Giáo án Mĩ thuật 7 Kết nối tri thức (cả năm)

Admin
Admin 19 Tháng tám, 2022

Giáo án Mĩ thuật 7 Kết nối tri thức với cuộc sống

Giáo án Mĩ thuật 7 Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn theo chương trình sách giáo khoa mới, cho các thầy cô tham khảo, lên kế hoạch giảng dạy phù hợp. Bộ giáo án được biên soạn chi tiết, kỹ lưỡng. Mời các thầy cô tải về tham khảo, chỉnh sửa phù hợp với chương trình dạy trong nhà trường.

Trường: ………………………

Tổ: ……………………………

Họ tên giáo viên: ……………..

TIẾT 01+ 02

CHỦ ĐỀ 1: MĨ THUẬT THẾ GIỚI THỜI KÌ TRUNG ĐẠI (4 TIẾT)

BÀI 1: MĨ THUẬT TẠO HÌNH THỜI KÌ TRUNG ĐẠI

Môn học: Mĩ thuật; lớp: 7

Thời lượng: 02 tiết

Ngày soạn: / /2022

Ngày dạy: Tiết 1: …./…../…..

Tiết 2: …./…../…..

I. MỤC TIÊU

1.1. Năng lực mĩ thuật

- Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Hình thành, phát triển kĩ năng quan sát. Biết khai thác giá trị tạo hình ở thời kì Trung đại trong mô phỏng SPMT.

- Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Lựa chọn được công cụ, vật liệu phù hợp để tạo để tạo thành sản phẩm. Mô phỏng một di sản mĩ thuật thế giới thời kì Trung đại bằng hình thức tạo hình mà em yêu thích. Trưng bày và giới thiệu được sản phẩm của cá nhân/nhóm.

- Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Học hỏi được kinh nghiệm thực hành sáng tạo thông qua đánh giá các sản phẩm của các nhóm trong lớp. Biết đặt câu hỏi và xác định được vẻ đẹp của giá trị tạo hình ở thời kì này trong SPMT của bạn.

1.2. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ được giao trong nhóm. Tự sưu tầm được các vật liệu để tạo sản phẩm. Điều chỉnh những sai sót, hạn chế khi giáo viên và các thành viên trong nhóm góp ý.

- Giao tiếp và hợp tác: Trao đổi thông tin giữa cá nhân, nhóm, lớp cùng hoàn thành nhiệm vụ học tập. Nhận xét được những ưu điểm, thiếu sót của bản thân và từng thành viên trong nhóm khi được giao nhiệm vụ thảo luận vụ và làm bài tập thực hành nhóm.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chú ý lắng nghe và tiếp cận thông tin, ý tưởng liên quan đến tạo sản phẩm với sự cân nhắc, chọn lọc.

1.3. Năng lực đặc thù khác

- Năng lực ngôn ngữ: Sử dụng ngôn ngữ nói, thuyết trình để giới thiệu, trình bày, phản biện, tranh luận về nội dung học tập.

2. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành công việc mà bản thân được phân công, phối hợp với thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. Chủ động tham gia giữ gìn và bảo tồn di sản nghệ thuật. Rèn luyện tính chuyên cần, ý thức trách nhiệm trong các hoạt động thực hành, sáng tạo sản phẩm.

- Chăm chỉ: Không ngừng học hỏi, tìm tòi kiến thức.

- Trung thực: Nghiêm túc trong việc đánh giá sản phẩm mĩ thuật của bản thân và nhóm bạn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Máy tính.

- Một số hình ảnh, clip liên quan đến bài học như sản phẩm/ TPMT trình chiếu trên Powerpoint để HS quan sát như: tranh, tượng, phù điêu, ...

- Sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu liên quan đến mĩ thuật tạo hình thế giới thời kì Trung đại.

2. Học sinh

- Tìm hiểu kiến thức về mĩ thuật thế giới thời kì Trung đại.

- Công cụ: màu vẽ, chì, giấy màu, đất nặn…

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Tổ chức thực hiện:

- GV chiếu video về mĩ thuật thế giới thời kì trung đại, yêu cầu HS thực hiện ở lớp những nhiệm vụ sau:

Em có hiểu biết gì về mĩ thuật thế giới thời kì Trung đại?

- HS quan sát và hình thành kiến thức ban đầu.

- GV đặt vấn đề:

Mĩ thuật thời kì Trung đại phương Tây được xác định từ khoảng thế kỉ 4 – 16. Các trường phái mĩ thuật Trung đại phương Tây di từ diễn tả những câu chuyện về các vị thánh, thần chuyển sang thời kì Phục hưng lấy con người và hiện thực làm đối tượng phản ánh.

Mĩ thuật Trung đại phương Đông được tính từ khi nhà nước phong kiến hình thành (đầu thế kỉ 1) cho đến khoảng thế kỉ 19.Các trường phái mĩ thuật phương Đông đi từ mô phỏng điển tích thần thoại sang triết lí về cuộc sống.

Để nắm bắt rõ ràng và cụ thể hơn về giá trị mĩ thuật thời trung đại và các bước tạo ra SPMT, chúng ta cùng tìm hiểu bài 1 : Mĩ thuật tạo hình thế giới thời kì trung đại.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (20 phút)

a) Mục tiêu

- Biết thêm về mĩ thuật thế giới thời kì Trung đại qua tìm hiểu di sản mĩ thuật của một số nền văn hóa.

- Nhận biết được giá trị thẩm mĩ của một số trường phái nghệ thuật thời kì Trung đại.

- Nắm được các bước thực hiện mô phỏng di sản mĩ thuật thế giới thời kì Trung đại qua hình thức nặn.

b) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

2.1. Quan sát (10 phút)

1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV hướng dẫn HS quan sát các TPMT trong SGK hoặc hình ảnh sưu tầm trên PowerPoint

- GV gợi ý để HS tìm hiểu nội dung qua các câu hỏi sau:

1. Các TPMT trên xuất hiện vào khoảng thời gian nào ?

2. Tạo hình thời kì này có gì nổi bật ?

3. MT thời kì này có nhiệm vụ gì ?

- GV : Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của các TPMT thời kì này.

- GV : Cho HS thảo luận nhóm đôi về các nội dung sau :

1. Tạo hình MT trong thời kì này có đặc điểm gì ?

2. Chất liệu chủ yếu là gì ?

2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.

+ GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

3. Báo cáo kết quả hoạt động.

+ GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm đứng dậy trả lời.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

4. Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- TPMT xuất hiện vào khoảng thế kỉ IV đến thế kỉ XVI.

- Tạo hình trong các TPMT có sự thay đổi lớn : Các nhân vật được lấy từ kinh thánh dân được thay thế bởi con người trong hiện thực.

- Đưa nền MT thế giới thoát khỏi sự chi phối của tôn giáo đồng thời đề cao tính hiện thực, đưa con người vào trung tâm của NT.

- Đặc điểm : Giai đoạn đầu tạo hình mang tính ước lệ, tượng trưng, sang giai đoạn sau coi trọng đến hình khối và sự cân đối của cơ thể con người. Tạo hình dựa trên cơ sở các môn khoa học.

- Chất liệu :

+ Đối với HH : Tìm ra chất liệu mới là chất liệu sơn dầu.

+ Đối với điêu khắc : Vẫn sử dụng chất liệu như đá, thạch cao, đồng.

2.2. Cách thể hiện (10 phút)

1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS tìm hiểu các bước thực hiện mô phỏng một di sản MT thế giới thời kì trung đại.

- GV hướng dẫn HS quan sát các SPMT của HS trong SGK.

1. Chất liệu được sử dụng để mô phỏng ở trên là chất liệu gì?

2. Ngoài chất liệu đó ra chúng ta có thể sử dụng các chất liệu nào?

3. Chất liệu khác nhau thì các bước mô phỏng có thay đổi không?

- GV: Yêu cầu HS quan sát SGK và nêu các bước mô phỏng.

2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

3 Báo cáo kết quả hoạt động .

- HS trình bày kết quả.

- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

4 Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

Các bước mô phỏng một di sản MT thế giới thời kì trung đại.

Bước 1 : Lựa chọn một di sản MT thời kì trung đại.

Bước 2 : Nặn dáng người

Bước 3 : Nặn phần trang phục (quần áo, mũ…)

Bước 4 : Ghép các bộ phận đã nặn ở trên.

Bước 5 : Hoàn thiện sản phẩm

(GV có thể vừa phân tích vừa thị phạm)

Còn tiếp, mời các bạn tải về để lấy trọn bộ cả năm

Ngoài Giáo án Mĩ thuật 7 Kết nối tri thức (cả năm), mời các bạn tham khảo tài liệu các môn học lớp 7 sách Kết nối tri thức như: Toán 7 tập 1, Ngữ văn 7 tập 1 KNTT, Khoa học tự nhiên 7 và các đề thi học kì 1, đề thi học kì 2 lớp 7 được cập nhật liên tục trên Tìm Đáp Án.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Giáo án mới nhất