Thứ ba, mỗi lần sử dụng khăn lau mặt, vi khuẩn trên da mặt và từ những nguồn khác di dời đến khăn, kết hợp với những vi khuẩn trên khăn lau mặt sẽ không ngừng sinh sôi. Thời gian sử dụng khăn lau mặt càng kéo dài thì vi khuẩn sinh sôi càng nhanh chóng.

Khi nào thay mới đồ gia dụng

Thông thường, những loại vi khuẩn này sẽ không gây hại đến sức khỏe của bạn, nhưng chỉ cần bạn có vết thương hở hoặc hệ miễn dịch suy giảm, thì số vi khuẩn trên khăn lau mặt có khả năng sẽ gây ra bệnh.

Lời khuyên: Sau 3 tháng nên thay khăn lau mặt 1 lần.

6. Thảm phòng tắm

Lời khuyên:  2 năm/ lần

Thảm nhà tắm nên được giặt cách tuần. Khi bạn dùng chung phòng tắm với người khác thì nên giặt hàng tuần. Tuy nhiên, bạn phải thay thế chúng 2 năm một lần.

Khi nào thay mới đồ gia dụng

7. Miếng rửa chén

Lời khuyên:  Mỗi tuần

Nếu không có máy rửa chén thì bạn phải sử dụng miếng rửa chén ít nhất 3 lần/ ngày. Vì vậy, hãy thay mới nó mỗi tuần để đảm bảo sạch sẽ.

Khi nào thay mới đồ gia dụng

8. Gia vị

Tùy theo hạn sử dụng của gia vị bạn mua bạn nên kiểm tra thường xuyên. Với những gia vị ít sử dụng thay mới ít nhất 2 năm một lần bởi vì gia vị có xu hướng mất đi tính chất và hương vị của chúng sau thời gian dài sử dụng.

Gia vị

9. Thảm

Lời khuyên: 10 năm/ lần

Ngay cả khi được chăm sóc thích hợp, thảm cuối cùng cũng phải được thay thế. Hầu hết các nhà sản xuất ước tính bạn sẽ cần thay thế hoàn toàn sau khoảng 10 năm.

Khi nào thay mới đồ gia dụng

10. Máy rửa chén

Lời khuyên: 10 năm/ lần

Bạn nên cho máy rửa bát của mình "nghỉ hưu" nếu nó đã làm việc chăm chỉ được một thập kỷ. Các lý do khác mà bạn nên thay đổi máy rửa bát ngay cả khi nó chưa được 10 năm bao gồm nó hoạt động không tốt và nếu chi phí sửa chữa vượt quá 50% giá của một chiếc máy rửa bát mới.

Khi nào thay mới đồ gia dụng

11. Thớt

Những khe nứt, vết lõm hay vết cắt đan chéo nhau (do dùng quá lâu) trên bề mặt thớt có thể là nơi ẩn náu tốt của vi sinh vật.

Khi dùng thớt, các mảnh vụn của thực phẩm cũng có thể bám lại trong các kẽ hở này và trở thành môi trường tốt cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở nhanh. Đây là nguyên nhân chính cho những nguồn bệnh phát sinh, lây nhiễm vào các thực phẩm ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ.

Thớt

15 Tháng ba, 2021