Giáo án văn hóa giao thông lớp 3: Bài 6

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 02 Tháng mười, 2018

Giáo án văn hóa giao thông lớp 3: Bài 6

Giáo án văn hóa giao thông lớp 3: Bài 6 là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho quý thầy cô giáo lớp 3 về việc giảng dạy những văn hóa giao thông tới các em học sinh. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các thầy cô tạo ra những tiết học hay và bổ ích cho các em.

Giáo án Văn hóa giao thông lớp 3

Bài 6: KHI EM LÀ NGƯỜI CHỨNG KIẾN

VỤ VA CHẠM GIAO THÔNG

1. Mục tiêu:

Kiến thức:

Hs biết tham gia giao thông an toàn, đúng luật.

Chấp hành tốt luật giao thông là thể hiện nếp sống văn minh.

Kỹ năng:

Hs biết cách kêu gọi sự giúp đỡ của người khác, hỗ trợ, chăm sóc người bị nạn theo khả năng của mình.

Hs biết sẵn sàng nhận lỗi và sửa lỗi khi làm sai.

Thái độ:

Hs biết thuật lại vụ việc chính xác, trung thực.

Hs thực hiện và nhắc nhở người thân, bạn bè cùng thực hiện đúng luật khi tham gia giao thông.

2. Chuẩn bị:

Giáo viên:

Tranh ảnh về các hành động có ý thức/không có ý thức khi tham gia giao thông.

Các tranh ảnh trong bài ở sách Văn hóa giao thông.

Học sinh:

Sách văn hóa giao thông dành cho lớp 3.

Đồ dùng dạy học sử dụng trong tiết học theo sự phân công của giáo viên.

3. Các hoạt động dạy học:

Trải nghiệm:

Cho Hs xem 1 số tranh ảnh về các hành động tham gia giao thông an toàn và không an toàn.

Hỏi: Từ các hành động tham gia giao thông không an toàn, em hãy nêu 1 số nguyên nhân gây va chạm giao thông?

Gv mời một số Hs nêu, mời Hs khác nhận xét, Gv nhận xét chuyển ý vào bài mới.

Hoạt động cơ bản: Khi chứng kiến vụ va chạm giao thông cần sẵn sang hỗ trợ người bị nạn theo khả năng của mình và thuật lại sự việc một cách trung thực.

Gv kể câu chuyện “Phản hồi đúng sự thật” – Hs lắng nghe.

Gv nêu câu hỏi:

+ Vì sao xe Bình va phải bé Bo?

+ Khi bé Bo ngã, Mai đã làm gì?

+ Tại sao Mai không bênh vực Bình dù Mai và Bình là bạn thân?

Hs trao đổi, thảo luận theo nhóm đôi câu hỏi sau: Khi chứng kiến vụ va chạm giao thông, chúng ta nên làm gì?

Gv mời đại diện nhóm trình bày câu trả lời, nhóm khác bổ sung ý kiến.

Gv nhận xét chốt ý:

Khi chứng kiến vụ va chạm giao thông, em cần sẵn sàng hỗ trợ, chăm sóc người bị nạn theo khả năng của mình và thuật lại vụ việc một cách trung thực.

Hoạt động thực hành:

Gv yêu cầu Hs đọc thầm nội dung củacác tình huống kết hợp xem tranh.

Gv tổ chức cho Hs thảo luận nhóm đôi.

+ Tình huống 1: Theo em, em sẽ làm gì nếu chứng kiến vụ va chạm giao thông trên?

+ Tình huống 2:

Theo em, em sẽ làm gì nếu chứng kiến vụ va chạm giao thông trên?

Theo em, bạn nàotham gia giao thông chưa an toàn?

Gv mời đại diện 1 số nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

Gv nhận xét, chốt ý:

Chứng kiến tai nạn diễn ra

Sẵn lòng giúp đỡ dẫu là không quen

Nếu cần thuật lại rõ thêm

Đúng, sai, phải, trái, đôi bên rõ ràng.

Hoạt động ứng dụng:

Gv cho Hs thảo luận nhóm 3, diễn lại tình huống ở hoạt động thực hành.

+ Gv mời 2 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét – bổ sung ý kiến, Gv nhận xét.

Gv cho Hs thảo luận nhóm 4 tình huống: Trên đường đi học về nếu em nhìn thấy hai bạn học sinh đi xe đạp va phải nhau. Cả hai bạn đều ngã bất tỉnh. Em sẽ làm gì trước tình huống đó?

+ Gv mời 1 số nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét – bổ sung ý kiến, Gv nhận xét.

Gv chốt ý:

Khi gặp tai nạn hiểm nguy

Kịp thời kêu gọi người đi giúp liền.

Củng cố - dặn dò:

Gv cho Hs trải nghiệm tình huống: Nêu lại sự việc hai bạn va chạm nhau mà các em từng chứng kiến.

Gv liên hệ giáo dục: Để tránh va chạm giao thông, các em cần phải làm gì?

Gv nhận xét tiết học, dặn dò Hs chuẩn bị bài sau.

Ngoài tài liệu trên, các bạn có thể tham khảo thêm giáo án trọn bộ các môn lớp 3 để chuẩn bị bài giảng của mình tốt hơn và hiệu quả hơn.

02 Tháng mười, 2018

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!