Giáo án môn Vật lý lớp 7 bài 26: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện theo CV 5512
Giáo án môn Vật lý lớp 7 bài 26: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 7 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Giáo án môn Vật lý 7 theo CV 5512
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Mô tả một thí nghiệm hoặc hoạt động của một thiết bị thể hiện tác dụng từ của dòng điện.
- Mô tả một thí nghiệm hoặc một ứng dụng trong thực tế về tác dụng hóa học của dòng điện.
- Nêu được những biểu hiện do tác dụng sinh lý của dòng điện khi đi qua cơ thể người.
2. Kĩ năng:
- Nêu được ứng dụng thực tế về tác dụng hoá học của dòng điện.
- Mắc mạch điện đơn giản.
3. Thái độ:
- Trung thực, kiên trì, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Có ý thức thực hiện an toàn khi sử dụng điện.
4. Năng lực:
- Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Học liệu: Mô đun lắp ráp mạch điện, nam châm điện, kim nam châm, bình điện phân, nguồn điện 3V, 6V. Dung dịch đồng sunphát (CuSO4). Bảng phụ H23.2.
2. Học sinh: Đọc trước nội dung bài học.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học:
Tên hoạt động |
Phương pháp thực hiện |
Kĩ thuật dạy học |
A. Hoạt động khởi động |
- Dạy học hợp tác |
- Kĩ thuật học tập hợp tác |
B. Hoạt động hình thành kiến thức |
- Dạy học theo nhóm - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. |
- Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác |
C. Hoạt động luyện tập |
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Dạy học theo nhóm |
- Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác. |
D. Hoạt động vận dụng |
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. |
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
|
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng |
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề |
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
|
2. Tổ chức các hoạt động
Tiến trình hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (10 phút) 1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học. Tổ chức tình huống học tập. 2. Phương pháp thực hiện: - Hoạt động cá nhân, chung cả lớp: 3. Sản phẩm hoạt động: - HS trình bày được tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng của dòng điện trong một số dụng cụ, thiết bị điện - Chữa BT 22.4/SBT . 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Chuyển giao nhiệm vụ -> Xuất phát từ tình huống có vấn đề: - Giáo viên yêu cầu: + HS1: Hãy nêu các tác dụng của dòng điện mà em biết. Kể tên một vài vật VD. + HS2: Đặc điểm quan trọng của đèn LED là gì? Đèn LED thường dùng ở đâu trong thực tế. Khi có dòng điện chạy qua đèn, dây tóc đèn nóng đỏ lên phát ra ánh sáng. Khi đó dây dẫn nối từ nguồn tới đèn có nóng lên không? Tại sao? + HS3: Chữa BT 22.4/SBT. - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: HS lên bảng làm bài, trả lời các câu hỏi của GV. - Giáo viên: Theo dõi HS làm bài, trả lời hoặc đi kiểm tra dưới lớp 1 lượt. - Dự kiến sản phẩm: *Báo cáo kết quả: *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: GV làm thí nghiệm về tác dụng hóa học của dòng điện, phân tích dụng cụ (2 thỏi than có màu giống nhau), bước làm nhưng không nói rõ mục đích và chưa thấy kết quả ngay. ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: Ngoài tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng ra dòng điện còn gây ra nhiều tác dụng khác. Và thí nghiệm cô làm đây liên quan đến tác dụng nào của dòng điện. Chúng ta cùng vào bài học hôm nay. |
(GV cho HS ghi bảng động)
|
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng từ của dòng điện. (10 phút) 1. Mục tiêu: Mô tả một thí nghiệm hoặc hoạt động của một thiết bị thể hiện tác dụng từ của dòng điện. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, nhóm: Nghiên cứu tài liệu, nêu và giải quyết vấn đề. - Hoạt động chung cả lớp. 3. Sản phẩm hoạt động: - Phiếu học tập cá nhân: - Phiếu học tập của nhóm: Trả lời: C1, C2, C3, C4. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động *Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: Nghiên cứu trong Sgk và trả lời câu hỏi : + Hãy cho biết nam châm có tính chất gì? + Khi các nam châm gần nhau, các cực của nam châm tương tác với nhau như thế nào? + Hãy lắp mạch điện theo sơ đồ H23.1/SGK. Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi C1. + Quan sát hình 32.2 về cấu tạo của chuông điện. Gọi đại diện nhóm trả lời. - Học sinh tiếp nhận: Trả lời: C1. *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: + Hoạt động theo hướng dẫn của GV. + Theo dõi TN GV làm. + Các nhóm mắc sơ đồ mạch điện như hình 23.1 SGK. Từ kết quả thí nghiệm hãy hoàn thành nội dung phần kết luận. + Tự quan sát hình 32.2 tìm hiểu về cấu tạo của chuông điện.(đã giảm tải) - Giáo viên: - Dự kiến sản phẩm: *Báo cáo kết quả: *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: GV hướng dẫn HS thảo luận chung cả lớp đi đến kết quả chung. |
