Giáo án Văn 8: Ôn tập về luận điểm theo Công văn 5512

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 26 Tháng một, 2021

Giáo án Văn 8 Ôn tập về luận điểm

Giáo án Văn 8: Ôn tập về luận điểm theo Công văn 5512 được TimDapAnsưu tầm và chia sẻ bởi đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm giảng dạy. Giáo án điện tử bài ôn tập về luận điểm này nhằm cung cấp cho các thầy cô tài liệu tham khảo cho quá trình xây dựng bài dạy bộ môn, với nội dung chi tiết trình bày khoa học giúp học sinh nhanh chóng nắm bắt được trọng tâm bài học.

Bài 24. Tiết: Tập làm văn

ÔN TẬP VỀ LUẬN ĐIỂM

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Khái niệm luận điểm.

- Quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghị luận, quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác,…

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản.

3. Phẩm chất:

- Yêu quê hương đất nước.

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học.

- Tham khảo một số tài liệu liên quan đến bài học.

2. Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo nội dung được phân công.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU: (3 phút)

1. Mục tiêu:

- HS hiểu luận điểm, cách lập luận, bố cục…), luận điểm có vai trò như thế nào trong bài văn nghị luận

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu

2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng

4. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- Gv: ? Dựa vào kiến thức về văn nghị luận đã học ở lớp 7, hãy xác định câu văn luận điểm trong đoạn văn sau:

“Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…..Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vỡ các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”.

(Hồ Chí Minh - “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

- Hs: tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: trả lời

- Giáo viên: quan sát giúp đỡ Hs

- Dự kiến sản phẩm:

* Báo cáo kết quả: Học sinh trả lời miệng

* Đánh giá kết quả:

- HS nhận xét, bổ sung đánh giá

- GV nhận xét đánh giá

Ở lớp 7 chúng ta đó được tìm hiểu về văn nghị luận (Luận điểm, cách lập luận, bố cục…), vậy luận điểm có vai trò như thế nào trong bài văn nghị luận, mối quan hệ giữa luận điểm và vấn đề nghị luận, mối quan hệ giữa các luận điểm với nhau như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khái niệm luận điểm.

1. Mục tiêu: Giúp HS nắm được

Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết nêu ra trong bài văn nghị luận.

2. Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên: nêu yêu cầu

1. Xác định những luận điểm trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”?

2. Một bạn cho rằng bài “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn gồm có hai luận điểm.

- LĐ1: Lí do cần phải dời đô.

- LĐ2: Lí do có thể coi thành Đại La là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

? Xác định luận điểm như vậy có đúng không? Vì sao?

- Hs: tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: làm việc cá nhân.

- Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs

- Dự kiến sản phẩm:

1.- Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. (luận điểm cơ sở, luận điểm xuất phát).

- Những biểu hiện lòng yêu nước của nhân dân ta trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.

- Những biểu hiện cụ thể trong lĩnh vực chiến đấu, sản xuất, học tập…trong hiện tại.

- Nhiệm vụ của Đảng là làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân được phát huy mạnh mẽ trong công việc kháng chiến (luận điểm chính dùng để kết luận -> Là cái đích hướng tới của văn bản).

2. Các luận điểm trong bài “Chiếu dời đô”:

- Lđ1: Nêu sử sách làm tiền đề: Các triều đại trước đây đã từng nhiều lần dời đô và đạt được kết quả tốt đẹp.(luận điểm cơ sở, xuất phát)

- Lđ2: Soi sáng tiền đề vào thực tế: Hai triều đại Đinh, Lê không chịu dời đô nên triều đại ngắn ngủi, muôn vật không được thích nghi.

- Lđ3: Khẳng định: thành Đại La là nơi tốt nhất để chọn làm kinh đô - nhà vua sẽ rời đô đến đó. (luận điểm chính – kết luận).

* Báo cáo kết quả: Hs trả lời

* Đánh giá kết quả:

- Học sinh: các nhóm nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

Hoạt động 2: Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận.

1. Mục tiêu: Giúp HS nắm được

Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận.

2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cặp đôi

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên: nêu yêu cầu

1. Vấn đề được đặt ra trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là gì? Nếu trong bài văn HCM chỉ nêu ra luận điểm “Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn”, có thể làm sáng tỏ được vấn đề không?

2. Quan sát hệ thống luận điểm “Chiếu dời đô”. Nếu Lí Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm “Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô” thì mục đích của nhà vua khi ban chiếu có đạt được không? Tại sao?

3. Qua việc tìm hiểu em rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận?

- Hs: tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: làm việc cá nhân.

- Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs

- Dự kiến sản phẩm:

1. Vấn đề được đặt ra trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là :

- Vấn đề đặt ra là: tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam.

Gv cho h/s quan sát lại hệ thống luận điểm của bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.

Nếu trong bài văn HCM chỉ nêu ra luận điểm “Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn”, thì luận điểm đó không đủ để là rõ vấn đề một cách toàn diện tinh thần yêu nước của đồng bào ta.

(Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày xưa như thế nào?)

2. Luận điểm trên cũng không đủ làm sáng tỏ vấn đề cần phải dời đô đến Đại La. Bởi vì người nghe chưa hiểu tại sao phải dời đô một cách cụ thể và thuyết phục.

* Báo cáo kết quả: Hs trả lời

* Đánh giá kết quả:

- Học sinh: các nhóm nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

Hoạt động 3: Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận

1. Mục tiêu: Giúp HS nắm được

Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.

2. Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên: nêu yêu cầu

1. Hãy trình bày rõ vì sao chúng ta cần phải đổi mới phương pháp học tập, em sẽ chọn hệ thống luận điểm nào trong bảng hệ thống?

2. Qua việc tìm hiểu trên em rút ra nhận xét gì về luận điểm và mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận?

- Hs: tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: làm việc cá nhân.

- Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs

- Dự kiến sản phẩm:

1. Bảng hệ thống 1: đạt yêu cầu. Vì rất chính xác, các luận điểm có sự liên kết với nhau, không bị trùng lặp.

- Sắp xếp theo trình tự hợp lí: Có luận điểm (a) là cơ sở, tiền đề cho các luận điểm khác.

- Luận điểm (b) kế thừa phát triển ý của luận điểm (a), trả lời câu hỏi vì sao phải thay đổi phương pháp học tập cũ.

- Luận điểm (c) là kết luận, cái đích của bài đó là ưu điểm và hiệu qủa của phương pháp học tập mới so với phương pháp cũ.

G: Như vậy, bảng hệ thống (1) chỉ đưa ra ba luận điểm nhưng có sự liên kết chặt chẽ với nhau, cùng hướng tới làm sáng tỏ vấn đề, luận điểm trước làm cơ sở cho luận điểm sau, luận điểm sau kế thừa và phát triển luận điểm trước.

Bảng hệ thống 2:

- Luận điểm chưa chuẩn xác, chưa phù hợp với vấn đề cần giải quyết, trình bày lộn xộn vừa thiếu vừa thừa, các luận điểm chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau:

+ Có luận điểm không chính xác vì không thể chỉ đổi mới phương pháp là kết quả học tập sẽ dược nâng cao (lđa); cũng không thể đòi hỏi phải thường xuyên đổi mới cách học tập nếu không có lí do chính đáng (lđb).

+ Có luận điểm chưa phù hợp với vấn đề: (lđc) vì chưa chăm học và nói chuyện riêng đều không phải là khuyết điểm về phương pháp học tập.

=> Vì chưa chính xác nên luận điểm (a) không thể làm cơ sở để dẫn tới luận điểm (b). Bởi không bàn về phương pháp học tập nên luận điểm (c) không liên kết được với các luận điểm đứng trước và sau nó. Do đó luận điểm (d) cũng không kế thừa và phát huy được kết quả của 3 luận điểm (a), (b), (c) trước đó.

Nếu viết theo hệ thống luận điểm này thì bài làm không thể rõ ràng mạch lạc (bởi mạch văn không thông suốt), các ý không tránh khỏi luẩn quẩn, trùng lặp, chồng chéo (ví dụ: ý ‘cần đổi mới phương pháp học tập’ sẽ phải nói đi nói lại suốt bài.

* Báo cáo kết quả: Hs trả lời

* Đánh giá kết quả:

- Học sinh: các nhóm nhận xét , bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

I. Khái niệm luận điểm.

- Trong bài văn nghị luận, luận điểm là một hệ thống. Có luận điểm chính (cái đích hướng tới của bài viết), có luận điểm phụ (luận điểm xuất phát).

II. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận:


- Luận điểm phải đủ để làm sáng tỏ vấn đề.

III. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận:

Các luận điểm cần:

+ Chính xác, phù hợp.

+ Liên kết với nhau.

+ Phân biệt rành mạch với nhau.

+ Được sắp xếp theo một trình tự hợp lí

3. Ghi nhớ: sgk/75

IV. Luyện tập

Giáo án vẫn còn dài mời quý thầy cô tải về để tham khảo trọn nội dung

Bài tiếp theo: Giáo án Văn 8: Viết đoạn văn trình bày luận điểm theo Công văn 5512

Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử Tìm Đáp Án

26 Tháng một, 2021

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm