Giáo án Tin học 7 bài 1: Chương trình bảng tính là gì? (Tiếp theo)

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 19 Tháng mười hai, 2017

Giáo án Tin học 7 bài 1

Giáo án Tin học 7 bài 1: Chương trình bảng tính là gì? (Tiếp theo) được biên soạn theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ GD&ĐT. Đây sẽ là tài liệu giáo án điện tử lớp 7 hay giúp quý thầy cô soạn giáo án điện tử môn Tin học 7 nhanh chóng và hiệu quả. Mời quý thầy cô cùng tham khảo.

BÀI 1: CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ? (tt)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Hiểu khái niệm hàng, cột, ô, địa chỉ ô tính.
  • Biết cách nhập, sửa, xóa dữ liệu trên trang tính và cách di chuyển trên trang tính.

2. Kĩ năng:

  • Nhận biết được các thành phần cơ bản của màn hình bảng tính.
  • Thực hiện nhập, sửa, xóa dữ liệu trên trang tính và cách di chuyển trên trang tính.

3. Thái độ: Tinh thần học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác và yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp: (1’)

7A1:……………………………………………………………………………

7A2:……………………………………………………………………………

2. Kiểm tra bài cũ: (4’)

Câu 1: Chương trình bảng tính là gì?

Câu 2: Trình bày tóm tắt các đặc trưng của chương trình bảng tính?

3. Bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: (15’) Tìm hiểu màn hình làm việc của chương trình máy tính.

+ GV: Yêu cầu HS đọc mục 3.

Màn hình làm việc của chương trình bảng tính.

+ GV: Thuyết trình và minh họa trực quan về màn hình làm việc của chương trình bảng tính.

+ GV: Yêu cầu HS lên bảng chỉ ra các khu vực của màn hình làm việc của chương trình bảng tính.

+ GV: Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa màn hình làm việc của Word với màn hình làm việc của chương trình bảng tính.

+ GV: Yêu cầu HS trình bày. Địa chỉ của một ô tính là gì, cách xác định địa chỉ ô tính đó?

+ GV: Lấy ví dụ cho HS quan sát.

+ GV: Trong chương trình bảng tính khối là gì?

+ GV: Lấy ví dụ minh họa.

+ GV: Cách xác định địa chỉ khối trong trang tính?

+ GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu thông qua các ví dụ để các em dễ nắm bắt.

+ GV: Thao tác thực hiện trên bảng tính để HS quan sát.

+ GV: Gọi một số HS nhận biết các thành phần của màn hình bảng tính.

+ GV: Nhận xét chốt nội dung.

+ HS: Đọc SGK tìm hiểu nội dung mục 3 SGK và trả lời các câu hỏi.

+ HS: Màn hình làm việc chính gồm:

- Bảng chọn;

- Thanh công cụ;

- Nút lệnh;

- Thanh công thức;

- Bảng chọn Data (Dữ liệu);

- Trang tính;

- Ô tính.

+ HS: Thực hiện theo các yêu cầu.

+ GV: Địa chỉ của một ô tính là cặp tên cột và tên hàng mà ô nằm trên đó.

+ HS: Ví dụ, địa chỉ ô A1, C5.

+ HS: Khối là tập hợp các ô tính liền nhau tạo thành một vùng.

+ HS: Quan sát nhận biết.

+ GV: Địa chỉ của khối là cặp địa chỉ của ô trên cùng bên trái và ô dưới cùng bên phải, được cách nhau bởi dấu hai chấm (:). Ví dụ khối C3:E7.

+ HS: Quan sát các thao tác của GV ghi nhớ các bước thực hiện.

+ HS: Trả lời các nội dung câu hỏi của GV đưa ra.

+ HS: Thực hiện ghi bài vào vở.

3. Màn hình làm việc của chương trình bảng tính.

- Bảng chọn;

- Thanh công cụ;

- Nút lệnh;

- Thanh công thức: Nhập hiển thị dữ liệu hoặc công thức trong ô tính;

- Bảng chọn Data (Dữ liệu): các lệnh để xử lí dữ liệu;

- Trang tính: Các cột và hàng làm nhiệm vụ chính của bảng tính

- Ô tính: vùng giao nhau giữa cột và hàng.

Hoạt động 2: (21’)Tìm hiểu về nhập dữ liệu và trang tính.

+ GV: Yêu cầu HS đọc mục 4.

Nhập dữ liệu vào trang tính.

* Nhập và sửa dữ liệu.

+ GV: Hướng dẫn HS về nhập và sửa dữ liệu trong trang tính.

+ GV: Làm mẫu các thao tác nhập dữ liệu.

+ GV: Gọi một HS lên bảng thực hiện các thao tác GV hướng dẫn.

* Di chuyển trên trang tính.

+ GV: Hướng dẫn cách di chuyển trên trang tính.

+ GV: Làm mẫu các thao tác di chuyển trên trang tính để HS quan sát nhận biết.

+ GV: Yêu cầu mốt số HS lên bảng thực hiện các thao tác.

* Gõ chữ Việt trên trang tính.

+ GV: Yêu cầu HS nhắc lại cách gõ chữ Việt vào Word.

+ GV: Hướng dẫn cách gõ chữ Việt trên trang tính.

+ GV: Thực hiện thao tác trên máy trình chiếu cho HS quan sát và thực hiện theo các thao tác.

+ GV: Cho HS thực hiện thao tác mà GV đã hướng dẫn.

+ GV: Quan sát sửa sai cho HS.

+ GV: Củng cố thao tác cho HS.

+ GV: Nhận xét chốt nội dung.

+ HS: Đọc SGK tìm hiểu nội dung mục 4 SGK.

+ HS: Chú ý lắng nghe, quan sát thao tác mẫu của GV.

+ HS: Quan sát nhận xét các thao tác thực hiện của GV.

+ HS: Lên bảng thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV.

+ HS: Tập trung, chú ý, quan sát à ghi nhớ cách thực hiện.

+ HS: Thực hiện theo các thao tác mà GV hướng dẫn theo từng cá nhân trên máy.

+ HS: Lên bảng thực hiện thao tác dưới sự hướng dẫn của GV.

+ HS: Sử dụng phần mềm hỗ trợ gõ chữ Việt.

+ HS: Tập trung, chú ý, quan sát à ghi nhớ cách thực hiện.

+ HS: Chú ý quan sát làm theo sự hướng dẫn của GV, thực hiện thao tác dưới máy theo cá nhân.

+ HS: Thực hiện các thao tác theo hướng dẫn của GV.

+ HS: Chú ý thao tác đúng.

+ HS: Rèn luyện thao tác.

+ HS: Ghi nhớ bài học.

4. Nhập dữ liệu vào trang tính.

a) Nhập và sửa dữ liệu.

- Nhập dữ liệu: Kích chuột vào ô cần nhập dữ liệu, gõ dữ liệu và gõ Enter.

- Sửa dữ liệu: Kích đúp chuột vào ô và gõ lại dữ liệu.

b) Di chuyển trên trang tính.

Chuyển đến ô cần chọn và kích chuột;

- Di chuyển ô bằng bàn phím: Sử dụng mũi tên lên ­, ¯, ®, ¬ di chuyển ô;

c) Gõ chữ Việt trên trang tính.

Sử dụng hai kiểu gõ thông dụng là TELEX và VNI (tương tự như ở chương trình soạn thảo văn bản).

4. Củng cố: (3’)

  • Màn hình làm việc của chương trình bảng tính.
  • Nhập dữ liệu vào trang tính.

5. Dặn dò: (1’)

  • Xem lại bài đã học, ôn lại các bước thực hiện mà GV đã hướng dẫn.
  • Xem trước bài thực hành 1: Làm quen với chương trình bảng tính Excel.

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

........................................................................................................................................

19 Tháng mười hai, 2017

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!