Giáo án Sinh học 7 bài Châu chấu

Admin
Admin 26 Tháng mười, 2015

GIÁO ÁN SINH HỌC 7

Giáo án Sinh học 7 bài Châu chấu hướng dẫn học sinh ghi nhớ nội dung trọng tâm của bài học như các đặc điểm cấu tạo ngoài của châu chấu liên quan đến sự di chuyển.

Giáo án Sinh học 7 bài Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện

Giáo án Sinh học 7 bài Đa dạng và vai trò của lớp giáp xác

Bài 26: CHÂU CHẤU

I. MỤC TIÊU:

Sau khi học xong bài này, HS có khả năng:

1. Kiến thức:

  • Trình bày các đặc điểm cấu tạo ngoài của châu chấu liên quan đến sự di chuyển.
  • Nêu được các đặc điểm cấu tạo trong, các đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản và phát triển của châu chấu.

2. Kĩ năng:

  • Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật.
  • Kỹ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

Giáo dục ý thức học tập

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

Tranh Cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của châu chấu

2. Chuẩn bị của học sinh:

Mẫu vật: mỗi nhóm 2 con châu chấu.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

  • Phương pháp trực quan
  • Phương pháp dùng lời
  • Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

2.1. Cơ thể Hình nhện có mấy phần? So sánh các phần cơ thể với Giáp xác. Vai trò của mỗi phần cơ thể.

Yêu cầu: Cơ thể Hình nhện gồm có 2 phần: đầu – ngực và bụng.

- Đầu – ngực: Là trung tâm của vận động và định hướng.

- Bụng: Là trung tâm của nội quan và tuyến tơ.
So với Giáp xác, nhện giống về sự phân chia cơ thể nhưng khác về số lượng các phần phụ. Ở nhện, phần phụ bụng tiêu giảm, phần phụ đầu - ngực chỉ còn 6 đôi, trong đó có 4 đôi chân làm nhiệm vụ di chuyển.

2.2. Nêu tập tính thích nghi với lối sống của nhện.

Yêu cầu: Nhện có tập tính chăng lưới để bắt mồi. Ngoài ra, một số loài nhện còn dùng tơ nhện để di chuyển và trói mồi. Nhện có nhiều tập tính thích nghi với việc bẫy, bắt các mồi sống (thường là sâu bọ). Nhện tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi. Để chờ một thời gian cho phần thịt của con mồi dưới tác động của enzim biến đổi hoàn toàn thành chất lỏng, nhện mới hút dịch lỏng đó để sinh sống. Khoa học gọi kiểu dinh dưỡng ấy hình thức "tiêu hóa ngoài".

3. Bài mới: CHÂU CHẤU

3.1: Mở bài

3.2: Hoạt động chính:

Hoạt động 1: Cấu tạo ngoài và di chuyển

Mục tiêu: Mô tả được cấu tạo ngoài của châu chấu.

Trình bày được các đặc điểm cấu tạo liên quan đến sự di chuyển.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm