Giáo án môn Sinh học 8 bài 6: Thực hành quan sát tế bào và mô theo CV 5512

Admin
Admin 18 Tháng mười hai, 2021

Giáo án môn Sinh học lớp 8 bài 6: Thực hành quan sát tế bào và mô bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Giáo án môn Sinh học 8 theo CV 5512

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Chuẩn bị được tiêu bản tạm thời TB mô cơ vân.

- Quan sát và vẽ các tế bào trong các tiêu bản đã làm sẵn: tế bào niêm mạc miệng (mô biểu bì), mô sụn, mô xương, mô cơ vân, mô cơ trơn; phân biệt bộ phận chính của tế bào gồm màng sinh chất, chất tế bào và nhân.

- Phân biệt được điểm khác nhau của mô biểu bì, mô cơ, mô liên kết.

2. Năng lực

- Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

Năng lực chung

Năng lực chuyên biệt

- Năng lực phát hiện vấn đề

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực tự học

- Năng lực kiến thức sinh học

- Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học

 

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

* HS: Chuẩn bị theo nhóm: 1 con ếch, 1 mẫu xương ống có đầu sụn và xương xốp, thịt lợn nạc tươi.

* GV:

- Kính hiển vi, lamen, đồ mổ, khăn lau, giấy thấm.

- Một con ếch sống hay bắp thịt ở chân giò lợn.

- Dung dịch 0,65% NaCl, ống hút, dung dịch axit axetic 1% có ống hút.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

? Kể tên các loại mô đã học? Mô liên kết có những đặc điểm gì? Tế bào biểu bì, tế bào cơ có những đặc điểm gì?

3. Tiến trình dạy học

HOẠT ĐỘNG GV

HOẠT ĐỘNG HS

Nội dung bài học

HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu (2’)

a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.

- GV Kiểm tra sự chuẩn bị của HS theo nhóm đã phân công.

- GV yêu cầu HS làm việc độc lập để trả lời các câu hỏi sau:

Từ câu hỏi kiểm tra bài cũ. GV: Để kiểm chứng những điều đã học chúng ta sẽ cùng quan sát và nghiên cứu cấu tạo của tế bào và mô.

- HS trưng bày dụng cụ đã chuẩn bị.

- HS thực hiện theo yêu cầu.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

HOẠT ĐỘNG 2.1: Tìm hiểu cách làm tiêu bản mô cơ vân và quan sát tế bào

a) Mục tiêu: Sự đa dạng môi trường sống

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

- GV chia lớp thành 4 nhóm.

- GV yêu cầu:

Trình bày các bước làm tiêu bản mô cơ vân?

- GV lắng nghe các thao tác mà HS trình bày, quan sát mẫu vật do các nhóm làm, xem trên kính hiển vi đã được HS điều chỉnh.

- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức.

 

- Mỗi HS làm, quan sát, thảo luận theo sự phân công của nhóm trưởng, thư kí của mỗi nhóm ghi lại.

 

 

 

 

 

- HS tự ghi nhớ kiến thức đã hoàn thiện.

 

* Các bước làm:

- Rạch da đùi ếch lấy 1 bắp cơ.

- Dùng kim nhọn rạch dọc bắp cơ (thấm sạch).

- Dùng ngón trỏ và ngón cái ấn 2 bên mép rạch.

- Lấy kim mũi mác gạt nhẹ và tách 1 sợi mảnh.

- Đặt sợi mảnh mới tách lên lam kính, nhỏ dung dịch sinh lí 0,65% NaCl.

- Đậy lamen, nhỏ axit axêtíc.

HOẠT ĐỘNG 2.2: Quan sát tiêu bản các loại mô

a) Mục tiêu: Quan sát được các tế bào từ các tiêu bản có sẵn và tiêu bản tự làm từ đùi ếch (hoặc miếng thịt tươi).

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

- GV yêu cầu:

+ Các nhóm chỉnh kính hiển vi để quan sát các tiêu bản mô biểu bì, mô sụn, mô cơ, mô xương.

+ Vẽ hình và đưa ra nhận xét.

+ Hoàn chỉnh vào bài thu hoạch.

- Mỗi HS quan sát, thảo luận theo sự phân công của nhóm trưởng, sản phẩm được thư kí của mỗi nhóm ghi lại.

HOẠT ĐỘNG 3,4: Hoạt động luyện tập, vận dụng (8’)

a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học, vận dụng vào cuộc sống.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.

