Giáo án văn hóa giao thông lớp 3 trọn bộ

Admin
Admin 20 Tháng một, 2021

Giáo án văn hóa giao thông lớp 3 cả năm

Giáo án văn hóa giao thông lớp 3 cả năm là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho quý thầy cô giáo lớp 3 về việc giảng dạy những văn hóa giao thông tới các em học sinh. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các thầy cô tạo ra những tiết học hay và bổ ích cho các em.

Giáo án Văn hóa giao thông lớp 3

THIẾT KẾ BÀI DẠY

MÔN: VĂN HÓA GIAO THÔNG – LỚP 3

Bài 1 – lớp 3

CHẤP HÀNH HIỆU LỆNH CỦA NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS biết chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

2. Kĩ năng:

- HS có ý thức chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

3. Thái độ:

- HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện việc chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Tranh ảnh về các hình ảnh của người điều khiển giao thông để trình chiếu minh họa.

− Phấn viết bảng, băng đỏ, còi, không gian sân trường để thực hiện hoạt động trò chơi đóng vai.

- Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 3

2. Học sinh

- Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 3.

- Đồ dùng học tập sử dụng cho giờ học theo sự phân công của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Trải nghiệm:

- H: Khi đi trên đường, em thường thấy những hiệu lệnh giao thông nào?

- H: Bạn nào đã từng thấy người điều khiển giao thông? Em thấy ở đâu?

GV chuyển ý: Người điều khiển giao thông có đặc điểm gì, họ là những ai, họ điều khiển giao thông như thế nào? Để biết được điều đó, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay: Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

- HS trả lời: đèn tín hiệu giao thông, người điều khiển giao thông, biển báo giao thông, vạch kẻ đường…

HS trả lời: Em thường thấy ở ngã ba, ngã tư của đường.

2. Hoạt động cơ bản: Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông để đảm bảo an toàn.

- GV kể câu chuyện “Người điều khiển giao thông”

- GV cho HS thảo luận nhóm 4:

Câu 1: Tại sao ở ngã tư, khi không có tín hiệu đèn giao thông nhưng ba Sơn và mọi người vẫn dừng xe? (Tổ 1)

Câu 2: Những ai được điều khiển giao thông trên đường? (Tổ 2)

Câu 3: Người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông có đặc điểm gì? (Tổ 3)

Câu 4: Người điều khiển giao thông thường dùng các phương tiện hỗ trợ gì để ra hiệu lệnh? (Tổ 4)

- GV mời đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét.

H: Khi đi trên đường, vừa có đèn tín hiệu giao thông, vừa có người điều khiển giao thông thì em sẽ chấp hành theo hiệu lệnh nào?

GV chốt ý:

Ngoài đèn tín hiệu giao thông, còn có người điều khiển giao thông trên đường. Tất cả lái xe, người đi bộ đều phải chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, kể cả trong trường hợp hiệu lệnh trái với tín hiệu của đèn điều khiển giao thông, biển báo hiệu hoặc vạch kẻ đường.

Có đèn tín hiệu giao thông

Có người điều khiển giao thông trên đường

An ninh trật tự phố phường

Chấp hành nghiêm chỉnh bốn phương an toàn.

- GV cho HS xem một số tranh, ảnh minh họa về người điều khiển giao thông trên đường.

3. Hoạt động thực hành

- GV cho HS quan sát hình trong sách và yêu cầu HS nối hình vẽ ở cột A với nội dung ở cột B sao cho đúng.

GV cho HS thảo luận nhóm đôi để làm vào phiếu bài tập.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

- GV gọi 6 em lần lượt thực hiện 6 hiệu lệnh giao thông vừa học.

- Các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương những bạn làm đúng, đẹp.

GV chốt ý:

Tuân theo điều khiển giao thông

Chấp hành hiệu lệnh mới mong an toàn

4. Hoạt động ứng dụng: Trò chơi: Em là người điều khiển giao thông

- GV vẽ trên sân trường ngã ba, ngã tư đường.

- GV cho HS tham gia trò chơi:

- 1 HS đóng vai người điều khiển giao thông đeo băng đỏ ở khoảng giữa cánh tay phải, đứng ngã ba hoặc ngã tư đường. Người điều khiển giao thông ra các hiệu lệnh như ở phần thực hành. Các học sinh khác đóng vai người tham gia giao thông làm động tác như đang lái xe. Những học sinh ngồi sau xe, hai tay ôm eo người lái. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Người nào làm sai là vi phạm pháp luật và phải dừng cuộc chơi. GV có thể cho HS thay phiên nhau làm người điều khiển giao thông.

GV chốt ý:

Hiệu lệnh giao thông

Của người điều khiển

Như thuyền đi biển

Cần ngọn hải đăng

Người xe băng băng

Tìm về bến đỗ

Đường phố thông thoáng

An toàn nơi nơi

5. Củng cố, dặn dò:

- H: Theo em, những ai được điều khiển giao thông trên đường?

