Giáo án Tin học 9: Bài thực hành 4: Sao lưu dự phòng và quét virut
Giáo án Tin học 9: Bài thực hành 4
Giáo án Tin học 9: Bài thực hành 4: Sao lưu dự phòng và quét virut là mẫu giáo án lớp 9 chất lượng tham khảo giúp học sinh nắm bắt bài học Tin học nhanh chóng, giáo viên có mẫu giáo án điện tử Tin học 9 để biên soạn bài giảng hay, sinh động, giúp học sinh tiếp thu bài nhanh, nắm vững kiến thức, thực hành ứng dụng nhanh chóng các bài đã học.
Giáo án Tin học 9 bài 5: Bảo vệ thông tin máy tính (Tiếp theo)
Giáo án Tin học 9: Bài thực hành 4: Sao lưu dự phòng và quét virut (Tiếp theo)
Tuần: 12
Tiết: 23
BÀI THỰC HÀNH 4: SAO LƯU DỰ PHÒNG VÀ QUÉT VIRUS
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết thực hiện thao tác sao lưu với tệp/thư mục bằng cách sao chép thông thường.
2. Kĩ năng: Thực hiện quét virut bằng phần mềm diệt virut.
3. Thái độ: Giáo dục thái độ học tập tự giác, có ý vươn lên, chủ động tích cực học tập.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp: (1’)
9A1:……………………………………………………………………………
9A2:……………………………………………………………………………
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu 1: Trình bày một số yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung ghi bảng |
Hoạt động 1: (38’) Tạo thư mục và sao lưu dữ liệu. |
||
+ GV: Lí do vì sao cần phải sao lưu dữ liệu? + GV: Tại sao thông tin được lưu trên ổ đĩa C cần được sao lưu dữ liệu? + GV: Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin trong SGK và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV. + GV: Các tệp tin trên ổ đĩa C khác với các tệp tin trên ổ đĩa khác như thế nào? + GV: Nguyên nhân hay yếu tố nào gây ảnh hưởng đến thông tin trên các ổ đĩa nói trên. + GV: Để đảm bảo an toàn thông tin trong máy tính em cần làm gì? + GV: Em có thể thực hiện sao lưu bằng cách nào? + GV: Có những thiết bị nào mà em có thể dùng để sao lưu dữ liệu? + GV: Giải thích cho HS tạo sao cần phải thực hiện sao lưu dữ liệu và các thiết bị nhớ khác. + GV: Yêu cầu HS nhắc lại nội dung đã được tìm hiểu. + GV: Yêu cầu HS thực hiện thảo luận theo nhóm nhỏ tìm hiểu. + GV: Cho các nhóm nghiên cứu SGK và trình bày các bước sao lưu dữ liệu trong máy tính. + GV: Quan sát các nhóm thực hiện thảo luận. + GV: Giải đáp các thắc mắc mà các nhóm có yêu cầu. + GV: Hướng dẫn các bước HS gặp khó khăn trong quá trình thảo luận. + GV: Các nhóm trình bày kết quả thảo luận của các nhóm. + GV: Thực hiện thao tác tạo thư mục “Tailieuhoctap” trên ổ đĩa D. + GV: Hướng dẫn HS sao chép một số tệp văn bản, hình ảnh hoặc trò chơi vào thư mục đó. + GV: Quan sát quá trình thực hiện của HS và hướng dẫn các em thực hiện yếu các thao tác. + GV: Kiểm tra quá trình thực hiện của các máy và nhận xét. + GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm nhỏ trả lời các câu hỏi sau. + GV: Gọi lần lượt từng nhóm báo cáo kết quả. + GV: Gọi đại diện các nhóm nhận xét, bổ xung. + GV: Chỉ ra các điểm sai sót, còn thiếu khi thực hiện cho các em kịp thời sửa chữa. + GV: Hướng dẫn lại các thao tác thực hiện trên. + GV: Nhận xét sửa chữa các lỗi sai mà các em mắc phải. + GV: Yêu cầu một số HS thực hiện tốt lên bảng thực hiện các thao tác đã được tìm hiểu. + GV: Nhận xét, chốt nội dung. |
+ HS: Vì hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng thường được cài đặt trên ổ đĩa C. + HS: Trong quá trình hoạt động của máy tính, có thể xảy ra trục trặc với hệ điều hành và phần mềm ứng dụng, từ đó có thể dẫn đến hư hỏng các tệp trên ổ đĩa này và bị mất thông tin. + HS: Các tệp trên các ổ đĩa khác thường ít bị hư hỏng hơn. + HS: Các yếu tố như: - Công nghệ - vật lí; - Yếu tố bảo quản và sử dụng; - Virus máy tính. + HS: Thực hiện sao lưu dự phòng thông tin trên các ổ đĩa. + HS: Sao chép dữ liệu sang một thiết bị nhớ khác,… + HS: Đĩa mềm, thiết bị nhớ Flash hoặc đĩa CD. + HS: Tập trung chú ý lắng nghe, ghi nhớ nội dung bài học được GV hướng dẫn. + HS: Một số HS thực hiện theo yêu cầu của GV. + HS: Thực hiện thảo luận theo nhóm, trình bày nội dung. + HS: Gồm 3 bước. B1: Khởi động Windows Explorer và tạo thư mục mới trên ổ đĩa C với tên Tailieu_học tập. B2: Tạo một thư mục mới trên ổ đĩa D (hoặc trên một ổ đĩa khác với ổ đĩa C) với tên là Sao_luu. B3: Sao chép các tệp trong thư mục Tailieu_học tập vào thư mục Sao_luu. + HS: Thực hiện theo yêu cầu, hướng dẫn của GV. + HS: Thực hiện sao chép một tệp tin bất kỳ. + HS: Lắng nghe, ghi nhớ thực hiện dưới sự hướng dẫn. + HS: Lắng nghe chú ý sửa sai trong quá trình thực hiện. + HS: Làm việc theo nhóm học tập trả lời các câu hỏi. + HS: Đại diện từng nhóm lên trình bày. + HS: Các nhóm khác nhận xét, bổ xung ý kiến. + HS: Chú ý lắng nghe, quan sát các nội dung GV chỉnh sửa, thực hiện sửa sai. + HS: Quan sát và thực hiện theo các thao tác của GV. + HS: Chú ý lắng nghe và sửa chữa thao tác thực hiện sai. + HS: Các bạn khác quan sát chú ý học tập các thao tác thực hiện của bạn mình. + HS: Lắng nghe, ghi nhớ. |
1. Tạo thư mục và sao lưu dữ liệu - Tạo thư mục: Chuột phải /New/Folder. - Sao chép dữ liệu: Chuột phải/copy à chuột phải /paste. - Lý do sao chép: Trong quá trình hoạt động, có thể xảy ra trục trặc gây mất các phần mềm ứng dụng và các thông tin. Các bước sao lưu dữ liệu. - B1: Khởi động Windows Explorer và tạo thư mục mới trên ổ đĩa C với tên Tailieu_học tập. - B2: Tạo một thư mục mới trên ổ đĩa D (hoặc trên một ổ đĩa khác với ổ đĩa C) với tên là Sao_luu. - B3: Sao chép các tệp trong thư mục Tailieu_học tập vào thư mục Sao_luu.
|
4. Củng cố:
- Củng cố trong nội dung bài học.
5. Dặn dò: (1’)
- Ôn lại nội dung bài. Chuẩn bị cho nội dung phần tiếp theo của bài.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..............................................................................................................................................................