Giáo án Văn 8: Câu cầu khiến theo Công văn 5512

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 22 Tháng một, 2021

Câu cầu khiến theo Công văn 5512

TimDapAnxin giới thiệu Giáo án Văn 8: Câu cầu khiến theo Công văn 5512 để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cầu khiến. Phân biệt câu cầu khiến với các kiểu câu khác. Nắm vững chức năng của câu cầu khiến, biết dùng câu cầu khiến phù hợp tình huống giao tiếp.

2. Năng lực:

HS có kĩ năng dùng câu cầu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp.Năng lực huy động vốn từ để sử dụng đúng và hay.

3.Phẩm chất:

HS có ý thức trau dồi vốn ngôn ngữ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học.

- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo nội dung được phân công.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU: (3 phút)

1. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về câu cầu khiến

2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra đánh giá:

- HS tự đánh giá

- HS đánh giá lẫn nhau

- GV đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV: cho đoạn thơ:

Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non

Hãy để trẻ con nói cái ngon của kẹo.

Hãy để cho bà nói má thơm của cháu.

Hãy nghe tuổi trẻ ca ngợi tình yêu...

(“Đôi mắt xanh non”- Xuân Diệu)

? Chỉ ra phó từ trong đoạn văn trên? Phó từ được thêm vào câu có ý nghĩa gì?

- HS: tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: trả lời

- Giáo viên: quan sát, giúp đỡ và định hướng cho hs khi cần thiết

- Dự kiến sản phẩm:

+ Từ “hãy” là phó từ, thêm vào câu có ý nghĩa cầu khiến

* Báo cáo kết quả: HS trả lời cá nhân

* Đánh giá kết quả:

- HS nhận xét, bổ sung đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá

- GV gieo vấn đề vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến như thế nào chúng ta đi vào tìm hiểu

-> GV nêu mục đích bài học

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: I. Đặc điểm hình thức và chức năng (23’)

1. Mục tiêu: Giúp HS nắm được hình thức và chức năng của câu

2. Phương thức thực hiện:

VD 1: hoạt động nhóm. VD 2: HĐ cặp đôi

3. Sản phẩm hoạt động: Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra đánh giá

- HS tự đánh giá

- HS đánh giá lẫn nhau

- GV đánh giá

5. Tiến hành hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- Gv:

1. Trong đoạn trích trên, câu nào là câu cầu khiến?

2. Dựa vào đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cầu khiến?

3. Câu cầu khiến trong những đoạn trích trên dùng để làm gì?

- HS: tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: làm việc nhóm

- Gv: quan sát, giúp đỡ Hs

- Dự kiến sản phẩm

+ Các câu cầu khiến

a. Thôi đừng lo lắng.

Cứ về đi.

b. Đi thôi con.

+ Đặc điểm hình thức:

- Chứa các từ mang ý cầu khiến: đừng, đi, thôi.

- Kết thúc câu bằng dấu chấm.

+ Chức năng:

- Khuyên bảo

- Yêu cầu

* Báo cáo kết quả: Đại diện nhóm trình bày.

* Đánh giá kết quả:

- HS nhận xét, bổ sung đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá

- GV chốt kiến thức và ghi bảng

GV bổ sung thêm VD, yêu cầu học sinh xác đinh từ mang ý cầu khiến và nêu chức năng

+ Sứ giả hãy mau mau về xin nhà vua đúc cho ta một con ngựa sắt !-> Yêu cầu, ra lệnh.

+ Bạn đọc đi! -> Yêu cầu

+ Bạn nên nghe lời anh ấy đi. -> Khuyên bảo.

+ Mẹ giặt giúp con chiếc áo này với nhé. -> Đề nghị.

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- Gv:

1. Cách đọc từ “Mở cửa” trong câu a và câu b có gì khác nhau?

2. Câu “Mở cửa” trong (b) dùng để làm gì? Khác câu “Mở cửa” trong (a) ở chỗ nào?

3. Như vậy, nếu không có từ cầu khiến thì căn cứ vào đâu để chúng ta nhận biết?

4. Nhận xét về dấu kết thúc câu cầu khiến?

- HS: tiếp nhận:

* Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: hoạt động cặp đôi

- Gv:quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở Hs

- Dự kiến sản phẩm:

1. Khác nhau: Có ngữ điệu khác nhau câu (a) đọc nhẹ nhàng hơn, câu (b) phát âm với giọng nhấn mạnh hơn. Câu (a) là câu trần thuật, câu (b) là câu cầu khiến.

2. Câu (a) dùng để trả lời câu hỏi. Câu (b) dùng để đề nghị, ra lệnh.

3. Căn cứ vào ngữ điệu của câu.

4. Kết thúc bằng dấu chấm than.

* Báo cáo kết quả: Đại diện cặp đôi báo cáo kết quả

* Đánh giá kết quả:

- HS nhận xét, bổ sung đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá

- GV chốt kiến thức và ghi bảng

GV: Lưu ý:

+ Khi yêu cầu: người nói là vai trên, người nghe là vai dưới.

+ Khi đề nghị: người nói là vai dưới, người nghe là vai trên.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP( 15 phút)

1. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về hình thức và chức năng của câu cầu khiến để làm bài tập.

2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân (bài 1). HĐ cặp đôi (bài 3,5)., HĐ nhóm (bài 2,4).

3. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của HS; phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra đánh giá:

- HS tự đánh giá

- HS đánh giá lẫn nhau

- GV đánh giá HS

5. Tiến hành hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- Gv: Bài tập 1,2,3,4,5

- HS: tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm

- Giáo viên: quan sát, hướng dẫn hs

- Dự kiến sản phẩm:

Bài 1: - Hình thức của câu cầu khiến

a, Hãy; b, đi c, đừng

- Nhận xét về chủ ngữ:

a, vắng chủ ngữ: chủ ngữ là Lang Liêu

b, Chủ ngữ là ông giáo.

c, Chủ ngữ là chúng ta.

Thêm, bớt chủ ngữ:

a, Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương. (làm cho đối tượng tiếp nhận thấy lời yêu cầu nhẹ nhàng tình cảm hơn)

b, Hút trước đi. (ý nghĩa cầu khiến dường như mạnh hơn, câu nói kém lịch sự hơn)

c, Nay các anh đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không. (ý nghĩa câu bị thay đổi; chúng ta bao gồm cả người nói và người nghe, các anh: chỉ có người nghe)

Bài 2: Câu cầu khiến

a, Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. (vắng CN)

b, Các em đừng khóc. (có CN)

c, Đưa tay cho tôi mau; cầm lấy tay tôi này (vắng CN không có từ cầu khiến, chỉ có ngữ điệu cầu khiến)

Bài 3:

- Câu a vắng chủ ngữ

- Câu b có CN. Nhờ có CN ở câu b ý câu cầu khiến nhẹ hơn , thể hiện rõ hơn tình cảm của người nói đối với người nghe.

Bài 4:

- Dế Choắt nói với Dế Mèn (mục đích cầu khiến)

- Dế Choắt tự coi mình là vai dưới so với Dế Mèn và lại là người yếu đuối, nhút nhát vì vậy ngôn từ của Dế Choắt thường khiêm nhường, có sự rào trước đón sau.

- Trong lời Dế Choắt tác giả không dùng câu cầu khiến (mà dùng câu nghi vấn: hay là) làm cho ý cầu khiến nhẹ hơn, ít rõ ràng hơn. Cách dùng lời cầu khiến như thế rất phù hợp với tính cách Dế Choắt.

Bài 5:

Đi đi con! -> chỉ có người con đi.

Đi thôi con. -> người con và cả người mẹ cùng đi.

* Báo cáo kết quả:

- HS lần lượt báo cáo kết quả các bài 1, 2, 3, 4, 5

* Đánh giá kết quả:

- HS nhận xét, bổ sung đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Đặc điểm hình thức và chức năng

1. Ví dụ:

2. Nhận xét:

- Có những từ cầu khiến, ngữ điệu cầu khiến.

- Dùng để:

+ Khuyên bảo

+ Yêu câu

+ Ra lệnh

+ Đề nghị.

- Kết thúc câu bằng:

+ Dấu chấm than.

+ Dấu chấm

3. Ghi nhớ: (SGK)

II. Luyện tập:

Giáo án vẫn còn dài mời quý thầy cô tải về để tham khảo trọn nội dung

Bài tiếp theo: Giáo án Văn 8: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh theo Công văn 5512

Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử Tìm Đáp Án

22 Tháng một, 2021

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!