I. Tác dụng từ của dòng điện.
a) Tính chất từ của nam châm. Nam châm hút các vật bằng thép. Mỗi nam châm có 2 cực từ: Bắc và Nam. b) Nam châm điện. C1. a). Khóa K đóng, cuộn dây hút đinh sắt, không hút dây đồng, nhôm. Khoá K ngắt cuộn dây không hút đinh sắt nữa. b). Đặt một kim nam châm lại gần 1 đầu của cuộn dây. Đóng khóa K kim nam châm quay lệch đi. Đảo đầu cuộn dây kim nam châm quay ngược lại. * Kết luận: 1. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là một nam châm điện. 2. Nam châm điện có tính chất từ vì nó có khả năng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt hoặc thép.
|
Hoạt động 2: Tác dụng hóa học của dòng điện. (10 phút) 1. Mục tiêu: Mô tả một thí nghiệm hoặc một ứng dụng trong thực tế về tác dụng hóa học của dòng điện. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, nhóm: Quan sát thí nghiệm, thực nghiệm, nghiên cứu tài liệu, nêu và giải quyết vấn đề. - Hoạt động chung cả lớp. 3. Sản phẩm hoạt động - Phiếu học tập cá nhân: HS nhận biết được tác dụng của dòng điện: Tác dụng hóa học, lấy ví dụ thực tế. - Phiếu học tập của nhóm: rút ra Kết luận. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh tự đánh giá.- Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động *Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + Quan sát sát kết quả thí nghiệm ban đầu với bình điện phân. Thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi C5, 6. GV: Thỏi than chì đã được “mạ” đồng. Hiện tượng đồng tách khỏi dung dịch muối đồng khi có dòng điện chạy qua chứng tỏ dòng điện có tác dụng hoá học. Ta có thể “mạ” các kim loại khác cho một vật bằng cách áp dụng hiện tượng xảy ra ở thí nghiệm trên. - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Làm việc theo hướng dẫn của GV, trả lời các câu hỏi C5,6. - Giáo viên: - Dự kiến sản phẩm: *Báo cáo kết quả: *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: |
II. Tác dụng hóa học của dòng điện.
* Quan sát thí nghiệm:
C5. Đèn sáng, dung dịch CuSO4 là chất dẫn điện.
C6. Màu đỏ nhạt. * Kết luận: Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp vỏ bằng đồng.
|
Hoạt động 3: Tác dụng sinh lí của dòng điện (7 phút). 1. Mục tiêu: Nêu được những biểu hiện do tác dụng sinh lý của dòng điện khi đi qua cơ thể người. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, nhóm: Nghiên cứu tài liệu, nêu và giải quyết vấn đề. - Hoạt động chung cả lớp. 3. Sản phẩm hoạt động - Phiếu học tập cá nhân: HS nhận biết được tác dụng của dòng điện: Tác dụng sinh lý, lấy ví dụ thực tế. - Phiếu học tập của nhóm: 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh tự đánh giá.- Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động *Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: HS nghiên cứu SGK để trả lời các câu hỏi: + Dòng điện chạy qua cơ thể người có lợi hay có hại? Khi nào thì có lợi? Khi nào thì có hại? + Nếu dòng điện đang sử dụng ở gia đình, ở lớp học chạy qua cơ thể người thì có hại như thế nào? - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Làm việc theo hướng dẫn của GV. - Giáo viên: - Dự kiến sản phẩm: *Báo cáo kết quả: *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: |
III. Tác dụng sinh lý
- Dòng điện có tác dụng sinh lý. - Có hại: Gây co giật, ngừng đập tim, ngạt thở, thần kinh tê liệt --> Tử vong. - Có lợi: Chữa bệnh.
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5 phút) 1. Mục tiêu: Hệ thống hóa KT và làm một số BT. HS nhận ra được tác dụng từ, tác dụng hoá học của dòng điện ở các dụng cụ, thiết bị điện cụ thể. Nêu được các biểu hiện do tác dụng sinh lý của dòng điện khi đi qua cơ thể người. Nêu được ứng dụng thực tế về tác dụng hoá học của dòng điện. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, cặp đôi: Nêu và giải quyết vấn đề C7, C8/SGK. - Hoạt động chung cả lớp. 3. Sản phẩm hoạt động: - Phiếu học tập cá nhân: Trả lời C7, C8/SGK và các yêu cầu của GV. - Phiếu học tập của nhóm: 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh tự đánh giá.- Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu nêu: + GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ. + Cho HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu C7,C8. + Nhắc lại 5 tác dụng của dòng điện? - Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời. *Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Thảo luận cặp đôi Nghiên cứu C7, C8 – HS TB và ND bài học để trả lời. - Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi. - Dự kiến sản phẩm: *Báo cáo kết quả: C7, C8. *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: |
IV. Vận dụng:
*Ghi nhớ/SGK.
C7. C C8. D |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TÌM TÒI, MỞ RỘNG (3 phút) 1.Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn. 2. Phương pháp thực hiện: Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở. Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm. 3. Sản phẩm hoạt động: HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu nêu: + Đọc và chuẩn bị nội dung bài tiếp theo. + Đọc mục có thể em chưa biết. + Tiết sau ôn tập, yêu cầu HS chuẩn bị các kiến thức từ đầu HK II đến tiết này để chuẩn bị kiểm tra 45 phút. + Làm các BT trong SBT: từ bài 23.1 -> 23.5/SBT. - Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu ND bài học, trả lời. *Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Tìm hiểu trên Internet, tài liệu sách báo, hỏi ý kiến phụ huynh, người lớn hoặc tự nghiên cứu ND bài học để trả lời. - Giáo viên: - Dự kiến sản phẩm: *Báo cáo kết quả: Trong vở BT. *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá khi kiểm tra vở BT hoặc KT miệng vào tiết học sau.. |
BTVN: bài 23.1 -> 23.5/SBT |
Giáo án môn Vật lý 7
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Mô tả mô tả một TN hoặc hoạt động của một thiết bị thể hiện tác dụng từ của dòng điện, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lý của dòng điện
2. Kĩ năng: Nêu được biểu hiện do tác dụng sinh lý của dòng điện khi có dòng điện đi qua cơ thể người
3. Thái độ: Nghiêm túc, hợp tác và trung thực trong học tập
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án + đồ dùng và thiết bị cho mỗi nhóm gồm
- kim nam châm, một nam châm thẳng - Một vài vật nhỏ bằng sắt thép
- 1 chuông điện- 1 bộ nguồn 6V- 1 ắc quy 12V (V một bộ chỉnh lưu hạ thế)
- 1 bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 -1 công tắc, một bóng đèn loại 6V
- 6 dây dẫn có vỏ bọc cách điện
- Chuẩn bị cho cả lớp tranh vẽ phóng to hình 23. 1 (chuông điện)
2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ và làm BT đầy đủ
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ(5 phút)
a) Câu hỏi
Em hãy nêu các tác dụng mà em biết về dòng điện-Trả lời bài tập 22.1 (sbt)
b) Đáp án, biểu điểm
Các tác dụng của dòng điện
- Dòng điện đi qua một vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn đó nóng lên. Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì phát sáng (3đ)
- Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn của bút thử điện và đèn đi ốt phát quang mặc dù các đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao.(3đ)
Bài tập 22.1(sbt)
-Tác dụng của dòng điện là có ích trong hoạt động của nồi cơm điện, ấm điện (2đ)
-Tác dụng của dòng điện là không có ích trong hoạt động của quạt điện, máy thu hình, máy thu thanh (2đ)
* Đặt vấn đề (1 phút)
Như phần mở bài sgk
2. Dạy nội dung bài mới ( 37 phút)
Hoạt động của GV và HS |
Ghi bảng |
Hãy cho biết nam châm có tính chất gì? (HSTb) Nam châm có t/c hút được sắt, thép Cho h/s quan sát thấy nam châm hút sắt, thép Đưa ra một nam châm đã được sơn màu đánh dấu cực có trong phòng TN Tại sao phải sơn màu khác nhau như vậy? (HSK) Để phân biệt và chỉ ra được các cực từ khác nhau của nam châm vĩnh cửu Khi các nam châm ở gần nhau các cực từ của nam châm tương tác với nhau như thế nào? (HSY) Cùng cực thì đẩy nhau,khác cực thì hút nhau Làm TN đưa một cực của thanh nam châm lại gần một đầu của kim nam châm cho h/s quan sát và nhận xét kết quả Dùng mạch điện h 23.1 để giới thiệu về nam châm điện h/s tự n/c câu C1 theo hai ý a,b
Thông báo Cuộn dây có lõi sắt có dòng điện chạy qua là nam châm điện Nhắc lại thế nào là một nam châm điện?(HSTb) Y/c h/s thống nhất hoàn thành kết luận? Cho một h/s nhắc lại kết luận
Mắc chuông điện cho nó hoạt động Treo tranh vẽ h23.2 Hãy quan sát và chỉ ra những bộ phận cơ bản của chuông điện? (HS Tb) Thực hiện HS các nhóm mắc mạch điện cho chuông điện hoạt động –Trả lời C2,C3, C4 Đại diện các nhóm trả lời câu C2, C3, C4 Cho thống nhất câu trả lời đúng-> HS ghi vở
Giới thiệu các dụng cụ TN để mắc mạch điện h23.3 Chưa đóng công tắc cho h/s quan sát màu của hai thỏi than nối với hai cực của nguồn điện Đóng mạch điện cho đèn sáng Than là vật liệu dẫn điện hay cách điện? Dung dịch CuSO4 là chất cách dẫn điện hay cách điện? Vì sao? (HSG) Than chì và dung dịch CuSO4 là chất dẫn điện vì thấy đèn sáng Sau vài phút đóng công tắc giáo viên nhấc thỏi than nối với cực âm của nguồn, Y/c h/s nhận xét màu sắc của thỏi than so với màu sắc ban đầu Thông báo Lớp màu đỏ nhạt đó là kim loại đồng. Hiện tượng đó chính tỏ dòng điện có tác dụng gì? (HSTb) Dòng điện có td từ Y/c h/s hoàn thiện nốt kết luận 2 Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm thỏi than nối với cực âm phủ 1 lớp vỏ bằng đồng
Lưu ý Lau lớp đồng cho sạch để làm TN lần sau Nêu ứng dụng của tác dụng hoá học của dòng điện trong thực tế như (mạ kim loại và tinh luyện kim loại nguyên chất) * THMT, ƯPBĐKH -Dòng điện gây ra các phản ứng điện phân. Việt Nam là đất nước có khí hậu nóng ẩm, do những yếu tố tự nhiên, sử dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt,…) và hoạt động sản xuất công nghiệp cũng tạo ra nhiều khí thải độc hại(CO2, CO, NO, NO2, H2S,..) các khí này hòa tan trong hơi nước tạo ra môi trường điện li. Môi trường điện li này sẽ khiến cho kim loại bị ăn mòn (ăn mòn hóa học). -Để giảm thiểu tác hại này cần bao bọc kim loại bằng chất chống ăn mòn hóa học và giảm thiểu các khí thải độc hai trên. Y/c h/s đọc thông tin sgk sau mục III Điện giật là gì? Dòng điện qua cơ thể người có lợi hay có hại Nếu để dòng điện qua mạng điện sinh hoạt trực tiếp qua cơ thể người thì sao? Trả lời các câu hỏi của GV * THMT, ƯPBĐKH -Dòng điện gây ra tác dụng sinh lí +Dòng điện có cường độ 1mA đi qua cơ thể người gây ra cảm giác tê, co cơ bắp (điện giật). Dòng điện càng mạnh càng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng con người. Dòng điện mạnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh, tim ngừng đập, ngạt thở, nếu dòng điện mạnh có thể gây tử vong. +Dòng điện có cường độ nhỏ được sử dụng để chữa bệnh (điện châm). Trong cách này, các điện cực được nối với các huyệt, các dòng điện làm các huyệt được kích thích hoạt động. Việt Nam là nước có nền y học châm cứu tiên tiến trên thế giới. -Biện pháp an toàn cần tránh bị điện giật bằng cách sử dụng các chất cách điện để cách li dòng điện với cơ thể và tuân thủ các quy tắc an toàn điện Lưu ý học sinh Không được tự mình chạm vào các TB nếu chưa biết sử dụng
Y/c cá nhân học sinh hoàn thành câu C7, C8 Cả lớp thảo luận để có câu trả lời đúng |
I/ Tác dụng từ (20 phút) 1/ Tính chất từ của nam châm C1 a, Khi công tắc ngắt không có hiện tượng gì + Khi công tắc đóng Đầu cuộn dây hút đinh sắt (không hút dây bằng nhôm) b, Đưa kim nam châm lại gần 1 cuộn dây và đóng công tắc thì 1 cực của kim nam châm hoặc bị hút hoặc bị đẩy Khi đảo đầu cuộn dây cực của nam châm lúc trước bị hút nay thì bị đẩy và ngược lại * Kết luận 1 1, Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là nam châm điện 2- Nam châm điện có tính chất từ vì nó có khả năng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt hoặc bằng thép 2, Tìm hiểu chuông điện
C2 Khi đóng công tắc có dùng điện chạy qua cuộn dây nên cuộn dây trở thành nam châm điện đầu gõ chuông đập vào chuông làm chuông kêu C3 Chỗ hở của mạch điện là chỗ miếng sắt bị hút nên rời khỏi chỗ tiếp điểm. Khi mạch bị hở cuộn dây không có dòng điện chạy qua không có tính chất từ nên không hút miếng sắt nữa. Do tính chất đàn hồi của thanh kim loại nên miếng sắt trở về tì vào tiếp điểm C4 Khi miếng sắt trở về tì với tiếp điểm mạch kín trong cuộn dây lại có dòng điện chạy qua và lại có tính chất từ. Cuộn dây lại hút miếng sắt và đầu gõ chuông lại đập vào chuông làm cho chuông kêu mạch lại hở. Cứ như vậy chuông kêu liên tiếp chừng nào công tắc còn đóng II/ Tác dụng hoá học (10 phút)
C5 Than chì và dung dịch CuSO4 là chất dẫn điện vì thấy đèn sáng C6 Sau thí nghiệm thỏi than nối với cực âm được phủ 1 lớp màu đỏ nhạt
* Kết luận 2 Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm thỏi than nối với cực âm phủ 1 lớp vỏ bằng đồng
III/ Tác dụng sinh lý (3phút)
IV. Vận dụng (4 phút) C7 C. 1 cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua C8 D. Hút các vụn giấy |
----------------------------------------
Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án môn Vật lý lớp 7 bài 26: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới