Giáo án Số học 6 bài 15: Thứ tự thực hiện các phép tính

Admin
Admin 12 Tháng tư, 2018

Giáo án Số học 6

Giáo án Số học 6 bài 15: Thứ tự thực hiện các phép tính được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Toán 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Số học 6 bài 13: Luyện tập

Giáo án Số học 6 bài 14: Chia hai lũy thừa cùng cơ số

Giáo án Số học 6 bài 16: Luyện tập

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: HS nắm được các quy ước về thứ tự thực hiện phép tính

2. Kỹ năng: HS biết vận dụng các quy ước trên để tính đúng giá trị.

3.Thái độ: Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, chính xác trong tính toán.

II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU-TBDH:

1. Chuẩn bị của thầy: SGK, SBT, thước thẳng.

2. Chuẩn bị của trò: Vở ghi, SGK, phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

HS1: Viết kết quả mỗi phép tính sau dưới dạng một lũy thừa

a) 39: 35 = ; b) a5 : a = ; c) 163 : 42 =

Đáp án: a, 34 b, a4 (a ≠ 0) c, 162

HS2: Tính kết quả dưới dạng một lũy thừa :

a) 108: 102 = (106 ); b) xn : xn = (x0 = 1 (x ≠ 0); 98 : 92 = (96)

3. Bài mới:

Hoạt động của thầy - trò

Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Ôn tập về biểu thức

GV: Cho HS đọc mục 1

Vậy em nào nhắc lại thế nào là một biểu thức?

GV: Một số có thể coi là một biểu thức không? Vì sao?

GV: Trong biểu thức có thể có các dấu ngoặc để làm gì?

GV: Cho HS nêu chú ý

Hoạt động 2: Tìm hiểu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.

GV: Có mấy loại biểu thức? Đó là những biểu thức nào?

GV: Đưa ra ví dụ 1

a) 48 - 32 + 8 = ?

b) 60 : 2 . 5 = ?

GV: Các em thực hiện thứ tự các phép tính trên như thế nào? Thực hiện phép nào trước phép nào sau?

GV: Đưa ra ví dụ 2: 4 . 32 - 5 . 6 = ?

GV: Các em thực hiện các phép tính trên như thế nào?

GV: Nếu có các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa ta làm thế nào? Thực hiện phép tính nào trước, phép nào sau?

GV: Với biểu thức chứa dấu ngoặc thì ta thực hiện như thế nào?

GV: Đưa ra ví dụ

a) 100 : {2 [52 - (35 - 8)]}

b) 80 - [130 - (12 - 4)2]

GV: Các em thực hiện phép tính như thế nào ?

GV: Đối với biểu thức có dấu ngoặc ta làm thế nào? Ta thực hiện phép tính trong ngoặc nào trước, ngoặc nào sau?

Hoạt động 3: Hoạt động nhóm thực hiện ?1 ?2

GV: Cho HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài toán

GV: Cho HS đại diện nhóm lên bảng trình bày

GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm.

GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho học sinh

GV: Cho HS nêu ghi nhớ của bài.

2 HS đọc ghi nhớ

1. Nhắc lại về biểu thức:

Các số được nối với nhau bởi dấu các phép tính làm thành một biểu thức

VD: 5 - 3; 15 . 6; 45;

60 - (13 - 2 - 4) là các biểu thức

* Chú ý: (SGK - 31)

2. Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức:

a) Đối với biểu thức không có dấu ngoặc :

Ví dụ 1:

a) 48 - 32 + 8 = 16 + 8 = 24

b) 60 : 2 . 5 = 30 . 5 = 150

– Thực hiện các phép tính từ trái sang phải

Ví dụ 2:

4 . 32 - 5 . 6 = 4 . 9 - 5 . 6

= 36 - 30 = 6

– Thực hiện tính nâng lên lũy thừa trước rồi đến nhân, chia, cuối cùng đến cộng và trừ.

b) Đối với biểu thức có dấu ngoặc:

Ví dụ:

a) 100 : {2 [52 - (35 - 8)]}

= 100 : {2 . 25}

= 100 : 50 = 2

b) 80 - [130 - (12 - 4)2]

= 80 - [130 - 82]

= 80 - [ 130 - 64]

= 80 - 66 = 14

?1 Tính:

a) 62 : 4 . 3 + 2 . 52

= 36 : 4 + 2.25 = 9 + 50 = 59

b) 2 .(5 . 42 - 18)

= 2. (5.16 – 18) = 2.(80 – 18)

= 2. 62 = 124

?2 Tìm số tự nhiên x, biết:

a) (6x - 39) : 3 = 201

6x - 39 = 201.3 = 603

6x = 603 + 39 = 642

x = 642: 6 = 107

b) 23 + 3x = 56 : 53

23 + 3x = 53 = 125

3x = 125 – 23 = 102

x = 102 : 3 = 34

Tóm lại :

1. Thứ tự thực hiện phép tính đối với biểu thức không có dấu ngoặc: Lũy thừa → nhân và chia → cộng và trừ.

2. Thứ tự thực hiện phép tính đối với biểu thức có dấu ngoặc ( ) → [ ] →{ }.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!