Giáo án môn Sinh học 8 bài 40: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu theo CV 5512

Admin
Admin 21 Tháng mười hai, 2021

Giáo án môn Sinh học lớp 8 bài 40: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Giáo án môn Sinh học 8 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày được khái niệm bài tiết và vai trò của nó với cơ thể sống.

- Các hoạt động chủ yếu của hệ bài tiết và hoạt động quan trọng.

2. Kĩ năng

- Kỹ năng quan sát, phân tích tranh, kỹ năng hoạt động nhóm.

-Tự tin phát biểu ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.

-Thu thập và xử lý thông tin

-Kỹ năng hợp tác, lắng nghe tích cực

3. Thái độ

-Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh cơ quan bài tiết.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...

II. CHUẨN BỊ

  • Giáo viên: Tranh vẽ theo sách giáo khoa
  • Học sinh: Tìm hiểu trước bài

III. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC

  • Động não; Trực quan
  • Hoạt động nhóm
  • Vấn đáp – tìm tòi

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra:

3. Bài mới:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

· Hàng ngày chúng ta bài tiết ra môi trường ngoài những sản phẩm nào?

· Thực chất của hoạt động bài tiết là gì? Có vai trò ntn đối với cơ thể sống?

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: khái niệm bài tiết và vai trò của nó với cơ thể sống.

- Các hoạt động chủ yếu của hệ bài tiết và hoạt động quan trọng.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi:

- Bài tiết là gì? Bài tiết có vai trò như thế nào đối với cơ thể sống?

- Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ đâu?

- Các cơ quan nào thực hiện bài tiết? Cơ quan nào chủ yếu?

- GV chốt kiến thức.

- HS nghiên cứu thông tin mục I SGK, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi:

- 1 HS đại diện nhóm trả lời từng câu các HS khác nhận xét, bổ sung rút ra kiến thức.

 

 

 

 

I. Bài tiết

- Bài tiết là quá trình lọc và thải ra môi trường ngoài các chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào thải ra, một số chất thừa đưa vào cơ thể quá liều lượng để duy trì tính ổn định của môi trường trong, làm cho cơ thể không bị nhiễm độc, đảm bảo các hoạt động diễn ra bình thường.

- Cơ quan bài tiết gồm: phổi, da, thận (thận là cơ quan bài tiết chủ yếu). Còn sản phẩm của bài tiết là CO2; mồ hôi; nước tiểu.

- Yêu cầu HS quan sát H 38.1; đọc chú thích, thảo luận và hoàn thành bài tập SGK.

- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả.

- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi và trình bày trên hình vẽ:

- Trình bày cấu tạo cơ quan bài tiết nước tiểu?

- GV giúp HS hoàn thiện kiến thức.

- HS quan sát H 38.1; đọc chú thích thảo luận và hoàn thành bài tập SGK.

Kết quả:

1- d

2- a

3- d

4- d

- 1 vài HS trình bày, các HS khác nhận xét.

 

II. Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu

- Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.

- Thận gồm 2 triệu đơn vị thận có chức năng lọc máu và hình thành nước tiểu. Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận (thực chất là 1 búi mao mạch), nang cầu thận (thực chất là hai cái túi gồm 2 lớp bào quanh cầu thận) và ống thận.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

GV giáo nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1. Sản phẩm bài tiết của thận là gì?

A. Nước mắt

B. Nước tiểu

C. Phân

D. Mồ hôi

Câu 2. Bộ phận nào có vai trò dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bóng đái?

A. Ống dẫn nước tiểu

B. Ống thận

C. Ống đái

D. Ống góp

Câu 3. Ở người bình thường, mỗi quả thận chứa khoảng bao nhiêu đơn vị chức năng?

A. Một tỉ

B. Một nghìn

C. Một triệu

D. Một trăm

Câu 4. Trong thận, bộ phận nào dưới đây nằm chủ yếu ở phần tủy?

A. Ống thận

B. Ống góp

C. Nang cầu thận

D. Cầu thận

Câu 5. Cơ quan giữ vai trò quan trọng nhất trong hệ bài tiết nước tiểu là

A. bóng đái.

B. thận.

C. ống dẫn nước tiểu.

D. ống đái.

Câu 6. Đơn vị chức năng của thận không bao gồm thành phần nào sau đây?

A. Ống góp

B. Ống thận

C. Cầu thận

D. Nang cầu thận

Câu 7. Cầu thận được tạo thành bởi

A. một chuỗi các tĩnh mạch thận xếp nối tiếp nhau.

B. hệ thống các động mạch thận xếp xen kẽ nhau.

C. một búi mao mạch dày đặc.

D. một búi mạch bạch huyết có kích thước bé.

Câu 8. Bộ phận nào dưới đây nằm liền sát với ống đái?

A. Bàng quang

B. Thận

C. Ống dẫn nước tiểu

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 9. Chọn số liệu thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn thành câu sau: Ở người, thận thải khoảng … các sản phẩm bài tiết hoà tan trong máu (trừ khí cacbônic).

A. 80%

B. 70%

C. 90%

D. 60%

Câu 10. Cơ quan nào dưới đây không tham gia vào hoạt động bài tiết?

A. Ruột già

B. Phổ

i C. Thận

D. Da

Đáp án

1. B

2. A

3. C

4. B

5. B

6. A

7. C

8. A

9. C

10. A

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

(mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

+ Vì sao có sự khác nhau về thành phần của nước tiểu đầu và máu ?2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.

- GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập.

- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện.

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.

 

 

 

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 

- HS trả lời.

 

 

- HS nộp vở bài tập.

 

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

Điểm khác nhau:

+ Nước tiểu đầu: Không có các tế bào máu và prôtêin có kích thước lớn

+ Máu: Có các tế bào máu và các prôtêin có kích thước lớn.

- Giải thích sự khác nhau:

+ Nước tiểu đầu là sản phẩm của quá trình lọc máu ở cầu thận.

+ Quá trình lọc máu ở cầu thận diễn ra do sự chênh lệch về áp suất giữa máu và nang cầu thận (áp suất lọc), phụ thuộc vào kích thước lỗ lọc.

+ Màng lọc là vách mao mạch với kích thước lỗ là 30 - 40A.

+ Các tế bào máu và các phân tử prôtêin có kích thước lớn nên không qua được lỗ lọc

Giáo án môn Sinh học 8

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • HS nắm được khái niệm bài tiết và vai trò của nó trong cuộc sống, nắm được các hoạt động bài tiết chủ yếu và hoạt động quan trọng.
  • Mô tả cấu tạo của thận và chức năng lọc máu tạo thành nước tiểu.
  • HS xác định trên hình và trình bày được bằng lời cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu.
  • Bồi dưỡng cho HS ý thức bảo vệ cơ thể.

2. Kĩ năng: Phát triển kĩ năng quan sát và hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ cơ quan bài tiết.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Tranh phóng to H 38. Mô hình cấu tạo thận.

2. Học sinh: Bảng nhóm

III. Hoạt động dạy - học.

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ: Thu bài báo cáo thực hành.

* Đặt vấn đề: Hàng ngày chúng ta thải ra môi trường ngoài những sản phẩm nào? Thực chất của hoạt động bài tiết là gì?

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1:

- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi:

? Bài tiết là gì? Bài tiết có vai trò như thế nào đối với cơ thể sống

Hệ bài tiết giúp bài tiết CO2 qua hệ hô hấp, bài tiết nước tiểu qua cơ quan hệ bài tiết nước tiểu, bài tiết mồ hôi qua da, bài tiết hơi nước qua hệ hô hấp.

? Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ đâu?

- Sản phẩm thải phát sinh từ hoạt động trao đổi chất của tế bào và cơ thể.

? Các cơ quan nào thực hiện bài tiết? Cơ quan nào chủ yếu?

- HS nghiên cứu thông tin mục I SGK, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi:

- 1 HS đại diện nhóm trả lời từng câu các HS khác nhận xét, bổ sung rút ra kiến thức.

- GV chốt kiến thức.

 

Hoạt động 2:

GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 38 – 1, đọc kĩ chú thích → Tự thu nhập thông tin.

GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận → hoàn thiện bài tập mục q

HS: Đọc kĩ chú thích → Tự thu nhập thông tin, thảo luận → hoàn thiện bài tập mục q thống nhất đáp án và trình bày đáp án.

HS: Nhóm khác nhận xét bổ sung.

(đáp án 1d; 2a; 3d; 4d)

GV: Yêu cầu học sinh trình bày trên tranh (mô hình) cấu tạo cơ quan bài tiết nước tiểu

HS làm việc độc lập với SGK quan sát thật kỹ hình, ghi nhớ cấu tạo nêu:

Cơ quan bài tiết nước tiểu:

Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái

Kết luận: Học sinh đọc kết luận cuối bài

HS: Đọc kết luận cuối bài.

* Tích hợp: Giáo dục cần giữ gìn vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu.

? Tại sao không nên nhịn đi tiểu. Không nên ăn mặn quá

I. Bài tiết.

- Bài tiết giúp cơ thể thải các chất độc hại ra môi trường.

-Các cơ quan bài tiết: phổi, thận, da sản phẩm là cacbonic,nước tiểu,mồ hôi

- Nhờ hoạt động bài tiết mà tính chất môi trường trong luôn ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu

 

*Kết luận:

- Hệ bài tiết nước tiểu gồm thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.

- Thận gồm phần vỏ, phần tủy với hai triệu đơn vị chức năng cùng các ống góp và bể thận.

- Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận, nang cầu thận và ống thận có nhiệm vụ lọc máu để tạo thành nước tiểu.

----------------------------------------

Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án môn Sinh học 8 bài 40: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm