Cách cúng tất niên miền Nam

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 17 Tháng một, 2023

Phong tục cúng tất niên đã trở thành một nét đẹp truyền thống, đạo lý sâu xa của dân tộc Việt Nam về việc giáo dục, nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn. Phong tục cúng tất niên ở mỗi miền lại có một nét riêng, vậy cúng tất niên ở miền Nam diễn ra như thế nào?

1. Ý nghĩa của phong tục cúng tất niên

Tất niên còn gọi là lễ Tất niên hay tiệc Tất niên là một nghi thức nhằm đánh dấu kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Đây là phong tục tập quán lâu đời và mang nét đẹp văn hóa của người Việt Nam.

“Tất” có nghĩa là xong, là hết, còn “niên” có nghĩa là năm. Như vậy, “Tất niên” là kết thúc một năm cũ và bắt đầu chuẩn bị bước sang năm mới. Tất Niên của nước ta rơi vào ngày 29, 30 tháng Chạp Âm lịch hàng năm.

Vào ngày này, mọi người thường quây quần bên nhau, tổ chức tiệc mừng, văn nghệ, để tổng kết, nhìn lại một năm đã qua, cùng đón giao thừa và mừng năm mới. Họ tận hưởng bầu không khí ấm cúng và tràn ngập niềm vui bên cạnh các thành viên trong gia đình sau một năm tất bật học tập, làm việc và chạy đua với cuộc sống.

Cúng Tất niên cũng thể hiện một nếp sống tâm linh của người Việt. Sau một năm làm ăn vất vả, vào những ngày cuối năm, mọi người đều dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tươm tất để cúng tất niên và chuẩn bị đón Tết.

Mâm lễ cúng Tất niên tùy theo điều kiện gia đình cũng như phong tục tập quán mỗi vùng mà thịnh soạn hay thanh đạm.

Cách cúng tất niên miền Nam

2. Ngày đẹp cúng tất niên 2022

Cúng Tất Niên là lễ truyền thống thường được tiến hành vào chiều hoặc tối 30 Tết, trước lễ cúng giao thừa. Nhưng nhiều gia đình thường làm lễ cúng sớm hơn để có thể đi du lịch, về quê, đến được nhà nhau. Do đó, lễ cúng Tất niên và lễ cúng ngày 30 Tết được tách ra thành hai lễ khác nhau

Tuy nhiên, tùy vào hoàn cảnh và điều kiện của mỗi gia đình mà các gia đình chọn ngày cúng khác nhau, cúng chỉ cần thành tâm, bày tỏ sự biết ơn đối với tổ tiên, thần linh là được nên không cần phải khắt khe chọn ngày. Các bạn có thể tham khảo danh sách các ngày đẹp tháng 1 của TimDapAnđể chọn được một ngày tốt để tiến hành làm lễ cúng tất niên.

3. Cách chuẩn bị một mâm cơm tất niên miền Nam

Thông thường, một mâm cúng tất niên bao gồm: mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, trà, rượu, bánh chưng và mâm cỗ thức ăn (chay hoặc mặn).

Mâm ngũ quả đã trở thành tục lệ không thể thiếu đối với mỗi người dân Việt Nam và đối với người dân miền Nam cũng vậy. Mâm ngũ quả với 5 màu tượng trưng cho ngũ hành của người miền Bắc thì người miền Nam quy định bắt buộc có 4 loại quả mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài do cách nói của người địa phương có ý nghĩa: “cầu – sung – vừa (dừa) – đủ – xài”. Họ cho rằng: “quả” có nghĩa là thành quả lao động suốt năm cho nên chọn năm loại trái cây, biểu trưng công sức của con cháu dâng lên tổ tiên và đất, trời với lời cầu chúc: “ngũ cốc phong thu” mang lại may mắn, tài lộc.

Người miền Nam không chọn chuối, cam hay lê để bày mâm ngũ quả như người miền Bắc và trên mâm quả của họ không nhất thiết phải có đủ 5 loại quả. Ngoài 4 quả nhất thiết phải có thì họ có thể chọn dưa hấu hay thanh long…để bày lên mâm ngũ quả.

Mâm cúng tất niên Miền Nam gồm: bánh tét kèm với đĩa củ cải ngâm nước mắm; canh măng nấu (dùng măng tươi thay cho măng khô), thêm bát canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu (thịt heo, trứng với nước dừa); đĩa thịt heo luộc, đĩa gỏi tôm thịt, đĩa nem, đĩa chả giò, đĩa dưa giá, củ kiệu. Đối với người miền Nam, mâm cỗ tất niên hay có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, chả giò, nem, gỏi tôm thịt… Ở miền Nam, ăn kèm với bánh tét là món dưa giá, kiệu muối chua, dưa góp.

4. Nghi lễ cúng tất niên miền Nam

Chiều 30 Tết, nhà nào cũng tiến hành cúng Tất niên để tiễn năm cũ đón năm mới. Sau khi cúng Tất niên, cả gia đình thường quây quần bên nhau trong không khí ấm ấp, rộn ràng bên nồi bánh chưng, bánh tét.

Trong bữa cơm tất niên, các thành viên nên có mặt đông đủ, nói những chuyện vui trong năm hay những dự định năm mới, động viên nhau vươn lên, nỗ lực hơn, tạo một bầu không khí đầm ấm, hòa thuận.

5. Bài văn khấn cúng lễ tất niên

Để tiến hành nghi lễ cúng tất niên cuối năm thì ngoài việc chuẩn bị mâm cúng tất niên thì còn phải có bài văn khấn lễ tất niên để lễ cúng tất niên cuối năm được trọn vẹn. Chi tiết bài văn cúng tất niên cuối năm mời các bạn tham khảo theo đường link bên dưới:

Trong ngày tết cổ truyền của dân tộc ta, ngoài lễ cúng tất niên cuối năm, thì lễ cúng giỗ ông bà tổ tiên trong 3 ngày đầu năm luôn là việc không thể thiếu. Mời các bạn tham khảo văn khấn gia tiên mùng 1, Văn khấn mùng 2 Tết Văn khấn mùng 3 Tết để thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với các bậc thần phật, ông bà tổ tiên.

Mời tham khảo những bài văn khấn thường dùng trong dịp Tết nguyên đán cổ truyền:

  1. Bài Cúng ông Công ông Táo
  2. Bài Cúng Giao Thừa Ngoài Trời
  3. Bài Cúng Giao Thừa Trong Nhà
  4. Bài cúng Tất Niên
  5. Cách bày mâm ngũ quả đúng phong tục truyền thống
17 Tháng một, 2023

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!