Giáo án môn Sinh học lớp 10 bài 19
Giáo án môn Sinh học học lớp 10
Giáo án môn Sinh học lớp 10 bài 19: Giảm phân được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS nắm được đặc điểm và diễn biến các kì của quá trình giảm phân.
2. Kĩ năng: HS phân biệt được đặc điểm và ý nghĩa của quá trình nguyên phân và giảm phân.
3. Giáo dục: cho học sinh về ý nghĩa đối với sinh vật trong sinh sản và di truyền.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY DỌC
- Giáo viên: Giáo án, SGK, Hình 19.1, 19.2 SGK.
- Học sinh: SGK, đọc trước bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY DỌC
- Vấn đáp, trực quan.
- Hoạt động nhóm
- Liên hệ thực tế
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp, KTSS
2. Kiểm tra bài cũ:
(?) Chu kì tế bào là gì? Đặc điểm của chu kì tế bào?
(?) Quá trình nguyên phân xảy ra gồm có những kì nào? Diễn biến của các kì?
TRẢ LỜI
+ Khái niệm: Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào.
Chu kì tế bào gồm 2 thời kì:
- Kì trung gian.
- Phân bào.
+ Đặc điểm chu kì tế bào:
Kì trung gian Nguyên phân
Thời gian Dài (Chiếm gần hết thời gian của chu kì) Ngắn
Đặc điểm Gồm 3 pha:
-G1: TB tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng.
-S: Nhân đôi AND, NST, các NST dính nhau ở tâm động tạo thành NST kép.
-G2: Tổng hợp các chất cho tế bào.Gồm 2 giai đoạn:
-Phân chia nhân gồm 4 kì.
-Phân chia tế bào chất.
+Phân chia nhân:
Các kì Đặc điểm
Kì đầu - NSt co xoắn, màng nhân dần dần biến mất.
- Thoi phân bào dần xuất hiện.
Kì giữa Các NST co xoắn cực đại tập trung ở mặt phẳng xích đạo và có hình dạng đặc trưng(hình chữ V).
Kì sau Các NS tử tách nhau ở tâm động và di chuyển về 2 cực của TB.
Kì cuối NST dãn xoắn, màng nhân xuất hiện.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung |
Hoạt động 1 Giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp xảy ra ở cơ quan sinh sản nhưng AND chỉ có 1 lần nhân đôi. Từ 1 TB ban đầu qua giảm phân -> 4 TB con có số lượng NST giảm đi một nữa. (?) Hãy quan sát hình vẽ sgk và thảo luận để hoàn thành phiếu học tập sau: HS thảo luận nhóm GV nhận xét, đánh giá Các NST tách nhau ở tâm động và chỉ còn dính nhau ở những chỗ bắt chéo của NS tử với nhau. Hiện tượng trao đổi các đoạn crômatit gọi là trao đổi chéo. (?) ở kì cuối của quá trình giảm phân II TBTV và TBĐV có điểm gì khác nhau? Hoạt động 2 (?) Giảm phân có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể sinh vật? HS |
Bài 19. Giảm phân I. Giảm phân: 1. Giảm phân I Kì đầu - NST nhân đôi tạo thành NST kép dính nhau ở tâm động. - Các NST bắt đôi với nhau theo các cặp tương đồng -> xoắn lại. - Thoi vô sắc được hình thành. - NST tương đồng trong mỗi cặp dần tách nhau ở tâm động. - Trong quá trình bắt đôi và tách nhau các NST tương đồng trao đổi các đoạn crômatit cho nhau. - Màng nhân và nhân con biến mất. Không có sự nhân đôi của NST. Các NST co xoắn lại. Kì giữa- Các NST kép di chuyển về mặt phẳng xích đạo của TB thành 2 hàng. - Thoi vô sắc từ các cực TB chỉ đính vào một phía của mỗi NST kép. Các NST kép tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của TB Kì sau - Mỗi NST kép trong cặp NST tương đồng được thoi vô sắc kéo về 2 cực của TB. Các NS tử tách nhau tiến về 2 cực của TB. Kì cuối - ở mỗi cực NST dần dãn xoắn. Màng nhân và nhân con xuất hiện. Thoi vô sắc biến mất và TBC phân chia. - Tạo 2 TB con có bộ NSt đơn bội kép (NST kép). Màng nhân và nhân con xuất hiện, TBC phân chia. 2.Giảm phân II -Các kỳ giống như QTNP KQ- Tạo ra 4 TB con có Bộ NST đơn - ở ĐV: + Con đực: 4TB đơn bội -> 4 tinh trùng. + Con cái: 4TB đơn bội -> 1TB trứng và 3 thể định hướng - ở TV: các TB con nguyên phân 1 số lần để hình thành hạt phấn và túi noãn. II. Ý nghĩa của giảm phân: - Giảm phân kết hợp với quá trình thụ tinh tạo ra nhiều biến dị tổ hợp. - Là nguồn nguyên liệu cho CLTN và sinh vật có khả năng thích nghi với điều kiện sống mới. Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh góp phần duy trì bộ NST đặc trưng cho loài. |