Cách cúng giao thừa miền Nam
Lễ cúng giao thừa là nghi thức quan trọng không thể thiếu trong đêm 30 Tết. Trong 3 miền Bắc, Trung, Nam, mỗi miền lại có phong tục cúng giao thừa riêng. Vậy phong tục cúng giao thừa của người dân miền Nam như thế nào, mời các bạn cùng đi tìm hiểu.
1. Ý nghĩa lễ cúng giao thừa (lễ trừ tịch)
Giao thừa là gì? Theo từ điển Hán Việt của Ðào Duy Anh nghĩa là cũ giao lại, mới đón lấy. Chính vì ý nghĩa ấy, nên hàng năm vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ, mới này, có lễ trừ tịch.
Lễ cúng giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ Tịch được thực hiện khi năm cũ kết thúc và thời khắc bắt đầu bước sang ngày đầu tiên của năm mới. Lễ trừ tịch thường được tiến hành vào giờ chính Tý, tức đúng 12 giờ đêm hôm 30 tháng Chạp.
Lễ cúng giao thừa có thể được cử hành ở cả trong nhà và ngoài trời, vì vậy, các bạn nên chuẩn bị các đồ cúng lễ cần thiết và một bài cúng hoàn chỉnh để có thể thực hiện nghi lễ cúng giao thừa đầy đủ, đúng với truyền thống chung của dân tộc.
Ý nghĩa của lễ trừ tịch là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.
2. Cách cúng giao thừa miền Nam
Thời khắc giao thừa, người miền Nam cúng ngoài sân và trong nhà. Lễ cúng đơn giản với đĩa ngũ quả, hoa trang hoặc vạn thọ, sống đời, hai cây đèn cầy, lư hương, giấy tiền vàng bạc và một trái dừa tươi đã chặt sẵn.
Nhiều người cho biết, cúng Giao thừa ở miền Nam ngày nay đã lược bớt một số công đoạn cũng như giảm đi phần lễ. Nếu đầy đủ và “đúng chuẩn” thì mâm lễ mặn phải có thủ lợn luộc, gà trống luộc, xôi, bánh chưng, chè, đặc biệt kèm thêm bắp cải thảo… tất cả được bày lên bàn trang trọng đặt ở trước cửa nhà.
Vào đúng thời điểm Giao thừa, người chủ gia đình phải thắp đèn, nến, rót rượu, rồi khấn vái trước án. Hiện nay, nhiều gia đình vẫn còn duy trì cách cúng đầy đủ như thế.
Trong lễ cúng giao thừa, Bài văn khấn cúng giao thừa là điều không thể thiếu. Mời các bạn tham khảo: Văn khấn cúng giao thừa trong nhà
3. Mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam
Những món ăn của người miền Nam trong những ngày lễ đón năm mới hầu hết là đồ nguội vì tiết trời ở đây nắng nóng rất dễ bị hỏng đồ ăn. Với những chiếc bánh tét đặc trưng miền Nam thay cho bánh chưng, loại bánh này cũng được làm từ gạo, đỗ xanh và nhân thịt nhưng được gói dài và xắt thành từng miếng hình tròn vừa ăn. Có nhiều loại bánh tét cho dịp này như bánh tét chay, bánh tét mặn, bánh tét ngọt hay bánh tét chiên giòn thơm.
Củ kiệu của miền Nam thay cho củ hành muối miền Bắc được ăn kèm với bánh tét. Để bàn tiệc trông rực rỡ hơn và bớt cảm giác bị ngấy vì thịt và bánh, mâm cỗ sẽ có thêm món cháo cá ám ăn kèm với rau thơm và cây chuối non xắt mỏng. Canh khổ qua là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn ngày Tết của người dân Nam Bộ mang hi vọng một năm mới sẽ đem đến niềm vui, hạnh phúc và may mắn đến với họ.
Mâm cỗ ngày Tết mang đến sự ấm áp, gắn kết keo sơn giữa mỗi thành viên trong gia đình và cũng là tình yêu thương của mọi người dành cho nhau qua bữa cơm gia đình.
4. Những kiêng kị trong những ngày đầu năm ở miền Nam
Theo quan niệm của người miền Nam “có kiêng có lành” vì thế những ngày đầu của năm mới, họ cũng có những tục lệ kiêng kị bắt buộc để có những khởi đầu của năm mới được suôn sẻ. Đêm giao thừa nếu không về nhà kịp thì sẽ rất vất vả ngược xuôi để làm ăn là một trong những điều kiêng kị của người miền Nam.
Người miền Nam rất hiếu khách, nếu họ mời bạn ở lại dùng bữa, bạn đừng từ chối vì điều đó thể hiện tấm lòng của họ. Ngoài ra, người miền Nam còn kiêng kị nhiều thứ như kiêng mất chổi, kiêng làm đổ vỡ những thứ trong nhà…
Đặt chân lên miền đất Nam Bộ với những con người hoà đồng, thích ngoại giao, mến khách sẽ còn rất nhiều điều thú vị trong những nét văn hoá truyền thống và phong tục lễ Tết.
5. Tục lệ trong đêm giao thừa
Sau khi làm lễ giao thừa, các cụ ta có những tục lệ riêng mà cho đến nay, từ thôn quê đến thành thị, vẫn còn nhiều người tôn trọng thực hiện.
- Lễ chùa, đình, đền: Lễ giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc, cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình và nhân dịp này người ta thường xin quẻ thẻ đầu năm.
- Kén hướng xuất hành: Khi đi lễ, người ta kén giờ và hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp may mắn quanh năm.
- Hái lộc: Ði lễ đình, chùa, miếu, điện xong người ta có tục hái trước cửa đình, cửa đền một cành cây gọi là cành lộc mang về ngụ ý là "lấy lộc" của Trời đất Thần Phật ban cho. Cành lộc này được mang về cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô.
- Hương lộc: Có nhiều người thay vì hái cành lộc lại xin lộc tại các đình, đền, chùa, miếu bằng cách đốt một nắm hương, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó về cắm và bình hương bàn thờ nhà mình.Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt được lấy từ nơi thờ tự về tức là xin Phật, Thánh phù hộ cho được phát đạt quanh năm.
- Xông nhà: Thường người ta kén một người "dễ vía" trong gia đình ra đi từ trước giờ trừ tịch, rồi sau lễ trừ tịch thì xin hương lộc hoặc hái cành lộc ở đình chùa mang về. Lúc trở về đã sang năm mới và người này sẽ tự "xông nhà" cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình. Nếu không có người nhà dễ vía người ta phải nhờ người khác tốt vía để sớm ngày mồng một đến xông nhà trước khi có khách tới chúc tết, để người này đem lại sự may mắn dễ dãi.
Trong ngày tết cổ truyền của dân tộc ta, ngoài lễ cúng tất niên giao thừa, thì lễ cúng giỗ ông bà tổ tiên trong 3 ngày đầu năm luôn là việc không thể thiếu. Mời các bạn tham khảo Văn khấn gia tiên mùng 1, Văn khấn mùng 2 Tết và Văn khấn mùng 3 Tết để thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với các bậc thần phật, ông bà tổ tiên.
Mời tham khảo những bài văn khấn thường dùng trong dịp Tết nguyên đán cổ truyền: