Giáo án Văn 8: Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm theo Công văn 5512
Giáo án Văn 8 Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm
Giáo án Văn 8: Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm theo Công văn 5512 được TimDapAnsưu tầm và chọn lọc. Bài giáo án điện tử này sẽ giúp các thầy cô có thêm tài liệu soạn giáo án môn ngữ văn lớp 8. Bên cạnh đó, còn giúp các em học sinh nhanh chóng hiểu được cách xây dựng và trình bày luận điểm, biết vận dụng những hiểu biết đó vào việc tìm, sắp xếp và trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận đề tài gần gũi, quen thuộc
- Kế hoạch bài dạy theo mẫu công văn 5512
- Kế hoạch giảng dạy môn Địa lý 8 theo công văn 5512
- Kế hoạch giảng dạy môn Ngữ văn 8 theo công văn 5512
- Tổng hợp giáo án Địa 8 theo Công văn 5512
- Tổng hợp giáo án Văn 8 theo Công văn 5512
Bài 25. Tiết: Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS củng cố chắc hơn những hiểu biết về cách xây dựng và trình bày luận điểm.
2. Năng lực: HS có kĩ năng tìm, sắp xếp, trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc. Năng lực viết bài văn nghị luận.
3. Phẩm chất: HS có ý thức bồi dưỡng kĩ năng làm bài văn nghị luận.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Tham khảo một số tài liệu liên quan đến bài học.
2. Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo nội dung được phân công.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU: (3 phút)
1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS
2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp
3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng
4. Tiến trình hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- Gv: nêu câu hỏi
1. Thế nào là luận điểm? Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn có mấy luận điểm? Hãy nêu các luận điểm đó!
2. Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn cần chú ý những điều gì?
- Hs: tiếp nhận
* Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: trả lời
- Giáo viên: quan sát giúp đỡ Hs
- Dự kiến sản phẩm
* Báo cáo kết quả: Học sinh trả lời miệng
* Đánh giá kết quả:
- HS nhận xét, bổ sung đánh giá
- GV nhận xét đánh giá
->GV gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Luyện tập xây dựng hệ thống luận điểm 1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về văn bản để làm bài 2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cặp đôi 3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của nhóm 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động * Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên: nêu yêu cầu Xây dựng luận điểm cho đề văn trên? - Hs: tiếp nhận * Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: làm việc cá nhân. - Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs - Dự kiến sản phẩm: Xác định yêu cầu: - Thể loại: Nghị luận: - Nội dung: Hiểu câu nói trên như thế nào - Phạm vi kiến thức: Thực tế đời sống - Hệ thống luận điểm cho đề văn trên a) Hiểu thế nào là đức, tài: - Đức là gì? - Tài là là gì? b) Mối quan hệ giữa tài và đức: - Vì sao “Có tài mà không có đức là người vô dụng” - Vì sao “Có đức mà không có tài l việc gì cũng khó” - Tài và đức có mối quan hệ như thế nào? c. Hiểu như thế ta phải làm gì? * Báo cáo kết quả: Hs trả lời * Đánh giá kết quả: - Học sinh: các nhóm nhận xét , bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng Hoạt động 2: Luyện tập 1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về văn bản để làm bài 2. Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm 3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của nhóm 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động * Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên: nêu yêu cầu ? Viết đoạn văn trình bày các luận điểm của đề văn trên? - Hs: tiếp nhận * Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: làm việc cá nhân. - Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs - Dự kiến sản phẩm: Nhóm 1: Trước hết ta phải hiểu đức là gì, tài là gì? Đức là đạo đức phẩm chất, nhân cách của con người. Đạo đức cao đẹp của mỗi người được xây dựng trên cơ sở của một lẽ sống đúng đắn. Tài là tài năng trí tuệ, trình độ học vấn, sự tinh thông nghề nghiệp… là sự kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực hành. Nhóm2: Mối quan hệ giữa tài và đức: Vậy tài và đức có mối quan hệ như thế nào? Bác nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng” thì cái tài đó không phục vụ cho mục đích cao cả, “tài” trở nên hoài phí, thậm chí cái tài đó nhằm phục vụ cho những mưu đồ ích kỷ có hại cho cộng đồng. Còn “Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó” vì không có kỹ năng hoàn thành được công việc, hiệu quả lao động thấp thậm chí còn gây hậu quả xấu. Qua câu nói này Bác muốn khẳng định Tài và đức có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, không thể tách rời. Đức là gốc. Có đạo đức thì tài năng có điều kiện phát huy, ngược lại tài năng là biểu hiện cụ thể của đạo đức. Vì vậy con người vừa có tài vừa phải có đức mới đắc dụng trong cộng đồng . Nhóm 3: Hiểu như thế chúng ta phải làm gì Nếu không muốn thành người vô dụng, muốn được mọi người yêu quý kính trọng chúng ta phải không ngừng phấn đấu rèn luyện bản thân để trở thành người vừa có tài vừa có đức Làm được như vậy không chỉ khẳng định được bản thân mà còn góp phần để xây dựng quê hương đất nước. * Báo cáo kết quả: Hs trả lời * Đánh giá kết quả: - Học sinh: các nhóm nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng |
Đề: Hồ Chủ tịch có dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài là người vô dụng”. Em hãy giải thích câu nói trên. I. Luyện tập xây dựng hệ thống luận điểm. a) Khái niệm về đức, tài: - Đức là gì? - Tài là là gì? b) Mối quan hệ giữa tài và đức: - Vì sao “Có tài mà không có đức là người vô dụng” - Vì sao “Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó” - Tài và đức có mối quan hệ như thế nào? c. Hiểu như thế chúng ta phải làm gì II. Luyện tập trình bày luận điểm: a) Khái niệm về đức, tài: - Đức là đạo đức phẩm chất, nhân cách của con người. Đạo đức cao đẹp của mỗi người được xây dựng trên cơ sở của một lẽ sống đúng đắn. - Tài là tài năng trí tuệ, trình độ học vấn, sự tinh thông nghề nghiệp… là sự kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực hành. b) Mối quan hệ giữa tài và đức: - “Có tài mà không có đức là người vô dụng” vì cái tài đó không phục vụ cho mục đích cao cả, “tài” trở nên hoài phí, thậm chí cái tài đó nhằm phục vụ cho những mưu đồ ích kỷ có hại cho cộng đồng. - “Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó” vì không có kỹ năng hoàn thành được công việc, hiệu quả lao động thấp thậm chí còn gây hậu quả xấu. -=> Qua câu nói này Bác muốn khẳng định Tài và đức có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, không thể tách rời. Đức là gốc. Có đạo đức thì tài năng có điều kiện phát huy, ngược lại tài năng là biểu hiện cụ thể của đạo đức. Cho nên với tài và đức, nếu thiếu cả 2 thứ này thì đều là vô dụng . c. Hiểu như thế chúng ta phải làm gì - Học tập tu dưỡng rèn luyện bản thân để trở thành người vừa có tài vừa có đức - Làm được như vậy không chỉ khẳng định được bản thân mà còn góp phần để xây dựng quê hương đất nước. |
Giáo án vẫn còn dài mời quý thầy cô tải về để tham khảo trọn nội dung
Bài tiếp theo: Giáo án Văn 8: Viết bài tập làm văn số 6 theo Công văn 5512
Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử Tìm Đáp Án