Giáo án Sinh học 10 bài 2: Các giới sinh vật

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 18 Tháng chín, 2020

GIÁO ÁN SINH HỌC 10

Giáo án Sinh học 10 bài 2: Các giới sinh vật là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các thầy cô trong quá trình xây dựng bài giảng bộ môn với nội dung. Bài giáo án điện tử Sinh học 10 này được biên soạn chi tiết giúp học sinh nắm được giới sinh vật là gì và hệ thống phân loại giới, nêu được đặc điểm chính của mỗi giới.

Giáo án Sinh 10 bài 2: CÁC GIỚI SINH VẬT

I) Mục tiêu:

1. Kiến thức: HS nắm được giới và hệ thống phân loại giới, nêu được đặc điểm chính của mỗi giới.

2. Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, phân tích so sánh và khái quát kiến thức.

3. Giáo dục: cho HS về ý nghĩa của sự phân chia giới sinh vật.

II) Chuẩn bị

Sơ đồ sách giáo khoa

III) Phương pháp dạy học:

Nêu vấn đề và giải quết vấn đề + hoạt động nhóm.

IV) Trọng tâm bài giảng:

Hệ thống phân loại và đặc điểm của các giới sinh vật.

V) Tổ chức các hoạt động dạy và học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi

Thế giới sống được tổ chức như thế nào? Nêu các cấp độ tổ chức cơ bản?

Đặc điểm nổi trội và khả năng tự điều chỉnh của cơ thể như thế nào?

3. Giảng bài mới:

Hoạt động thầy trò Nội dung

Hoạt động 1: Khái niệm về giới sinh vật:
GV viết sơ đồ lên bảng Giới - Ngành - Lớp - Bộ - Họ - Chi - loài.

(?) Giới là gì? Cho ví dụ?
HS
(?) Sinh giới được chia thành mấy giới ?là những giới nào?
HS

Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chính các giới:
(?) Giới khởi sinh có đặc điểm gì?
Có những kiểu dinh dưỡng nào?
HS:

(?) Giới nguyên sinh gồm có những sinh vật nào ? Đặc điểm của giới này là gì?
HS:

(?) Giới nấm có đặc điểm gì?
HS:

(?) Giới nấm có những đại diện nào?
HS: nấm men, nấm sợi...
(?) Đặc điểm nổi bậc của giới thực vật là gì?
HS: Có khả năng quang hợp.

I.Giới và hệ thống phân loại 5 giới:

Khái niệm giới:

Giới trong sinh học là một đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.

Hệ thống phân loại sinh giới: chia thành 5 giới:

  • Giới khởi sinh.
  • Giới nguyên sinh.
  • Giới nấm.
  • Giới thực vật.
  • Giới động vật.

II.Đặc điểm chính của mỗi giới:

1. Giới khởi sinh(Monera):

a. Đặc điểm: Sv nhân sơ, kích thước nhỏ 1-5micrômet. Sống hoại sinh, kí sinh một số có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ.

b. Đại diện: vi khuẩn, VSV cổ(Sống ở 00C-1000C, độ muối 25%).

2. Giới nguyên sinh:

a. Đặc điểm: SV nhân thật, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, có loài có diệp lục. Sống dị dưỡng(Hoại sinh), hoặc tự dưỡng.

b. Đại diện: tảo, nấm nhầy, ĐV nguyên sinh(Trùng đé giày, trùng biến hình).

3. Giới nấm(Fungi):

a. Đặc điểm: Có nhân thật, cơ thể đơn bào hoặc đa bào. Cấu trúc dạng sợi, thành tế bào chứa kitin, không có lục lạp, lông, roi. Sống dị dưỡng kí sinh, cộng sinh, hoại sinh.

b. Đại diện: nấm men, nấm sợi, địa y.

18 Tháng chín, 2020

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!