Giáo án văn hóa giao thông lớp 3: Bài 8
Giáo án văn hóa giao thông lớp 3: Bài 8
Giáo án văn hóa giao thông lớp 3: Bài 8 là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho quý thầy cô giáo lớp 3 về việc giảng dạy những văn hóa giao thông tới các em học sinh. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các thầy cô tạo ra những tiết học hay và bổ ích cho các em.
Giáo án Văn hóa giao thông lớp 3
BÀI 8: KHI NGƯỜI THÂN VỪA NGHE ĐIỆN THOẠI VỪA ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
I- MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS biết được sự nguy hiểm khi vừa nghe điện thoại vừa điều khiển phương tiện giao thông.
2. Kĩ năng
- Biết cách xử lý khi phát hiện người thân vừa nghe điện thoại vừa điều khiển phương tiện giao thông.
- Biết ngăn cản người thân khi vừa sử dụng điện thoại vừa điều khiển phương tiện giao thông.
- Biết đánh giá hành vi đúng-sai của người khác về việc sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện giao thông.
3. Thái độ
Biết nhắc nhở mọi người không sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện giao thông.
II- CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Tranh ảnh về người vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại để chiếu minh họa (nếu là giáo án điện tử)
- Tranh ảnh sưu tầm hoặc chuẩn bị tranh ảnh về người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng điện thoại trong đồ dùng học tập của nhà trường.
- Các hình ảnh trong sách Văn hóa giao thông lớp 3
2. Học sinh
Sách văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 3
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Các phương pháp và kĩ thuật dạy học:
Có thể sử dụng kết hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học như: trải nghiệm, thảo luận nhóm, đóng vai , trò chơi…….
1. Tổ chức trong lớp
a) Trải nghiệm
Gv đặt câu hỏi để dẫn dắt vào bài:
- Em đã từng đi những loại phương tiện giao thông đường bộ nào?
- Khi đi ô tô/xe máy ai chở em?
- Có khi nào trên đường đi ba/mẹ...vừa chở em vừa nghe điện thoại không?
- Em thấy khi vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại có nguy hiểm không?
- Vậy khi thấy người thân vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại em cần làm gì?
b) Hoạt động cơ bản: Đọc truyện “Ba ơi! Dừng xe rồi nghe điện thoại”
- GV cho Hs đọc truyện, quan sát hình ảnh trong sách và cho Hs thảo luận nhóm đôi hoặc thảo luận cả lớp theo các câu hỏi:
+ Khi đang đi trên đường, điện thoại reo, ba Thanh đã làm gì?
+ Thanh cảm thấy thế nào khi ba vừa lái xe vừa nghe điện thoại?
+ Vì sao ba và Thanh bị ngã?
+ Theo em, nếu Thanh dứt khoát nhắc ba dừng xe để nghe điện thoại thì tai nạn có thể tránh được không?
+ Nếu em thấy người thân vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại, em sẽ làm gì?
- Để Hs hiểu rõ hơn về hậu quả khi vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại, Gv còn có thể trình chiếu video, clip, các tranh ảnh hoặc chuẩn bị các tranh ảnh trong khổ giấy A0 về hậu quả của việc vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại.
c) Hoạt động thực hành
GV nêu câu hỏi 1 bài tập thực hành:
1/ Em hãy nêu những nguy hiểm có thể gặp khi vừa lái xe vừa nghe điện thoại.
- Yêu cầu Hs thảo luận nhóm đôi sau đó gọi đại diện các nhóm phát biểu
- GV chốt:
Những nguy hiểm có thể gặp khi vừa lái xe vừa nghe điện thoại:
+ Va vào xe người khác.
+ Bị xe người khác va vào mình
+ Không xử lý kịp các những nguy hiểm xảy ra trên đường.
- GV yêu cầu Hs đọc câu lệnh bài tập 2: Em hãy ghi Đ vào ô □ ở hình ảnh thể hiện điều nên làm, ghi S vào □ ở hình ảnh thể hiện điều không nên làm.
- Gv chiếu lần lượt từng tranh và hỏi:
+ Em thấy gì qua bức tranh?
+ Em thấy việc làm trong tranh đúng hay sai? Vì sao?
- Nếu trong thực tế, em gặp những hành động chưa đúng như trong các hình ảnh,em sẽ làm gì?
- GV chốt
d) Hoạt động ứng dụng
- Yêu cầu Hs đọc mẩu chuyện ngắn trong sách.
- Chiếu tranh, hỏi:
+ Em thấy gì qua bức tranh?( tranh 1) (Mẹ Ngân dừng lại nghe điện thoại)
+ Theo em việc làm này đúng hay sai?
+ Tương tự với tranh 2
+ Nếu em là Ngân em sẽ làm thế nào?
Hs cần nêu được: Khi điều khiển giao thông nghe điện thoại reo phải dừng lại bên đường để nghe. Không được vừa lái xe vừa nghe điện thoại như vậy sẽ gây nguy hiểm cho mình và người khác.
2. Tổ chức lớp học ởs sân trường hoặc nơi khác: Thảo luận nhóm, Đóng vai
- Tổ chức trò chơi “Đóng vai”: Yêu cầu các tổ dựa vào nội dung truyện , thảo luận đóng vai dựng lại tình huống
- Gọi đại diện các tổ trình bày
- Sau trò chơi đóng vai, GV nhận xét, chốt ý.
Ngoài tài liệu trên, các bạn có thể tham khảo thêm giáo án trọn bộ các môn lớp 3 để chuẩn bị bài giảng của mình tốt hơn và hiệu quả hơn.