GV liên hệ giáo dục:

H: Nếu chúng ta không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông thì điều gì sẽ xảy ra? HS: Tai nạn xảy ra, đường phố bị ùn tắc, bị xử phạt vì vi phạm quy tắc giao thông…

H: Việc chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông sẽ giúp ích cho chúng ta điều gì? Đảm bảo an toàn cho mình và cho người khác. Đảm bảo an ninh trật tự xã hội…

GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau: Lên xuống xe buýt, xe lửa an toàn.

– HS lắng nghe.

- Các nhóm thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến

- Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

- Hs thực hiện

- Thảo luận nhóm đôi

- Các nhóm trình bày

- 6 hs lên lần lượt thực hiện

- Hs tham gia trò chơi theo hướng dẫn

HS: Người điều khiển giao thông là cảnh sát giao thông; người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông.

Bài 2 – lớp 3

LÊN XUỐNG XE BUÝT, XE LỬA AN TOÀN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS hiểu biết một số quy định lên xuống xe buýt, xe lửa an toàn.

2. Kĩ năng:

- HS thực hiện lên xuống xe buýt, xe lửa đúng và an toàn.

3. Thái độ:

- HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện việc lên xuống xe buýt, xe lửa an toàn.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Tranh ảnh về các hình ảnh lên xuống xe buýt của mọi người để trình chiếu minh họa.

- Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 3

2. Học sinh

- Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 3.

- Đồ dùng học tập sử dụng cho giờ học theo sự phân công của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

2. Trải nghiệm:

- H: Em hãy kể tên một số loại phương tiện giao thông công cộng mà em biết? - H: Trong lớp mình đã có bạn nào từng đi xe buýt, xe lửa?

- H: Khi lên xuống xe buýt, xe lửa em thực hiện như thế nào?

2. Hoạt động cơ bản: Thực hiện lên xuống xe buýt, xe lửa an toàn

- GV yêu cầu 1 HS đọc truyện ” Đừng vội vã”.

H: Tuấn và chị Thảo đi thăm ông bà nội bằng phương tiện gì?

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi các câu hỏi sau:

+ Khi xe buýt đến, tại sao chị Thảo ngăn không cho Tuấn lên xe ngay? (Tổ 1+2)

+ Tại sao Tuấn bị ngã? (Tổ 3+4)

- GV mời đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét.

H: Khi đi xe buýt, xe lửa chúng ta phải lên xuống như thế nào cho an toàn?

- GV nhận xét, chốt ý: Khi đi xe buýt hay xe lửa, chúng ta nên lên xuống một cách trật tự và an toàn.

- GV cho HS xem một số tranh, ảnh minh họa.

3. Hoạt động thực hành

- GV cho HS quan sát hình trong sách và yêu cầu HS và xác định hành vi đúng, sai của các bạn khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng bằng hình thức giơ thẻ Đúng/ Sai.

- GV nhận xét.

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi câu hỏi:

H: Những người thực hiện lên xuống xe buýt, xe lửa ở tranh 2,4,5 thể hiện điều gì? Là người văn minh, lịch sự, có văn hóa giao thông.

GV chốt ý: Người có văn hóa giao thông luôn cư xử lịch sự khi tham gia giao thông.

4. Hoạt động ứng dụng: Bày tỏ ý kiến

- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1

H: Tại sao các hành vi ở tranh 1, 3, 6 của phần thực hành không nên làm?

H: Em sẽ nói gì với những người có hành động không nên làm ở tranh 1,3,6?

-GV nhận xét.

-GV liên hệ giáo dục: Khi lên xuống xe buýt, xe lửa các em phải chú ý cẩn thận và chấp hành đúng các quy định chung.

- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2:

- GV cho HS thảo luận nhóm 5 viết tiếp câu chuyện. HS thảo luận trong vòng 5’

- GV gọi đại diện 3 nhóm trình bày câu chuyện của nhóm mình.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

-GV nhận xét, tuyên dương những nhóm có câu chuyện hay.

-GV chốt ý:

Lên xe hay xuống tàu

Em luôn luôn ghi nhớ

Phải dành phần ưu ái

Cho phụ nữ mang thai

Cho người già, em nhỏ.

5. Củng cố, dặn dò:

- Cho HS chơi trò chơi Rung chuông vàng, bằng cách trả lời các câu hỏi để củng cố kiến thức cho học sinh.

- GV dặn dò học sinh tham gia giao thông an toàn và tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia. Chuẩn bị bài “ An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông đường thủy”

-

- HS trả lời: xe buýt, taxi, xe lửa, máy bay….

- HS: Xe buýt

- Thảo luận nhóm đôi

- Đại diện các nhóm trình bày

- Khi đi xe buýt hay xe lửa, chúng ta nên lên xuống một cách trật tự và an toàn.

- Hs thực hành theo hướng dẫn

- Hs trả lời

- Hs đọc yêu cầu bài tập 1

- Hs trả lời

- Hs đọc yêu cầu bài tập 2

- Thảo luận nhóm 5

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Hs tham gia trò chơi.

Tài liệu này còn tiếp, mời các bạn tải bản đầy đủ về.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!