Giáo án môn Trải nghiệm sáng tạo lớp 2 chủ đề 7: Gia đình của em - Tiết 2

Admin
Admin 26 Tháng hai, 2018

Giáo án môn Trải nghiệm sáng tạo lớp 2

Giáo án môn Trải nghiệm sáng tạo lớp 2 chủ đề 7: Gia đình của em - Tiết 2 được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Trải nghiệm sáng tạo 2 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án môn Trải nghiệm sáng tạo lớp 2 chủ đề 6: Trò chơi dân gian - Tiết 3

Giáo án môn Trải nghiệm sáng tạo lớp 2 chủ đề 7: Gia đình của em - Tiết 1

Giáo án môn Trải nghiệm sáng tạo lớp 2 chủ đề 7: Gia đình của em - Tiết 3

A. CHIA SẺ VÀ KẾT NỐI KINH NGHIỆM

Hoạt động 1: Tổ chức trò chơi “Ngọn nến lung linh”

1. GV yêu cầu HS cử mỗi tổ ba bạn lên trước lớp. Một người đóng vai ba, mẹ, và con.

GV phổ biến cách chơi:

2. Tất cả thành viên đều đứng, cả lớp cùng hát:

Ba là cây nến vàng ---- HS đóng vai ba lắc lư qua lại.
Mẹ là cây nến xanh ---- HS đóng vai mẹ lắc lư qua lại.
Con là cây nến hồng ---- HS đóng vai con lắc lư qua lại.
Ba ngọn nến lung linh --- Ba người cùng lắc lư
A à á a a
Thắp sáng một gia đình ----- Cả ba người ôm nhau.

3. GV cho cả lớp chơi từ 2-3 lần, càng ngày càng hát nhanh.

4. Trao đổi với cả lớp:

  • Em cảm thấy thế nào khi tham gia trò chơi?
  • Em có phải là người yêu thương gia đình không?
  • Em có thích cùng gia đình sinh hoạt với nhau không?

B. KIẾN TẠO TRI THỨC VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

Hoạt động 2: Kể về cảnh sinh hoạt chung của cả gia đình em.

1. GV yêu cầu HS cả lớp đọc Việc 1 của NV 3 trang 57-SHS

  • Yêu cầu HS quan sát tranh về cảnh sinh hoạt gia đình trong SHS.
  • Đánh dấu X vào ô trống dưới hình ảnh giống hoặc gần giống với cảnh sinh hoạt của gia đình mình.

2. Em hãy kể về một cảnh sinh hoạt chung của cả gia đình mà em thích nhất.

(Cùng ăn cơm, cùng đi dã ngoại, cùng đi thăm hô hàng, cùng chơi trò chơi,...)

Có thể kể về:

  • Hoạt động của các thanh viên trong gia đình em lúc sinh hoạt.
  • cảm xúc của em về cảnh sinh hoạt đó.

Yêu cầu cá nhân HS kể về cảnh sinh hoạt cho cả lớp cùng nghe.

Hoạt động 3. Gắn kết mọi người trong gia đình em

Yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS và trả lời câu hỏi

Đánh dấu vào bức tranh em thích nhất

  1. Trong các bức tranh trên, em thích bức tranh nào nhất? Vì sao?
  2. Trong các bức tranh trên, em không thích bức tranh nào nhất? Vì sao?
  3. Em mong muốn gia đình mình như thế nào vào mỗi buổi tối?
  4. Để mọi người trong gia đình biết những mong muốn của em, em sẽ lựa chọn cách nào? Yêu cầu HS đánh dấu X vào ô trước cách mình đã chọn.

Cách khác yêu cầu các em ghi rõ.

C. VẬN DỤNG VÀ SÁNG TẠO

Hoạt động 4. Em thể hiện lời nói và hành vi đẹp đối với các thành viên trong gia đình.

1. Yêu cầu HS đọc NV 5: hãy đặt mình vào các tình huống và nêu cách xử lí.

GV chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận các tình huống

- Em đi học về thì thấy mẹ đã nấu xong bữa cơm tối thật ngon và bày bàn ăn đẹp mắt. Em sẽ nói gì, làm gì với mẹ?

- Bà nhờ em nhổ tóc sâu. Em sẽ nói gì?

- Ông của em bị ốm. Em nói gì, làm gì với ông?

- Hôm nay là sinh nhật của mẹ. Em sẽ nói gì, làm gì với mẹ?

- Gia đình tổ chức cho em một buổi sinh nhật rất vui và ấm áp. Em sẽ nói gì, làm gì khi đó?

- Em bị ốm, mẹ phải nghỉ làm ở nhà chăm sóc em. Em sẽ nói gì với mẹ?

- Cuối tuần, bố em dọn dẹp nhà cửa. Em sẽ nói gì, làm gì khi đó?

Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm bổ sung chia sẻ về các cách của nhóm mình.

Các nhóm khác và GV bổ sung.

2. Em hãy ghi nhật kí các lời nói, việc làm để thể hiện tình cảm yêu thương của em với các thành viên trong gia đình và điền vào bảng trong SHS/TR63

Yêu cầu cá nhân trình bày, GVNX tuyên dương.

3. Việc 3, thực hiện tại nhà và chia sẻ với lớp vào hoạt động sau.

Khi hoàn thành nhật kí ghi lời nói, việc làm thể hiện yêu thương của mình sau một tuần, em hãy chia sẻ với bố mẹ và người thân trong gia đình.

Em nghe nhận xét của thành viên trong gia đình về nhật kí của em.

Hoạt động 5: Ứng xử trong cuộc sống

1. Thể hiện sự yêu thương, quan tâm với thành viên trong gia đình.

GV cho HS thể hiện bằng cách chia nhóm đóng vài, hoặc đóng vai với người bên cạnh về thành viên trong gia đình bằng cách thể hiện bằng lời nói.

VD:

  • Con cảm thấy hạnh phúc khi được ở bên cạnh bố mẹ.
  • Bố củng vậy con của bố ngoan lắm.
  • Chiều nay cả gia đình mình cùng đi công viên, mẹ sẽ mua đồ chơi cho con nhé!

GV lưu ý HS biểu hiện vẻ mặt khi nói.

GV gợi ý tình huống, lời nói khác có gắn với đời sống của các em để cho các em rèn luyện sâu sắc hơn.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!