Giáo án môn Sinh học 8 bài 60: Tuyến tụy, tuyến trên thận theo CV 5512
Giáo án môn Sinh học lớp 8 bài 60: Tuyến tụy, tuyến trên thận bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
Giáo án môn Sinh học 8 theo CV 5512
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
Khi học xong bài này, HS:
- Trình bày được vị trí, cấu tạo, chức năng của tuyến yên, tuyến giáp.
- Xác định rõ mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động các tuyến với các bệnh do hoocmon của các tuyến đó tiết ra quá ít hoặc quá nhiều.
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình.
- Bồi dưỡng ý thức giữ gìn sức khỏe, bảo vệ cơ thể.
*Trọng tâm: Tuyến yên
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát; so sánh; tổng hợp.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm………
3. Thái độ: yêu thích môn học
4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...
II. CHUẨN BỊ.
- Tranh phóng to H 56.1; 56.2; 56.3.
- Bảng 56.1
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- So sánh cấu tạo và chức năng của tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết?
- Nêu vai trò của hoocmon?
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung |
||||||||||
HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||||||||||||
Tuyến tụy và tuyến trên thận có vai trò quan trọng trong điều hòa lượng đường trong máu. Vậy hoạt động của 2 tuyến này như thế nào? |
||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: Tuyến yên Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||||||||||||
³1: + Hãy nêu chức năng của tuyến tụy mà em biết? - Gv treo tranh phóng to hình 57.1 → trả lời câu hỏi + chức năng nội tiết của tuyến tụy do bộ phận nào của tuyến đảm nhiệm? + các hoocmôn của tuyến tụy là hoocmôn nào? vai trò của chúng là gì? - GV yêu cầu HS dựa vào hiểu biết về vai trò của hoocmôn tuyến tụy → Trình bày cơ chế điều hòa lượng đường trong máu giữ ở mức ổn định? - Gv liên hệ tình trạng bệnh lí. + Bệnh tiểu đường. + Chứng hạ đường huyết. - GV đặt vấn đề chuyển sang mục II: về điều hòa tỉ lệ đường trong máu, ngoài tuyến tụy còn có sự tham gia của tuyến trên thận |
- HS nêu rõ 2 chức năng: tiết dịch tiêu hoá và hooc môn.
- HS quan sát tranh, kết hợp thông tin SGK → trả lời
- HS thảo luận nhóm. Đại diện nhóm, phát biểu các nhóm khác bổ sung.
|
I. Tuyến tụy: - Tuyến tụy vừa làm chức năng ngoại tiết vừa làm chức năng nội tiết. - Chức năng nội tiết do các tế bào đảo tụy thực hiện. + Tế bào: tiết glucagôn biến đổi glicôgen → glucôzơ + Tế bào: tiết insulin biến đổi glucôzơ → glicôgen - Nhờ tác dụng đối lập của 2 loại hoocmôn → tỉ lệ đường huyết luôn ổn định → đảm bảo hoạt động sinh lí của cơ thể diễn ra bình thường. |
||||||||||
³ 2: + Trình bày khái quát cấu tạo của tuyến trên thận? - Gv gọi HS lên trình bày. + Nêu chức năng của các hoocmôn tuyến trên thận: + Vỏ tuyến? + Tủy tuyến? - Hooc môn phần tủy tuyến trên thận cùng glucagôn → điều chỉnh lượng đường huyết. |
- HS quan sát hình vẽ, làm việc độc lập với SGK - 1 HS lên mô tả vị trí, cấu tạo của tuyến trên tranh - HS trình bày lại vai trò của các hooc môn như phần thông tin SGK
|
II. Tuyến trên thận: - Vị trí: gồm một đôi nằm trên đỉnh 2 quả thận. - Cấu tạo: + Phần vỏ: 3 lớp. + Phần tủy: - Chức năng: SGK
|
||||||||||
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||||||||||||
Câu 1. Hoocmôn insulin do tuyến tụy tiết ra có tác dụng sinh lí như thế nào? A. Chuyển glicôgen thành tinh bột dự trữ trong gan và cơ B. Chuyển glucôzơ thành tinh bột dự trữ trong gan và cơ C. Chuyển glicôgen thành glucôzơ dự trữ trong gan và cơ D. Chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ trong gan và cơ Câu 2. Nhóm nào dưới đây gồm hai loại hoocmôn có tác dụng sinh lý trái ngược nhau? A. Insulin và canxitônin B. Ôxitôxin và tirôxin C. Insulin và glucagôn D. Insulin và tirôxin Câu 3. Bệnh tiểu đường có liên quan đến sự thiếu hụt hoặc rối loạn hoạt tính của hoocmôn nào dưới đây? A. GH B. Glucagôn C. Insulin D. Ađrênalin Câu 4. Vỏ tuyến trên thận được phân chia làm mấy lớp? A. 2 lớp B. 3 lớp C. 4 lớp D. 5 lớp Câu 5. Lớp nào của vỏ tuyến trên thận tiết ra hoocmôn điều hòa đường huyết? A. Lớp lưới B. Lớp cầu C. Lớp sợi D. Tất cả các phương án còn lại Câu 6. Hoocmôn nào dưới đây do phần tủy tuyến trên thận tiết ra? A. Norađrênalin B. Cooctizôn C. Canxitônin D. Tirôxin Câu 7. Hoocmôn điều hòa sinh dục nam có thể được tiết ra bởi tuyến nội tiết nào dưới đây? A. Tuyến tùng B. Tuyến trên thận C. Tuyến tuỵ D. Tuyến giáp Câu 8. Hoocmôn ađrênalin gây ra tác dụng sinh lí nào dưới đây? A. Tất cả các phương án còn lại B. Dãn phế quản C. Tăng nhịp tim D. Tăng nhịp hô hấp Câu 9. Loại hooc môn nào dưới đây giúp điều chỉnh đường huyết khi cơ thể bị hạ đường huyết? A. Ađrênalin B. Norađrênalin C. Glucagôn D. Tất cả các phương án còn lại Câu 10. Ở đảo tụy của người có bao nhiêu loại tế bào có khả năng tiết hoocmôn điều hòa đường huyết? A. 5 loại B. 4 loại C. 2 loại D. 3 loại Đáp án
|
||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||||||||||||
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập |
||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||||||||||||
Nghiên cứu và tìm hiểu về bệnh tiểu đường. Biện pháp khắc phục Bệnh tiểu đường là một căn bệnh tương đối phổ biến hiện nay do rối loạn chuyển hoá các chất đường bột, mỡ và chất đạm (gluxit, lipit và prôtêin) gây ra bởi sự giảm tiết insulin của các tế bào ở đảo tuỵ hoặc insulin vẫn tiết ra bình thường nhưng các tế bào đích thiếu các thụ thể tiếp nhận insulin dẫn tới tỉ lệ đường trong máu tăng cao vượt quá khả năng hấp thu trở lại (tức là quá ngưỡng của thận nên trong nước tiểu có đường). Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, y học đã phân biệt thành hai loại tiểu đường là "tiểu đường típ I" và "tiểu đường típ II". - Tiểu đường típ I chiếm 10% số người bị tiểu đường do tế bào tiết không đủ lượng insulin cần thiết nên glucôzơ trong máu tăng cao sau bữa ăn vì không chuyển hóa thành glicôgen dự trữ trong gan và cơ được, tí lệ glucôzơ tăng vượt quá ngưỡng nên thận lại thải ra ngoài theo nước tiểu. Tiểu đường típ I thường xảy ra ở trẻ trong độ tuổi 12-13 nhưng cũng có thể xảy ra ở cả người lớn tuổi. Mắc bệnh tiểu đường típ này phải điều trị bằng tiêm insulin đều đặn hằng ngày kết hợp với chế độ ăn hạn chế chất đường bột. - Tiểu đường típ II thường xuất hiện ở người lớn sau tuổi 40, và chiếm tới 90% số người bị bệnh tiểu đường. Ở người bệnh, tuỵ có thể vần tiết ra insulin bình thường nhưng các tế bào đích thiếu thụ thể tiếp nhận insulin nên lượng đường trong máu tăng cao vượt quá ngưỡng thận, do đó glucôzơ bị loại ra ngoài qua nước tiểu. Người mắc bệnh tiểu đường thường ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và gầy nhanh (sút cân nhanh), được gọi là hội chứng "bốn nhiều". Bệnh còn thường gặp ở những người béo phì, ít chịu luyện tập. |
Giáo án môn Sinh học 8
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Phân biệt chức năng nội tiết và ngoại tiết của tuyến tụy.
- Sơ đồ hóa chức năng của tuyến tụy trong sự điều hòa lượng đường trong máu
- Trình bày được cấu tạo và chức năng của tuyến trên thận.
2. Kĩ năng: Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ: Có ý thức vệ sinh, giữ gìn sức khoẻ.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: H.57.1 - 2
2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà
III. Hoạt động dạy - học.
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
* Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của tuyến yên?
* Đặt vấn đề: Tuyến tụy và tuyến trên thận đều có đặc điểm chung là tham gia vào quá trình điều hòa đường huyết. Vậy chúng có cấu tạo như thế nào và có và chức năng nào khác?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
GHI BẢNG |
Hoạt động 1: - Hãy nêu chức năng của tuyến tụy mà em đã biết? Đó là chức năng nội tiết hay ngoại tiết? Vì sao? - GV chiếu H.57.1, yêu cầu HS đọc thông tin SGK phân biệt chức năng nội tiết và chức năng ngoại tiết của tuyến tụy? - Lớp trao đổi hoàn thiện kiến thức:
Hoạt động 2: - GV chiếu H.57.2, yêu cầu HS quan sát, nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi: + Trình bày cấu tạo và chức năng của tuyến tụy? - GV tổng hợp ý kiến của các nhóm, cho toàn lớp trao đổi, hoàn thiện kiến thức.
- Gọi 1 - 3 HS đọc kết luận chung |
I. Tuyến tụy - Tuyến tụy vừa làm chức năng ngoại tiết vừa làm chức năng nội tiết. - Chức năng nội tiết do các tế bào đảo tụy thực hiện: + Tế bào a: tiết hoocmon glucagôn biến đổi glicogen thành glucose. + Tế bào b: tiết insulin biến đổi glucose thành glicogen. - Nhờ tác động đối lập nhau của hai loai hoocmon trên mà tỷ lệ đường huyết luôn ổn định đảm bảo cho các hoạt động sinh lý của cơ thể diễn ra bình thường. II. Tuyến trên thận - Vị trí: gồm một đôi tuyến nằm trên đỉnh hai quả thận. - Cấu tạo, chức năng: + Màng liên kết. + Vỏ tuyến: gồm 3 lớp: · Lớp cầu: tiết hoocmon điều hòa trao đổi muối Na+ và K+. · Lớp sợi: tiết hoomon điều hòa đường huyết (biến đổi prôtêin và lipít thành glucose). · Lớp lưới: tiết hoocmon điều hòa sinh dục nam. + Tủy tuyến: tiết hai loại hoocmon có tác dụng gần giống nhau: adrênalin và noadrênalin: gây tăng nhịp tim, co mạch, tăng nhịp hô hấp, giãn phế quản,… góp phần cùng glucagôn điều hòa lượng đường huyết. * Kết luận chung: SGK |
----------------------------------------
Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án môn Sinh học 8 bài 60: Tuyến tụy, tuyến trên thận theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới