Giáo án môn Vật lý lớp 7 bài 14: Môi trường truyền âm theo CV 5512

Admin
Admin 16 Tháng mười một, 2021

TimDapAnxin giới thiệu bài Giáo án môn Vật lý lớp 7 bài 14: Môi trường truyền âm bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 7 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn Vật lý 7 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

+ Kể tên một số môi trường truyền âm và không truyền được âm.

+ Nêu được một số ví dụ về sự truyền âm trong các môi trường khác nhau : rắn, lỏng, khí.

2. Kĩ năng:

+ Làm thí nghiệm để chứng minh âm truyền qua các môi trường nào.

+ Tìm ra phương án thí nghiệm để chứng minh được càng xa nguồn âm, biên độ dao động âm càng nhỏ à âm càng nhỏ.

3. Thái độ:

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giải thích 1 số hiện tượng trong thực tế.

- Trung thực, kiên trì, hợp tác trong hoạt động nhóm.

- Cẩn thận, có ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.

4. Năng lực:

- Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.

- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.

- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Kế hoạch bài học.

- Học liệu:

+ 2 trống, 2 quả cầu bấc. 1 nguồn âm dùng vi mạch kèm pin.

+ 1 bình nước có thể cho lọt nguồn âm vào bình.

2. Học sinh:

Mỗi nhóm: + 2 trống, 2 quả cầu bấc, 1 nguồn âm dùng vi mạch kèm pin + 1 bình nước có thể cho lọt nguồn âm vào bình.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học:

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động

- Dạy học hợp tác

- Kĩ thuật học tập hợp tác

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. BTNB

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác. BTNB.

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác.

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

 

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

 

2. Tổ chức các hoạt động

Tiến trình hoạt động

Hoạt động của giáo viên và HS

Nội dung

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)

1. Mục tiêu:

Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.

Tổ chức tình huống học tập.

2. Phương pháp thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, chung cả lớp:

3. Sản phẩm hoạt động:

- HS nêu được: Biên độ dao động là gì? Đơn vị và độ to của âm? Ký hiệu? Khi nào âm to, âm nhỏ? Ngưỡng đau tai người là bao nhiêu?

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề:

- Giáo viên yêu cầu:

+ Biên độ dao động là gì? Đơn vị và độ to của âm? Ký hiệu? Khi nào âm to, âm nhỏ?

+ Ngưỡng đau tai người là bao nhiêu.

- Học sinh tiếp nhận:

*Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: Nhắc lại nội dung kiến thức bài học trước.

- Giáo viên: Theo dõi, xử lý sai sót kịp thời.

- Dự kiến sản phẩm: HS đứng tại chỗ trả lời.

*Báo cáo kết quả: HS đứng tại chỗ trả lời.

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:

- Giáo viên nhận xét, đánh giá:

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: - Vấn đề cần nghiên cứu: Âm có thể truyền được trong những môi trường nào?

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: Ngày xưa để phát hiện ra tiếng vó ngựa người ta thường áp tai xuống đất để nghe. Tại sao? Để trả lời được câu hỏi này chúng ta vào bài hôm nay.

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nghiên cứu môi trường truyền âm (20 phút)

1. Mục tiêu:

+ Kể tên một số môi trường truyền âm và không truyền được âm.

+ Nêu được một số ví dụ về sự truyền âm trong các môi trường khác nhau: rắn, lỏng, khí.

+ Làm thí nghiệm để chứng minh âm truyền qua các môi trường nào.

+ Tìm ra phương án thí nghiệm để chứng minh được càng xa nguồn âm, biên độ dao động càng nhỏ à âm càng nhỏ.

2. Phương thức thực hiện: BTNB

- Hoạt động cá nhân, nhóm: Nghiên cứu tài liệu, quan sát thực nghiệm.

- Hoạt động chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động: Nêu được các môi trường truyền âm.

- Phiếu học tập cá nhân:

- Phiếu học tập của nhóm:

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu:

1. Tình huống xuất phát:

Khi gọi cá lên ăn, người ta chỉ cần gõ vào 1 chiếc kẻng trên bờ. Vậy âm đã truyền đến tai cá trong hồ qua môi trường nào?

2. Bộc lộ quan niệm ban đầu của HS:

Gv phát bảng nhóm cho các nhóm trả lời vào.

- Học sinh tiếp nhận:

+ N1: qua môi trường nước (chất lỏng).

+ N2: qua môi trường không khí.

+ N3: qua môi trường đất (chất rắn).

+ N4: qua cả 3 môi trường đến tai cá.

3. Đề xuất giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm:

Vậy theo các em, làm thế nào để kiểm tra được âm truyền được trong các môi trường rắn lỏng khí?