- GV cho các nhóm thảo luận:

+ Khi làm tiêu bản mô cơ vân các em gặp khó khăn gì?

+ Để có kết quả tốt chúng ta cần làm gì?

- HS nhớ lại các thao tác đã thực hiện, thảo luận để trả lời các câu hỏi.

 

 

Giáo án môn Sinh học 8

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • Chuẩn bị được tiêu bản tạm thời tế bào mô cơ vân, quan sát và vẽ được các TB trong các tiêu bản đã làm sẵn. Nhận biết được các bộ phận chính của tế bào.
  • Phân biệt được mô cơ, mô biểu bì, mô liên kết.

2. Kỹ năng:

  • Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập nghiên cứu SGK.
  • Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, nhận biết kiến thức, tư duy logic tổng hợp.
  • Kỹ năng mổ tách tế bào, sử dụng kính hiển vi, làm tiêu bản.

3. Thái độ:

  • Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
  • Tính cẩn thận, nghiêm túc, giữ vệ sinh trong phòng thực hành.

II. Chuẩn bị

1.Giáo viên: Các dụng cụ như SGK, bảng phụ về các nội dung tiến hành

2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà, chuẩn bị theo nhóm như đã phân công.

III. Tiến trình bài giảng.

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

*Câu 1: So sánh mô biểu bì, mô liên kết về vị trí và sự sắp xếp các tế bào trong 2 loại mô đó.

* Câu 2: Cơ vân, cơ trơn và cơ tim có gì khác nhau về cấu tạo, sự phân bố trong cơ thể và khả năng co dãn.

* Đặt vấn đề: Để kiểm chứng điều đã học, chúng ta tiến hành nghiên cứu đặc điểm các loại tế bào và mô.

3. Dạy nội dung bài mới:

Hoạt động của GV và HS

Ghi bảng

GV gọi 1 HS đọc phần I. MỤC TIÊU của bài học. GV nhấn mạnh việc quan sát, so sánh các loại mô

GV giới thiệu các dụng cụ và mẫu vật cần thiết để làm bài thực hành.

 

 

GV yêu cầu HS quan sát các bước làm tiêu bản trên bảng phụ.

HS theo dõi, ghi nhớ thông tin. 1 HS nhắc lại các thao tác.

GV gọi một HS lên làm mẫu các thao tác. Phân công các nhóm tiến hành làm.

GV kiểm tra công việc của các nhóm, giúp đỡ nhóm nào còn yếu.

GV yêu cầu các nhóm kiểm tra KHV.

HS quan sát, điều chỉnh kính để nhìn rõ.

GV cần kiểm tra các nhóm đã làm được. Cho HS trao đổi nhóm thống nhất ý kiến và vẽ lại các đặc điểm đã quan sát được

GV yêu cầu HS quan sát mô và vẽ hình.

HS vừa quan sát, vừa vẽ hình

Yêu cầu biết được hình dạng, cấu tạo của mỗi loại mô

GV giải đáp những thắc mắc của HS (nếu có) GV cho HS kết luận những gì đã quan sát được.

I. Mục tiêu:

SGK

II. Chuẩn bị:

SGK

III. Nội dung và cách tiến hành:

1. Cách làm tiêu bản mô cơ vân và quan sát

- Rạch da đùi ếch lấy một bắp cơ

- Dùng kim nhọn rạch dọc bắp cơ, dùng ngón trỏ và ngón cái ấn hai bên mép rạch.

- Lấy kim mũi mác gạt nhẹ và tách 1 sợi mảnh.

- Đặt sợi mảnh mới tách lên lam kính, nhỏ dung dịch sinh lý (0,65 % NaCl)

- Đậy lamen, nhỏ axit acetic, chuẩn bị quan sát.

Chú ý: Ếch huỷ tuỷ để khỏi nhảy.

Lưu ý: nếu không có ếch thì sử dụng miếng thịt lợn nạc và tiến hành các bước làm tiêu bản mô cơ vân giống như trên

2. Quan sát tế bào

Thấy được các bộ phận chính: Màng, chất tế bào, nhân, vân ngang,...

 

 

3. Quan sát tiêu bản các loại mô khác

- Mô biểu bì: Tế bào xếp sít nhau.

- Mô sụn: Chỉ có 2 đến 3 tế bào tạo thành nhóm.

- Mô xương: Tế bào nhiều.

- Mô cơ: Tế bào nhiều, dài.

----------------------------------------

Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án môn Sinh học 8 bài 6: Thực hành quan sát tế bào và mô theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm