Giáo án môn Vật lý lớp 9 bài 51
Giáo án môn Vật lý 9
Giáo án môn Vật lý lớp 9 bài 51: Sự tạo ảnh trong máy ảnh bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 9 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nêu và chỉ ra được hai bộ phận chính của máy ảnh là vật kính và buồng tối.
- Nêu và giải thích được đặc điểm của ảnh hiện trên phim của máy ảnh.
- Dựng được ảnh của vật được tạo ra trong máy ảnh.
2. Kĩ năng: Biết tìm hiểu kĩ thuật đã được ứng dụng trong kĩ thuật, cuộc sống. Có kĩ năng quan sát, tổng hợp và rút ra được nhận xét.
3. Thái độ: Say mê, hứng thú khi hiểu được tác dụng của ứng dụng.
4. Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.
Phát triển năng lực tư duy, năng lực hoạt động nhó .
II. Đồ dùng.
1. Giáo viên:
- Một máy ảnh, hình ảnh về sự tạo ảnh trong máy ảnh và một vài bức ảnh, máy tính, máy chiếu.
- Phiếu học tập
2- Học sinh: mỗi nhóm: 1 mô hình máy ảnh.
III. Phương pháp. Vấn đáp, hoạt động nhóm, mô hình.
IV. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới.
Hoạt động của HS |
Trợ giúp của GV |
-Một HS lên bảng trả lời
-Quan sát một máy ảnh điện tử, trả lời các câu hỏi theo ý hiểu.
|
-Nêu đặc điểm ảnh vật sáng AB, đặt vuông góc với trục chính, nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ ? - Cho HS quan sát máy ảnh điện tử và hỏi. +Vật kính là bộ phận nào? +Vật kính được tạo bằng cái gì? +Ảnh thu được trên phim có đặc điểm gì? |
Hoạt động 1: Tìm hiểu máy ảnh
Hoạt động của HS |
Trợ giúp của GV |
- Đọc mục I (SGK-T126). - Lên chỉ trên mô hình các bộ phận chính của máy ảnh. - Một HS chỉ rõ, nêu tên các bộ phận chính và vai trò của nó. *Ghi chép vào vở: Mỗi máy ảnh đều có vật kính, buồng tối và chỗ đặt phim. -Vật kính của máy ảnh là 1 TKHT. |
- Nêu yêu cầu. - Chiếu HS quan sát mô hình máy ảnh và tìm hiểu cấu tạo. - Trả lời câu hỏi: (?)Máy ảnh gồm có những bộ phận chính nào? (?)Vật kính là thấu kính gì? ảnh cần chụp hiện lên ở đâu? |
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách tạo ảnh của một vật trên phim của máy ảnh
Hoạt động của HS |
Trợ giúp của GV |
- Các nhóm quan sát.
-Thảo luận nhóm trả lời câu C1, C2 (theo 2 bước: cá nhân viết câu trả lời trước, thống nhất chung ở nhóm).
C1: ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật. C2: Hiện tượng thu được ảnh thật trên phim của vật thật. - Trả lời câu hỏi: - Thực hiện câu C3, C4. C3: Vẽ ảnh và nêu cách vẽ. - Nối BO Cắt PQ tại B', B' là ảnh của B. - Từ B vẽ đường song song với trục chính cắt thấu kính tại I. Nối IB' cắt trục chính tại F', F' là tiểu điểm. - Từ B' hạ vuông góc với trục chính, cắt trục chính tại A', A'B' là ảnh của Ab cần vẽ. C4: Xét OAB OA'B' có: AB = 40A'B'
- Từ các kết quả thu được rút ra kết luận về ảnh của vật tạo bởi máy ảnh. -Ghi chép kết luận. |
-Chiếu mô hình sự tạo ảnh trên phim máy ảnh bằng TN ảo, đề nghị HS quan sát, thảo luận 3 phút trả lời các câu hỏi. - Gọi đại diện nhóm trả lời câu C1, C2. - Đặt câu hỏi. (?) Làm thế nào để ảnh hiện rõ nét trên phim? Quá trình đó ta gọi là gì? - HD HS dựng ảnh: +Ảnh A’B’ ở vị trí nào?(nằm trên PQ) +Dùng tia sáng nào để xác định B’(tia tới O) +Dùng tia sáng nào để xác định F, F’(tia // trục chính) -Yêu cầu một HS lên bảng, cả lớp cùng thực hiện
Gợi ý C4: d = 2m = 200cm d¢ = 5cm. -Gọi HS tại chỗ nêu. - Cho HS rút ra kết luận về đặc điểm ảnh trên phim.
GV chốt kiến thức: Ảnh trên phim là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. |