Với những dụng cụ như sau: (giới thiệu công dụng của dụng cụ có sẵn)

- 2 chiếc trống có dùi, 2 quả cầu bấc được treo trên giá TN.

- 1 chiếc đồng hồ báo thức và 1 chiếc cốc có nước.

Em hãy đề xuất các phương án thí nghiệm để kiểm tra xem âm có thể truyền trong môi trường nào đến tai ta.

*Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh:

HS các nhóm đưa ra phương án và nhận dụng cụ để tiến hành TN:

-N1: lấy dùi gõ vào mặt trống và lắng nghe, nếu nghe thấy tiếng trống chứng tỏ âm đã truyền qua không khí đến tai.

-N2: Có thể áp tai xuống bàn để nghe tiếng gõ nhẹ của 1 bạn ở đầu bàn bên kia.

-N3: nhúng chiếc đồng hồ báo thức vào cốc nước nếu nghe thấy tiếng kêu chứng tỏ âm truyền qua nước đến tai... (âm truyền qua chất lỏng, rắn, không khí đến tai)

- Giáo viên: theo dõi, hướng dẫn các nhóm làm TN.

5. Kết luận và hợp thức hóa kiến thức:

+ Vậy âm có thể truyền được trong môi trường nào?

+ Từ kết quả thí nghiệm hoàn thành KL.

- Dự kiến sản phẩm: (bên cột nội dung)

*Báo cáo kết quả: (bên cột nội dung)

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng.

I. Môi trường truyền âm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C1. Hiện tượng: Rung động và lệch ra khỏi vị trí ban đầu chứng tỏ: âm đã được không khí truyền từ mặt trống thứ nhất đến mặt trống thứ hai.

C2. Quả cầu bấc thứ hai có biên độ dao động nhỏ hơn với quả cầu bấc thứ nhất.

Độ to của âm càng giảm khi càng ở xa nguồn âm.

C5. Chứng tỏ âm không truyền qua chân không

 

 

 

 

* Kết luận:

 

Âm có thể truyền qua những môi trường như rắn, lỏng, khí và không thể truyền qua chân không.

 

 

 

 

 

 

Ở các vị trí càng xa nguồn âm thì âm nghe càng nhỏ.

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu vận tốc truyền âm trong các môi trường (7 phút)

1. Mục tiêu: So sánh được vận tốc truyền âm trong các môi trường rắn lỏng khí.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, nhóm: nghiên cứu tài liệu.

- Hoạt động chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động:

- Phiếu học tập cá nhân:

- Phiếu học tập của nhóm: trả lời các câu hỏi của GV.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu:

+ Cho HS đọc và quan sát bảng vận tốc truyền âm một số chất.

+ Trong môi trường vật chất nào âm truyền nhanh nhất, kém nhất.

+ Hãy giải thích tại sao ở thí nghiệm: Bạn đứng không nghe thấy âm mà bạn áp tai xuống bàn lại nghe thấy âm.

+ Hãy so sánh vận tốc truyền âm trong không khí, nước và thép.

- Học sinh tiếp nhận:

*Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh:

Đọc SGK và tìm hiểu trả lời các nội dung câu hỏi.

- Giáo viên:

Theo dõi, hướng dẫn, uốn nắn khi HS gặp vướng mắc.

- Dự kiến sản phẩm: Cột nội dung.

*Báo cáo kết quả: cột nội dung.

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:

II. Vận tốc truyền âm.

Thép truyền âm thanh nhanh nhất, không khí truyền âm thanh kém nhất.

 

Gỗ là vật rắn truyền âm nhanh, tốt hơn không khí.

 

C6. Vận tốc truyền âm trong nước nhỏ hơn trong thép lớn hơn trong không khí.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (7 phút)

1. Mục tiêu: Hệ thống hóa KT và làm một số BT.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, cặp đôi: Nghiên cứu tài liệu: C7 - C10/SGK.

- Hoạt động chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động:

- Phiếu học tập cá nhân: Trả lời C7 - C10/SGK và các yêu cầu của GV.

- Phiếu học tập của nhóm:

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu:

+ GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ.

+ Lên bảng thực hiện theo yêu cầu C7 - C10.

- Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời.

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: Thảo luận cặp đôi Nghiên cứu C7 - C10 và ND bài học để trả lời.

- Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi.

- Dự kiến sản phẩm: (Cột nội dung)

*Báo cáo kết quả: (Cột nội dung)

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:

III. Vận dụng:

*Ghi nhớ/SGK.

C7. Nhờ vào môi trường không khí.

C8. Tùy thuộc vào HS

C9. Vì mặt đất truyền âm nhanh hơn không khí

C10. Không vì giữa họ ngăn cách bởi chân không bên ngoài bộ áo, mũ giáp bảo vệ.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TÌM TÒI, MỞ RỘNG (6 phút)

1. Mục tiêu:

HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn.

2. Phương pháp thực hiện:

Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở.

Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm.

3. Sản phẩm hoạt động:

HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu:

+ Đọc thuộc nội dung phần ghi nhớ.

+ Đọc mục có thể em chưa biết.

+ Làm các BT trong SBT: từ bài 13.1 -> 13.7/SBT.

+ Xem trước bài 15: “Phản xạ âm - tiếng vang”.

- Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời.

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Tìm hiểu trên Internet, tài liệu sách báo, hỏi ý kiến phụ huynh, người lớn hoặc tự nghiên cứu ND bài học để trả lời.

- Giáo viên:

- Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả: Trong vở BT.

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá khi kiểm tra vở BT hoặc KT miệng vào tiết học sau..

BTVN: bài 13.1 -> 13.7/SBT

Giáo án môn Vật lý 7

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Kể tên được một số môi trường truyền âm. Nêu được một số thí dụ về sự truyền âm trong các môi trường khác nhau: rắn, lỏng, khí ...

2. Kĩ năng: Làm thí nghiệm để chứng minh âm truyền qua các môi trường nào? Tìm ra phương án thí nghiệm để chứng minh được càng xa nguồn âm biên độ dao động càng nhỏ -> âm phát ra nhỏ.

3. Thái độ: Giáo dục tính tự giác, trung thực cho học sinh

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

1/GV: Tranh phóng H13.3; 2 trống, 2 quả cầu bốc, một nguồn âm, một bình nước.

2/HS: Sgk, sbt, vở ghi

III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: trực quan, vấn đáp, thảo luận.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1.Tổ chức:

2. Kiểm tra:

  • Độ to của âm phụ thuộc vào nguồn âm như thế nào?
  • Đơn vị đo độ to của âm, chữa bài tập 12.1; 12.2?

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS

NỘI DUNG KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG 1: (2ph) Tổ chức tình huống học tập

GV Đặt vấn đề:...Vậy tại sao lại áp tai xuống đất thì nghe được mà đứng hoặc ngồi lại không nghe thấy được.

HS: Tìm ra phương án trả lời cho mình

 

HOẠT ĐỘNG 2: (12ph) Nghiên cứu môi trường truyền âm

-HS: n/c thí nghiệm 1 ở hình 13.1 (SGK)

?-Thí nghiệm gồm những dụng cụ nào?

-GV: H­íng dÉn

HS: tiến hành thí nghiệm rồi trả lời câu hỏi C1, C2.

-GV chốt lại câu trả lời của các nhóm.

GV: Y/c học sinh đọc TN 2 SGK bố trí thí nghiệm như hình 13.2

?-Cách tiến hành thí nghiệm như thế nào?

GV:+)Bạn gõ thì phải gõ khẽ (gõ nhẹ)

+)Qua thí nghiệm yêu cầu HS trả lời câu C3

?-Âm truyền đến tai qua những môi trường nào?

?-Trong chân không âm có thể truyền qua được không?

GV; Yêu cầu học sinh t×m hiểu TN hình 13.4 SGK để trả lời câu C5.

?-Qua các t/n các em rút ra kết luận gì? Hãy điền vào chỗ trống kết luận trang 38 SGK

GV: Có hiện tượng ở trong nhà ta nghe được âm đài phát thanh truyền từ loa công cộng đến tai ta sau âm phát ra từ đài phát thanh ở trong nhà, mặc dù cùng một chương trình. Vậy tại sao lại có hiện tượng đó?

?-Âm truyền có cần thời gian không?

I.Môi trường truyền âm

C1: Quả cầu 2 dao động -> âm đã được không khí truyền từ mặt trống thứ nhất đến mặt trống thứ hai.

C2: Biên độ dao động của quả cầu 2 nhỏ hơn biên độ dao động của quả cầu 1.

=>Kết luận: Độ to của âm càng giảm khi ở càng xa nguồn âm

2/ Sự truyền âm trong chất rắn

C3: Âm truyền đến tai bạn C qua môi trường rắn (gỗ)

3/ Sự truyền âm trong chất lỏng

 

Kết luận:

- Âm có thể truyền qua những môi trường như rắn, lỏng, khí và không thể truyền qua chân không.

- Các vị trí càng xa nguồn âm thì âm nghe càng nhỏ.

5/ Vận tốc truyền âm.

-Các môi trường khác nhau thì âm truyền đi vận tốc khác nhau.

----------------------------------------

Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án môn Vật lý lớp 7 bài 14: Môi trường truyền âm theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm