Giáo án Tin học 7 bài 3: Thực hiện tính toán trên trang tính (Tiếp theo)
Giáo án Tin học 7 bài 3
Giáo án Tin học 7 bài 3: Thực hiện tính toán trên trang tính (Tiếp theo) được biên soạn theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ GD&ĐT. Đây sẽ là tài liệu giáo án điện tử lớp 7 hay giúp quý thầy cô soạn giáo án điện tử môn Tin học 7 nhanh chóng và hiệu quả. Mời quý thầy cô cùng tham khảo.
Tuần: 7
Tiết: 14
BÀI 3: THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH (tt)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết cách sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức.
2. Kĩ năng: Viết đúng được các công thức tính toán theo các kí hiệu phép toán của bảng tính.
3. Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực học tập, chính xác khoa học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp: (1’)
7A1:……………………………………………………………………………
7A2:……………………………………………………………………………
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu 1: Nêu các kí hiệu được sử dụng để kí hiệu các phép toán trong công thức?
Câu 2: Trình bày cách nhập công thức vào bảng tính?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung ghi bảng |
Hoạt động 1: (35’) Tìm hiểu cách sử dụng địa chỉ trong công thức. |
||
+ GV: Yêu cầu HS nhắc lại cách xác định địa chỉ của một ô tính. + GV: Đưa ra các ví dụ yêu cầu HS xác định địa chỉ của các ô tính đó. + GV: Ôn lại cho HS việc sử dụng công thức để tính toán.
+ GV: Yêu cầu HS thực hiện một số bài tập nhỏ. + GV: Yêu cầu HS đọc SGK. + GV: Cho HS quan sát các địa chỉ có dữ liệu trong ô tính đó, yêu cầu HS đọc địa chỉ ô tính đó. + GV: Đặt vấn tính trung bình cộng của nội dung hai ô A1 = 15 và B1 = 35 trong ô C1. + GV: Yêu cầu HS sửa lại dữ liệu trong ô A1 là 5 và cho nhận xét kết quả tính ở ô C1. + GV: Yêu cầu HS sửa lại dữ liệu trong ô B1 là 25 và cho nhận xét kết quả tính ở ô C1. + GV: Giải thích cho HS biết. + GV: Như vậy để kết quả ở ô C1 được thay đổi theo dữ liệu trong ô A1 và B1 thì các em phải làm sao? + GV: Cho HS nhắc lại khả năng tính toán và sử dụng hàm có sẵn của chương trình bảng tính.
+ GV: Yêu cầu HS thực hiện tính ở ô D1 biểu thức =(A1+B1)/2. So sánh kết quả với ô C1. + GV: Thực hiện thay đổi dữ liệu ô A1 là 15, nhận xét kết quả ở ô C1 và D1.
+ GV: Yêu cầu HS tiếp tục thực hiện thay đổi dữ liệu ở ô B1 là 35. nhân xét kết qủa ở ô C1 và D1.
+ GV: Đặt vấn đề vậy có cách nào không cần phải sửa dữ liệu mà kết quả vẫn thay đổi theo dữ liệu. + GV: Theo em dữ liệu trong ô tính với địa chỉ của ô có mối liên hệ như thế nào? + GV: Đưa ra ví dụ cách tính có địa chỉ và cách tính không dùng địa chỉ → thay đổi số trong ô dữ liệu à nhận xét kết quả.
+ GV: Đưa ra các ví dụ khác cho HS thực hiện luyện tập. + GV: Nhận xét chốt nội dung. + GV: Giáo viên đưa ra một bảng tính gồm các cột STT, Tên sách, Đơn giá, Số lượng → Yêu cầu học sinh tính cột “thành tiền”. + GV: Hướng dẫn các em thực hiện tính toán. + GV: Quan sát sửa sai, thao tác mẫu cho HS yếu thực hiện. + GV: Củng cố các thao tác. |
+ HS: Địa chỉ của một ô là cặp tên cột và tên hàng mà ô đó nằm trên. + HS: Đưa ra các địa chỉ theo yêu cầu của GV. + HS: Nhắc lại các kí hiệu phép toán sử dụng trong bảng tính Excel, cách nhập công thức. + HS: Thực hiện trên máy tính theo cá nhân. + HS: Đọc thông tin trong SGK. + HS: Quan sát ví dụ của GV đưa ra trình bày A1, B1.
+ HS: Thực hiện tính toán trong ô C1 với công thức =(15+35)/2.
+ HS: Kết quả tính trong ô C1 không thay đổi.
+ HS: Kết quả tính trong ô C1 không thay đổi.
+ HS: Tập trung lắng nghe. + HS: Cần phải thay đổi lại biểu thức tính ở ô C1 thành =(5+35)/2 hoặc =(5+25)/2. + HS: Khi dữ liệu ban đầu thay đổi thì kết quả tính toán cũng được cập nhật tự động mà không phải tính toán lại. + HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV =(A1+B1)/2. Nhận xét kết quả ở ô C1 = D1. + HS: Thực hiện thay đổi dữ liệu ở ô A1 theo yêu cầu. Nhận xét, kết quả ở ô D1 được cập nhật còn ô C1 không thay đổi. + HS: Thực hiện thay đổi dữ liệu ở ô B1 theo yêu cầu. Nhận xét, kết quả ở ô D1 tiếp tục được cập nhật còn ô C1 không thay đổi. + HS: Tự rút ra kết luận thông qua các ví dụ đã được nêu trên.
+ HS: Ta có thể tính toán với dữ liệu có các ô thông qua địa chỉ các ô, khối, cột, hàng. + HS: Kết luận: Các phép tính mà không dùng đến địa chỉ thì mỗi lần tính toán ta phải gõ lại công thức và ngược lại nếu dùng công thức có địa chỉ, khi ta thay đổi giá trị → kết quả tự động thay đổi theo. + HS: Thực hiện luyện tập theo nội dung của GV đưa ra. + HS: Thực hiện ghi bài. + HS: Học sinh thức hiện tính toán theo yêu cầu của giáo viên. Thành tiền = đơn giá * số lượng
+ HS: Thực hiện theo các bước được hướng dẫn. + HS: Thực hiện theo sự hướng dẫn của GV đưa ra. + HS: Rèn luyện thao tác yếu. |
3. Sử dụng địa chỉ trong công thức: Trong các công thức tính toán với dữ liệu có trong các ô, dữ liệu đó thường được cho thông qua địa chỉ của các ô. |
4. Củng cố: (3’)
- Việc sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức.
5. Dặn dò: (1’)
- Xem lại bài đã học.
- Xem trước nội dung bài tiếp theo.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..................................................................................................................................................