Trọn bộ giáo án môn Âm nhạc lớp 7 học kì 2

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 14 Tháng một, 2021

Giáo án học kì 2 lớp 7 môn Âm nhạc

Trọn bộ giáo án môn Âm nhạc lớp 7 học kì 2 là mẫu giáo án điện tử lớp 7 được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Mời quý thầy cô tải về miễn phí.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết và dùng máy tính để tải về.

CHỦ ĐỀ: GIAI ĐIỆU QUÊ HƯƠNG

(3 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS biết bài “Đi cắt lúa” là dân ca Tây Nguyên. Biết nội dung bài hát nói về niêm vui của dân bản khi đón lúa về.

- HS biết định nghĩa về quãng, quãng giai điệu, quãng hòa âm. Gọi được tên một số quãng.

- HS biết bài TĐN số 6 “Xuân về trên bản” là sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ.

- HS biết một số thể loại bài hát như: Hát ru, Hành khúc, Bài hát lao động.

2. Kĩ năng:

- HS hát đúng giai điệu lời ca của bài hát “Đi cắt lúa”. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm. Biết hát kết hợp gõ đệm; tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca….

- HS đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 6, kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp.

3.Thái độ:

- Qua bài hát, GD HS tình cảm yêu mến người lao động- yêu quê hương đất

nước, có ý thức trân trọng- giữ gìn các làn điệu dân ca của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Thích tìm hiểu các quãng trong các bài hát hoặc bài TĐN.

4. Định hướng phát triển năng lực: - Giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội.

Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG TIỆN THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU

1. Phương tiện:

- Giáo viên: Nhạc cụ, giáo án

- Học sinh: - SGK, vở ghi chép, thanh gõ phách.

2. Học liệu:

- Giáo viên: SGK, SGV

- Học sinh: Ôn tập bài cũ.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học:

- Thảo luận nhóm, vấn đáp, thuyết trình…

2. Kĩ thuật: Chia nhóm, đặt câu hỏi…

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Ngày dạy:

Tiết theo chủ đề: Tiết 1: Bài 5- Học hát: Bài Đi cắt lúa - Nhạc lí: Sơ lược về quãng

A. Hoạt động trải nghiệm

1. Ổn định tổ chức lớp: kiểm tra sĩ số (1 phút)

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

GV

?

HS

GV

GV

GV

Miền đất cao nguyên màu mỡ ở Tây Nam Trung Bộ nước ta gồm có các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng được gọi chung là Tây Nguyên. Rừng núi Tây Nguyên bao la là nơi sinh sống của các dân tộc ít người như: Ba- na, Xơ- đăng, Ê- đê, Cơ- ho, Gia- rai, Hrê và nhiều tộc người bản địa khác. Người dân Tây Nguyên yêu quê hương đất nước- yêu tự do chính nghĩa, họ đã vật lộn với thiên nhiên- thú dữ để bảo vệ nương ngô rẫy lúa, chiến thắng giặc ngoại xâm, giữ cho buôn làng được yên vui. Người Tây Nguyên yêu thích ca hát- nhảy múa. Mỗi dân tộc ở đây đều có nền ca nhạc phong phú với những âm điệu và tiết tấu độc đáo- đậm đà bản sắc của dân tộc mình.

Kể tên một số bài hát của các dân tộc ở vùng Tây Nguyên mà em biết ?

TL.

Ru em (Dân ca Xơ- đăng); Bạn ơi lắng nghe (Dân ca Ba- na); Hát mừng (Dân ca Hrê); Cùng múa vui (Dân ca Ê- đê).

Hát hoặc gọi HS hát một số bài hát trên cho HS nghe.

Bài hát “Đi cắt lúa” là một trong những bài dân ca của dân tộc Hrê với câu hát ngắn gọn- mạch lạc có tính chất hồn nhiên- trong sáng.

Cho HS quan sát bài hát “Đi cắt lúa”.

1. Học hát.

a.Giới thiệu bài hát

(7’)

---------------

Trên đây chỉ là một phần của tài liệu, mời các bạn tải file ĐẦY ĐỦ về tham khảo.

Ngoài tài liệu Trọn bộ giáo án môn Âm nhạc lớp 7 học kì 2, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu các môn: Toán lớp 7, Vật Lý lớp 7... và các Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7... được cập nhật liên tục trên Tìm Đáp Án.

14 Tháng một, 2021

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!