Giáo án môn Vật lý lớp 7 bài 21: Dòng điện - Nguồn điện theo CV 5512
Giáo án môn Vật lý lớp 7 bài 21: Dòng điện - Nguồn điện bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 7 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Giáo án môn Vật lý 7 theo CV 5512
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Mô tả được thí nghiệm dùng pin hay ắc quy tạo ra dòng điện và nhận biết dòng điện thông qua các biểu hiện cụ thể như đèn bút thử điện sáng, đèn pin sáng, quạt quay...
- Nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- Nêu được tác dụng chung của các nguồn điện là tạo ra dòng điện và kể được tên các nguồn điện thông dụng là pin và ắc quy.
- Nhận biết được cực dương và cực âm của nguồn điện qua các kí hiệu (+), (-) có ghi trên nguồn điện.
2. Kĩ năng: Mắc được một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối.
3. Thái độ:
- Trung thực, kiên trì, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Có ý thức thực hiện an toàn khi sử dụng điện.
4. Năng lực:
- Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Học liệu:
+ Tranh vẽ to hình 19.1; 19.2 (SGK – nếu có).
+ Các loại pin (mỗi loại 1 chiếc), 1 ac quy, 1 đinamô xe đạp.
2. Học sinh:
- 1 mảnh phin nhựa - 1 mảnh len
- 1 mảnh kim loại mỏng - 1 pin đèn
- 1 bút thử điện - 1 bóng đèn pin + đế
- 1 công tắc - 5 đoạn dây nối
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học:
Tên hoạt động |
Phương pháp thực hiện |
Kĩ thuật dạy học |
A. Hoạt động khởi động |
- Dạy học hợp tác |
- Kĩ thuật học tập hợp tác |
B. Hoạt động hình thành kiến thức |
- Dạy học theo nhóm - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. |
- Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác |
C. Hoạt động luyện tập |
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Dạy học theo nhóm |
- Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác. |
D. Hoạt động vận dụng |
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. |
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
|
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng |
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề |
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
|
2. Tổ chức các hoạt động
Tiến trình hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút) 1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học. Tổ chức tình huống học tập. 2. Phương pháp thực hiện: - Hoạt động cá nhân, chung cả lớp: 3. Sản phẩm hoạt động: - Nêu được cách qui ước về các loại điện tích. - Trình bày được sơ lược về cấu tạo nguyên tử. - BT 18.1 SBT. - Kể được tên một số dụng cụ, máy móc dùng điện. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Chuyển giao nhiệm vụ -> Xuất phát từ tình huống có vấn đề: - Giáo viên yêu cầu: Kể tên một số dụng cụ, máy móc dùng điện mà em biết? - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: + Nêu được cách qui ước về các loại điện tích. + Trình bày được sơ lược về cấu tạo nguyên tử. + BT 18.1 SBT. + Quạt điện, nồi cơm điện, tivi, máy lạnh,..... - Giáo viên: - Dự kiến sản phẩm: *Báo cáo kết quả: *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: “Có điện” và “Mất điện” có nghĩa là gì? Có phải “có điện tích” và “mất điện tích” không? ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu dòng điện là gì? các thiết bị điện có phải chỉ hoạt động khi có dòng điện chạy qua. |
(GV ghi bảng động)
Quạt điện, nồi cơm điện, tivi, máy lạnh,..... có phải chỉ hoạt động khi có dòng điện chạy qua không? |
||||||||||||
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Dòng điện. (10 phút) 1. Mục tiêu: - Mô tả một thí nghiệm tạo ra dòng điện, nhận biết có dòng điện (bóng đèn, bút thử điện sáng, đèn pin sáng, quạt điện quay) và nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, nhóm: Nghiên cứu tài liệu. - Hoạt động chung cả lớp. 3. Sản phẩm hoạt động - Phiếu học tập cá nhân: - Phiếu học tập của nhóm: Trả lời: C1, C2. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động *Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: Cho HS quan sát hình 19.1 SGK. Yêu cầu HS đọc và trả lời nội dung câu hỏi C1, C2. - Học sinh tiếp nhận: Đọc SGK Trả lời: C1, C2. *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Đọc mục 1 trong sgk, trao đổi nhóm tìm câu trả lời: C1, C2, hoàn thành phần nhận xét. - Giáo viên: - Dự kiến sản phẩm: *Báo cáo kết quả: *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: GV hướng dẫn HS thảo luận chung cả lớp đi kết luận. GV thông báo thêm: Nói: Có điện là có điện tích; mất điện là mất điện tích là sai vì điện tích có ở mọi chỗ, mọi vật xung quanh ta. |
I. Dòng điện
C1. a. nước; b. chảy C2. Muốn đèn này lại sáng thì cần cọ xát để làm nhiễm điện mảnh phim nhựa, rồi chạm bút thử điện vào mảnh tôn đã được áp sát trên mảnh phim nhựa. Nhận xét: ...Dịch chuyển....
Kết luận Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. |
||||||||||||
Hoạt động 2: Nguồn điện. (15 phút) 1. Mục tiêu: - Nêu được tác dụng chung của nguồn điện là tạo ra dòng điện và nhận biết các nguồn điện thường dùng với hai cực của chúng (cực dương và cực âm của pin hay ắc quy). - Mắc và kiểm tra để đảm bảo một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối hoạt động, đèn sáng. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, nhóm: Quan sát dụng cụ thực tế và nghiên cứu tài liệu. - Hoạt động chung cả lớp. 3. Sản phẩm hoạt động - Phiếu học tập cá nhân: - Phiếu học tập của nhóm: rút ra Kết luận. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động *Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện để các dụng cụ điện hoạt động. Mỗi nguồn điện có hai cực, đó là cực nào? Kí hiệu như thế nào? + Quan sát hình 19.3 + Nêu các dụng cụ, tiến hành thí nghiệm. - Học sinh tiếp nhận: Đọc, làm TN, trả lời C3. *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Đọc và trả lời C3. Các nhóm nhận dụng cụ và tiến hành mắc mạch điện có nguồn điện. - Giáo viên: + Cho HS quan sát các loại pin thật và trả lời nội dung câu hỏi C3. + Cho HS quan sát hình 19.3 + Để mắc mạch điện có nguồn điện như hình 19.3 ta cần những dụng cụ gì? + Cho HS hoạt động nhóm mắc mạch điện có nguồn điện. + Theo dõi, giúp đỡ các nhóm mắc mạch điện. - Dự kiến sản phẩm: - Nêu các nguyên nhân có thể làm đèn không sáng, cách khắc phục
*Báo cáo kết quả: Trả lời C3. *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: |
II. Nguồn điện.
1. Các nguồn điện thường dùng. Mỗi nguồn điện đều có hai cực. Hai cực pin hai acquy là cực dương (kí hiệu dấu +) và cực âm (kí hiệu dấu -)
2. Mạch điện có nguồn điện. Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện |
||||||||||||
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 phút) 1. Mục tiêu: Hệ thống hóa KT và làm một số BT. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, cặp đôi: Nghiên cứu tài liệu, C4/SGK. - Hoạt động chung cả lớp. 3. Sản phẩm hoạt động: - Phiếu học tập cá nhân: Trả lời C4, C5, C6 và các yêu cầu của GV. - Phiếu học tập của nhóm: 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu nêu: + GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ: Dòng điện là gì? Hãy kể tên các nguồn điện thường gặp. + Cho HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu C4, C5, C6. + Trả lời nội dung C4, C5, C6. - Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời. *Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Thảo luận cặp đôi Nghiên cứu C4, C5, C6/SGK và ND bài học để trả lời. - Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi. - Dự kiến sản phẩm: *Báo cáo kết quả: *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: Nội dung báo cáo kết quả C4, C5, C6. |
III. Vận dụng:
*Ghi nhớ/SGK.
C4: Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Đèn điện sáng khi có dòng điện chạy qua. Quạt điện hoạt động khi có dòng điện chạy qua. C5: Đèn pin, rađiô, máy tính bỏ túi, đồng hồ điện tử, bộ phận điều khiển tivi . . . v.v C6. Bánh xe quay, dây nối từ đinamô tới đèn không có chỗ hở. |
||||||||||||
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TÌM TÒI, MỞ RỘNG (5 phút) 1.Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn. 2. Phương pháp thực hiện: Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở. Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm. 3. Sản phẩm hoạt động HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu nêu: + Đọc và chuẩn bị nội dung bài tiếp theo. + Đọc mục có thể em chưa biết. + Xem trước bài “Chất dẫn điện và chất cách điện- dòng điện trong kim loại”. + Làm các BT trong SBT: từ bài 19.1 -> 19.5/SBT. - Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời. *Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Tìm hiểu trên Internet, tài liệu sách báo, hỏi ý kiến phụ huynh, người lớn hoặc tự nghiên cứu ND bài học để trả lời. - Giáo viên: - Dự kiến sản phẩm: *Báo cáo kết quả: Trong vở BT. *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá khi kiểm tra vở BT hoặc KT miệng vào tiết học sau.. |
BTVN: bài 19.1 -> 19.5/SBT |
Giáo án môn Vật lý 7
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Mô tả thí nghiệm tạo ra dòng điện nhận biết dòng điện (bóng đèn, bút thử điện, đèn pin sáng, quạt quay...) và nêu được dòng điện là dòng các điện tích chuyển dời có hướng
- Nêu được tác dụng chung của các nguồn điện là tạo ra dòng điện và nhận biết được các nguồn điện thường dùng với 2 cực của chúng (cực âm và cực dương của pin hoặc ắc quy)
2. Kĩ năng: Làm thí nghiệm sử dụng bút thử điện
3. Thái độ
- Trung thực kiên trì hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Có ý thức thực hiện an toàn khi sử dụng điện.
Năng lực cần đạt: Năng lực hợp tác nhóm, năng lực tự học, năng lực quan sát, năng lực thực nghiệm.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án + sgv + tranh phóng to hình 19.1, 2 sgk -53
- Các loại đèn pin (mỗi loại 1 chiếc), 1 ắc quy, 1 đi a mô của xe đạp (không tháo rời khỏi xe đạp) nếu có
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm gồm Đồ dùng TN h19.3
2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ và làm BT đầy đủ.
III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
1. Các hoạt động đầu giờ
a) Kiểm tra bài cũ (5 phút)
* Câu hỏi
Có mấy loại điện tích? Nêu sự tương tác giữa các vật mang điện tích? Nêu quy ước về vật mang điện tích âm dương ? Làm bài tập 18.3 SBT
* Đáp án, biểu điểm
- Có 2 loại điện tích
- Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau những vật nhiễm điện khác loại thì đẩy nhau.
-Một vật nhiễm điện (-)nếu vật nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron
- Bài 18.3 a, Tóc bị nhiễm điện dương khi đó electron dịch chuyển từ tóc sang lược nhựa (lược nhựa nhận thêm electron còn tóc mất bớt electron)
b, Vì những sợi tóc đó nhiễm điện cùng loại chúng đẩy nhau
b) Đặt vấn đề (1 phút)
Y/c h/s đọc phần mở bài
Các TB chúng ta vừa nêu đều có dòng điện chạy qua. Vậy dòng điện là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu bài
2. Nội dung bài học
Hoạt động 1: Dòng điện (10 phút)
+ Mục tiêu: Mô tả thí nghiệm tạo ra dòng điện nhận biết dòng điện (bóng đèn, bút thử điện, đèn pin sáng, quạt quay...) và nêu được dòng điện là dòng các điện tích chuyển dời có hướng
+ Nhiệm vụ: Nghiên cứu thông tin sgk, quan sát TN và trả lời câu hỏi
+ Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
+ Sản phẩm: C1, C2, nhận xét, kết luận.
+ Tiến trình thực hiện
Hoạt động của GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH |
Ghi bảng |
GV: Y/c các nhóm quan sát tranh vẽ h19.1 và cho biết Bằng cách nào ta làm mảnh phim nhựa như điện? Khi mảnh phim nhựa nhiễm điện thì các điện tích có di chuyển không? HS: - Mảnh phim nhựa nhiễm điện do cọ sát - Điện tích mảnh phim nhựa chuyển động trong tấm phim nhựa tạo nên vật nhiễm điện. Từ đó y/c HS hãy tìm hiểu sự tương quan tương tự giữa dòng điện và dòng nước. Sau đó tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống câu C1? HS a) ... nước... b)... chảy GV: Y/c h/s trả lời câu C2 HS: Muốn đèn lại sáng thì cọ sát mảnh lụa nhựa lần nữa HS Làm TN h19.1 và kiểm tra lại thấy bút thử điện ngừng sáng GV: Y/c h/s hoàn thành nhận xét? HS: Trả lời GV: Thông báo khái niệm dòng điện như sgk – 53. GV: Chốt lại kết luận như sgk - 53 GV: Y/c 1 đến 2 h/s nhắc lại kết luận Lưu ý Khi bật đèn hoặc cắm quạt mà đèn không sáng, quạt không quay thì cũng không được tự ý sửa chữa, rất nguy hiểm Đánh giá động viên các nhóm Gọi từ 1 đến 2 chuẩn bị của học sinh nêu cách phát hiện và kiểm tra để đảm bảo mạch điện kín và đèn sáng, ghi vở. |
I, Dòng điện
C1 a) ... nước... b) ... chảy... C2 Muốn đèn lại sáng thì cọ sát mảnh lụa nhựa lần nữa
Nhận xét Bóng đèn của bút thử điện sáng khi các điện tích dịch chuyển qua nó
* Kết luận: (sgk - 53) |
----------------------------------------
Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án môn Vật lý lớp 7 bài 21: Dòng điện - Nguồn điện theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới