Giáo án an toàn giao thông lớp 2
Giáo án an toàn giao thông lớp 2
Giáo án an toàn giao thông lớp 2 từ bài 1 đến bài 6 sẽ giúp giáo viên có thêm nhiều ý tưởng hay khi thiết kể bài giảng để phục vụ cho quá trình giảng dạy của mình được tốt hơn. Các em học sinh có thêm nhiều tài liệu dành cho việc tự học của mình hơn. Chúc các em học sinh và quý thầy cô có nhiều tiết học thú vị.
Giáo án lớp 2 cả năm 2017 - 2018
Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 2 cả năm
Giáo án an toàn giao thông lớp 2 - Bài 1: An toàn và nguy hiểm khi đi trên đường
BÀI 1: AN TOÀN VÀ NGUY HIỂM KHI ĐI TRÊN ĐƯỜNG
A/ Mục tiêu
1. Kiến thức:
Học sinh biết thế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người đi bộ, đi xe đạp trên đường. Biết những nguy hiểm thường có khi đi trên đường phố...
2. Kĩ năng: Phân biệt được những hành vi an toàn và nguy hiểm khi đi trên đường. Biết cách đi trong đường ngõ hẹp và hè đường bị lấn chiếm, qua ngã tư.
3. Thái độ: Thực hiện đi bộ trên vỉa hè, không đùa nghịch dưới lòng đường để đảm bảo an toàn
B/ Chuẩn bị: Tranh trong SGK phóng to. 2 bảng chữ An toàn - Nguy hiểm.
C/ Lên lớp:
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị về các đồ dùng học tập của học sinh. - Giáo viên nhận xét đánh giá về chuẩn bị đó. 2. Bài mới: 2.1) Giới thiệu bài: - Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về “An toàn và nguy hiểm khi đi trên đường” 2.2) Hoạt động 1: Giới thiệu an toàn và nguy hiểm a/ Mục tiêu: HS hiểu ý nghĩa an toàn và không an toàn khi đi trên đường.Nhận biết các hành động an toàn và không an toàn trên đường phố. b / Tiến hành: Giải thích để HS hiểu thế nào là an toàn, thế nào là nguy hiểm. - Đưa ví dụ: - Nếu em đang đứng trên sân trường hai bạn đuổi nhau xô em ngã hoặc có thể cả bạn và em cùng bị ngã. - Vì sao em ngã ? Trò chơi của bạn như thế gọi là gì ? Ví dụ: + Các em đá bóng dưới lòng đường là nguy hiểm. + Ngồi sau xe máy, xe đạp không vịn vào người ngồi trước có thể bị ngã đó là nguy hiểm... - An toàn: Khi đi trên đường không để va quẹt bị ngã, bị đau,... đó là an toàn. - Nguy hiểm: Là các hành vi dễ gây ra tai nạn. - Chia lớp thành các nhóm. - Giáo viên treo lần lượt từng bức tranh lên bảng hướng dẫn học sinh tên thảo luận để nêu hành vi an toàn và không an toàn ở mỗi bức tranh? * Kết luận: Đi bộ hay qua đường nắm tay người lớn là an toàn. - Đi bộ qua đường phải tuân theo tín hiệu đèn giao thông là đảm bảo an toàn. - Chạy và chơi bóng dưới lòng đường là nguy hiểm. - Ngồi trên xe đạp do bạn nhỏ khác đèo là nguy hiểm. Hoạt động 2: Phân biệt hành vi an toàn và nguy hiểm: - Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm - Giáo viên nêu yêu cầu thông qua phiếu học tập: - N1: Em và các bạn ôm quả bóng trên tay nhưng quả bóng tuột tay lăn xuống đường em có chạy xuống lấy hay không? Em làm cách nào để lấy ? - N2: Bạn em có một chiếc xe đạp mới bạn muốn chở em ra đường chơi trong khi đường lúc đó rất đông người và xe cộ qua lại. Em sẽ nói gì với bạn ? - N3: Em và mẹ đi qua đường nhưng lúc đó cả 2 tay mẹ đang bận xách túi. Em làm thế nào để cùng mẹ qua đường ? - N4: Em cùng các bạn đi học về đến chỗ vỉa hè rộng các bạn rủ chơi đá bóng. Em có chơi không? Em nói với các bạn như thế nào? - N5: Các bạn đang đi bên kia đường vẫy em qua đi chơi cùng bạn trong khi xe cộ trên đường còn qua lại rất đông. Em làm thế nào để qua đường cùng các bạn? - Giáo viên kết luận như trong sách giáo khoa . 2.3/ Hoạt động 3: An toàn trên đường đến trường - Giáo viên đặt ra các tình huống: - Em đi đến trường trên con đường nào? - Em đi như thế nào để được an toàn? - Giáo viên theo dõi nhận xét. 2.4) Củng cố –Dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học. - Yêu cầu vài học sinh nêu lại các hành vi an toàn và nguy hiểm. - Dặn về nhà học bài và áp dụng và thực tế và xem trước bài mới. |
- Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị các đồ dùng liên quan tiết học của các tổ viên của tổ mình - Lớp theo dõi giới thiệu - Hai học sinh nhắc lại tựa bài - Lắng nghe, trao đổi phân tích các trường hợp để hiểu khái niệm an toàn và nguy hiểm - Trao đổi theo cặp. - Do bạn chạy không chú ý va vào em. Trò chơi này là nguy hiểm vì có thể ngã trúng hòn đá, gốc cây sẽ gây thương tích. - Tìm các ví dụ về hành vi nguy hiểm. - Chia thành các nhóm nhỏ và thảo luận. - Lớp theo dõi và nêu nhâïn xét và nội dung của từng bức tranh - Tranh 1: Qua đường cùng người lớn, đi trong vạch đi bộ qua đường là an toàn . - Tranh 2: Đi bộ trên vỉa hè là an toàn. - Tranh 3: Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy là an toàn - Tranh 4: Chạy xuống lòng đường nhặt bóng là nguy hiểm. - Tranh 5: Đi bộ một mình qua đường là không an toàn. - Tranh 6: Đi qua đường trước đầu ô tô là không an toàn. - Lớp tiến hành chia thành 5 nhóm theo yêu cầu của giáo viên. - Em nhờ người lớn lấy hộ. - Không đi và khuyên bạn không nên đi. - Nắm vào vạt áo của mẹ. - Không chơi và khuyên bạn tìm chỗ khác để chơi - Tìm người lớn đưa qua đường. – Suy nghĩ và trả lời. - Đi bộ và đi trên vỉa hè hoặc sát lề đường bên phải.Chú ý tránh xe đi trên đường. - Không đùa nghịch trên đường... * Lần lượt từng học sinh nêu lên cách xử lí tình huống của mình - Về nhà xem lại bài học và áp dụng bài học vào thực tế cuộc sống hàng ngày khi tham gia giao thông trên đường . |
Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.