Giáo án Tin học 7 bài 2: Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính

Admin
Admin 19 Tháng mười hai, 2017

Giáo án Tin học 7 bài 2

Giáo án Tin học 7 bài 2: Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính được biên soạn theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ GD&ĐT. Đây sẽ là tài liệu giáo án điện tử lớp 7 hay giúp quý thầy cô soạn giáo án điện tử môn Tin học 7 nhanh chóng và hiệu quả. Mời quý thầy cô cùng tham khảo.

BÀI 2: CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH VÀ DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Biết hộp tên, khối, thanh công thức;
  • Hiểu vai trò thanh công thức;

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân biệt các thành phần chính trên trang tính.

3. Thái độ: Học tập chủ động, tích cực tự giác, nâng cao tinh thần trách nhiệm, có ý thức.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp: (1’)

7A1:……………………………………………………………………………

7A2:……………………………………………………………………………

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

Câu 1: Các cách khởi động Microsoft Excel, nhập dữ liệu vào trang tính theo yêu cầu?

Câu 2: Trình bày điểm giống và khác nhau giữa Microsoft Excel và Microsoft Word?

3. Bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: (17’) Tìm hiểu bảng tính.

+ GV: Cho HS thực hiện đọc và tìm hiểu nội dung 1 SGK.

+ GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu về bảng tính và tranh tính.

+ GV: Thao tác mở các bảng tính khác nhau và chọn các trang tính cho HS quan sát.

+ GV: Một bảng tính có bao nhiêu trang tính?

+ GV: Thực hiện cho HS quan sát.

+ GV: Khi mở một bảng tính mới thường gồm mấy trang tính?

+ GV: Các trang tính được phân biệt với nhau như thế nào?

+ GV: Hướng dẫn HS quan sát trang tính đang kích hoạt.

+ GV: Em có nhận xét gì về trang tính đang được kích hoạt?

+ GV: Thực hiện thao tác kích hoạt trang tính yêu cầu HS rút ra nhận xét về cách kích hoạt trang tính.

+ GV: Làm mẫu thao tác thực hiện.

+ GV: Yêu cầu HS thực hành kích hoạt trang tính theo từng cá nhân.

+ GV: Yêu cầu HS nhắc lại nội dung đã được tìm hiểu.

+ GV: Nhận xét chốt nội dung.

+ HS: Đọc và tìm hiểu trong SGK.

+ HS: Chú ý quan sát màn hình làm việc và nhận xét theo yêu cầu.

+ HS: Quan sát các ví dụ của GV đưa ra chú ý và cho nhận xét.

+ HS: Một bảng tính có thể có nhiều trang tính.

+ HS: Quan sát và nhận biết.

+ HS: Bảng tính thường chỉ gồm 3 trang tính.

+ HS: Phân biệt bằng tên trên các nhãn ở phía dưới màn hình.

+ HS: Là trang tính đang được hiển thị trên màn hình, có nhãn trang màu trắng, tên trang viết bằng chữ đậm.

+ HS: Để kích hoạt một trang tính, em cần nháy chuột vào nhãn trang tương ứng.

+ HS: Quan sát ghi nhớ thao tác.

+ HS: Thực hiện theo sự hướng dẫn và yêu cầu của GV.

+ HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV đưa ra.

+ HS: Ghi bài vào vở.

1. Bảng tính:

- Một bảng tính gồm nhiều trang tính.

- Trang tính được kích hoạt là trang tính được hiển thị trên màn hình, có nhãn màu trắng, tên trang viết bằng chữ đậm.

Hoạt động 2: (17’) Tìm hiểu các thành phần chính của trang tính.

+ GV: Yêu cầu HS đọc phần 2.

+ GV: Ôn lại nội dung kiến thức bài trước về màn hình làm việc của chương trình bảng tính.

+ GV: Hãy nêu một số thành phần chính của trang tính mà em đã biết?

+ GV: Minh họa và chỉ ra cho các em nhận biết và nhớ lại kiến thức cũ đã được học.

+ GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu các thành phần khác trên trang tính.

+ GV: Giới thiệu một số thành phần khác của trang tính.

+ GV: Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, tìm hiểu các thành phần khác của trang tính như:

- Hộp tên;

- Khối;

- Thanh công thức.

+ GV: Quan sát các nhóm thảo luận, hướng dẫn và giải thích cho các nhóm khi có yêu cầu.

+ GV: Các nhóm khác lắng nghe và bổ xung, sửa chữa thiểu sót cho các nhóm khác.

+ GV: Nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm.

+ GV: Hướng dẫn các em trên màn hình trang tính để các em quan sát và nhận biết theo cá nhân.

+ GV: Yêu cầu một số HS chỉ ra các thành phần có trên trang tính.

+ GV: Lưu ý thanh công thức.

+ GV: Đưa ra ví dụ về thanh công thức để các em hiểu.

+ GV: Nhận xét, chốt nội dung.

+ HS: Đọc và tìm hiểu trong SGK.

+ HS: Trình bài các nội dung bài cũ theo yêu cầu của GV đưa ra.

+ HS: Thành phần chính của trang tính:

- Các hàng.

- Các cột.

- Các ô tính.

+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe, quan sát và nhận biết.

+ HS: Học sinh chú ý lắng nghe → ghi nhớ kiến thức.

+ HS: Thực hiện thảo luận theo nhóm, quan sát màn hình và tìm hiểu các nội dung theo yêu cầu.

- Hộp tên: Là ô ở góc trên, bên trái trang tính.

- Khối: Là một nhóm các ô liền nhau tạo thnh hình chữ nhật.

- Thanh công thức: Cho biết nội dung của ô đang được chọn.

+ HS: Các nhóm khác quan sát, lắng nghe và bổ sung cho nhóm bạn.

+ HS: Tập trung, chú ý lắng nghe → ghi nhớ kiến thức.

+ HS: Tập trung quan sát và nhận biết các thành phần khác có trên trang tính.

+ HS: Một số em lên bảng thực hiện theo yêu cầu.

+ HS: Tập trung lắng nghe.

+ HS: Quan sát kết quả và cho nhận xét.

+ HS: Thực hiện ghi bài vào vở.

2. Các thành phần chính trên trang tính:

Gồm:

- Hàng

- Cột

- Ô tính

- Hộp tên:

- Khối.

- Thanh công thức.

4. Củng cố: (4’)

  • Các thành phần chính của trang tính.

5. Dặn dò: (1’)

  • Xem phần tiếp theo của bài học. Học bài kết hợp SGK.

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

................................................................................................................................................


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!