Giáo án môn Sinh học 8 bài 11: Tiến hóa hệ vận động - Vệ sinh hệ vận động theo CV 5512

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 18 Tháng mười hai, 2021

Giáo án môn Sinh học lớp 8 bài 11: Tiến hóa hệ vận động - Vệ sinh hệ vận động bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Giáo án môn Sinh học 8 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS chứng minh được sự tiến hóa của người so với động vật thể hiện ở hệ cơ xương.

- Vận dụng được những hiểu biết về hệ vận động để giữ vệ sinh, rèn luyện thân thể, chống các tật bệnh về cơ xương thường xảy ra ở tuổi thiếu niên.

2. Năng lực

- Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

Năng lực chung

Năng lực chuyên biệt

- Năng lực phát hiện vấn đề

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực tự học

- Năng lực kiến thức sinh học

- Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học

 

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Tranh phóng to hình 11.3, 11.4, 11.5 .

- Phiếu trắc nghiệm.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra miệng

- Công của cơ là gì? công của cơ được sử dụng vào mục đích nào?

- Mỏi cơ là gì? Nguyên nhân mỏi cơ và biện pháp chống mỏi cơ?

3. Tiến trình dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung bài học

HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu (3’)

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp tìm tòi.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực kiến thức sinh học.

Chúng ta đã biết rằng người có nguồn gốc từ động vật thuộc lớp thú, nhưng người đã thoát khỏi động vật và trở thành người thông minh. Qua quá trình tiến hoá, cơ thể người có nhiều biến đổi trong đó có sự biến đổi của hệ cơ - xương. Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sự tiến hoá của hệ vận động.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

HOẠT ĐỘNG 2.1:

Tìm hiểu sự tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương thú

Mục tiêu: Hiểu được sự tiến hóa của người so với động vật thể hiện ở hệ cơ xương.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp vấn đáp tìm tòi, phương pháp trực quan, phương pháp thuyết trình.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực kiến thức sinh học.

 

 

 

- Đặc điểm nào của bộ xương thích nghi với tư thế đứng thẳng, đi bằng hai chân và lao động?

? Nhận xét về hộp sọ của thú và hộp sọ người?

? Nhận xét về cột sống người so với cột sống thú? Từ đó kết luận gì?

 

 

? Nhận xét xương bàn chân người và bàn chân thú?

=> Hộp sọ người có thể tích lớn hơn để chứa bộ não lớn hơn.

 

 

 

=> Cột sống người thẳng và vuông góc với mặt đất, từ đó giúp con người có thể đứng thẳng và đi lại hoàn toàn bằng 2 chân.

=> Xương bàn chân người cong lên, giúp giữ thăng bằng tốt và phân tán lực.

I. Sự tiến hoá bộ xương người so với bộ xương thú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Bộ xương người có cấu tạo hoàn toàn thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động.

Mục II. Sự tiến hóa của hệ cơ người so với hệ cơ thú

Không dạy

HOẠT ĐỘNG 2.2: Vệ sinh hệ vận động

Mục tiêu: Vận dụng được những hiểu biết về hệ vận động để giữ vệ sinh, rèn luyện thân thể, chống các tật bệnh về cơ xương thường xảy ra ở tuổi thiếu niên.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp vấn đáp tìm tòi.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực kiến thức sinh học.

 

 

- GV yêu cầu HS quan sát H.11.5 hoàn thành bài tập lệnh SGK, HS nghiên cứu thông tin, trao đổi theo cặp hoàn thành lệnh.

+ Em thử xem mình có bị vẹo cột sống không? Vì sao?

+ Ở trường học thì đây là một bệnh thường xảy ra do ý thức giữ gìn của HS còn chưa cao. Riêng em, cần làm gì để tránh bệnh này?

- HS trình bày các HS khác nhận xét, bổ sung.

 

=> Hs làm theo hướng dẫn của hs

 

=> Hs suy nghĩ trả lời theo ‎ hiểu

II. Thường xuyên luyện tập để rèn luyện cơ

- Để có xương chắc khoẻ và hệ cơ phát triển cân đối cần:

+ Chế độ dinh dưỡng hợp lí.

+ Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

+ Rèn luyện thân thể.

- Để chống vẹo cột sống cần:

+ Mang vác đều ở hai vai.

+ Tư thế ngồi học, làm việc ngay ngắn.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp vấn đáp tìm tòi.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực kiến thức sinh học.

Câu 1. Bộ xương người và bộ xương thú khác nhau ở đặc điểm nào sau đây?

A. Số lượng xương ức

B. Hướng phát triển của lồng ngực

C. Sự phân chia các khoang thân

D. Sự sắp xếp các bộ phận trên cơ thể

Câu 2. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở bộ xương người mà không tồn tại ở các loài động vật khác?

A. Xương cột sống hình cung

B. Lồng ngực phát triển rộng ra hai bên

C. Bàn chân phẳng

D. Xương đùi bé

Câu 3. Sự khác biệt trong hình thái, cấu tạo của bộ xương người và bộ xương thú chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây?

A. Tư thế đứng thẳng và quá trình lao động

B. Sống trên mặt đất và cấu tạo của bộ não

C. Tư thế đứng thẳng và cấu tạo của bộ não

D. Sống trên mặt đất và quá trình lao động

Câu 4. Vì sao xương đùi của con người lại phát triển hơn so với phần xương tương ứng của thú?

A. Vì con người cường độ hoạt động mạnh hơn các loài thú khác nên kích thước các xương chi (bao gồm cả xương đùi) phát triển hơn.

B. Vì con người có tư thế đứng thẳng nên trọng lượng phần trên cơ thể tập trung dồn vào hai chân sau và xương đùi phát triển để tăng khả năng chống đỡ cơ học.

C. Vì xương đùi ở người nằm ở phần dưới cơ thể nên theo chiều trọng lực, chất dinh dưỡng và canxi tập trung tại đây nhiều hơn, khiến chúng phát triển lớn hơn so với thú.

D. Tất cả các phương án đưa ra.

Câu 5. Bàn chân hình vòm ở người có ý nghĩa thích nghi như thế nào?

A. Làm giảm tác động lực, tránh được các sang chấn cơ học lên chi trên khi di chuyển.

B. Hạn chế tối đa sự tiếp xúc của bề mặt bàn chân vào đất bởi đây là nơi tập trung nhiều đầu mút thần kinh, có tính nhạy cảm cao.

C. Phân tán lực và tăng cường độ bám vào giá thể/ mặt đất khi di chuyển, giúp con người có những bước đi vững chãi, chắc chắn.

D. Tất cả các phương án đưa ra.

Câu 6. Trong bàn tay người, ngón nào có khả năng cử động linh hoạt nhất?

A. Ngón út

B. Ngón giữa

C. Ngón cái

D. Ngón trỏ

Câu 7. Để cơ và xương phát triển cân đối, chúng ta cần lưu ý điều gì?

A. Khi đi, đứng hay ngồi học/làm việc cần giữ đúng tư thế, tránh cong vẹo cột sống

B. Lao động vừa sức

C. Rèn luyện thân thể thường xuyên

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 8. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở con người?

A. Xương lồng ngực phát triển theo hướng lưng – bụng

B. Lồi cằm xương mặt phát triển

C. Xương cột sống hình vòm

D. Cơ mông tiêu giảm

Câu 9. Cơ vận động lưỡi của con người phát triển hơn các loài thú là do chúng ta có khả năng

A. nuốt.

B. viết.

C. nói.

D. nhai.

Câu 10. Bộ phận nào dưới đây của con người có sự phân hóa cơ rõ rệt hơn hẳn so với thú?

1. Mặt

2. Bàn tay (tương ứng với bàn chân trước của thú)

3. Đùi

4. Thắt lưng

A. 1, 2

B. 1, 4

C. 1, 2, 3, 4

D. 2, 3, 4

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp vấn đáp tìm tòi.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề.

GV chia lớp thành nhiều nhóm và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

So sánh bộ xương của người với thú, qua đó nêu rõ những đặc điểm thích nghi với dáng đứng thẳng với đôi bàn tay lao động, sáng tạo

(Có sự phân hóa giữa chi trên và chi dưới).

HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp tìm tòi.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

* Nghiên cứu bài tập

Trong xây dựng và kiến trúc, người ta đã ứng dụng khả năng chịu lực của xương như thế nào?

Lời giải:

Trong xây dựng, nhiều công trình như: cột, trụ, cầu thường được kiến trúc hình ống; móng nhà, móng cầu hoặc mái của nhiều công trình kiến trúc được xây hình vòm giúp tăng khả năng chịu lực chính là ứng dụng đặc điểm cấu trúc của xương (xương dài có cấu tạo hình ống, mô xương xốp gồm các nan xương xếp vòng cung giúp cho xương nhẹ và tăng khả năng chịu lực...).

Giáo án môn Sinh học 8

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • Chứng minh được sự tiến hóa về hệ vận động của người so với động vật.
  • Vận dụng sự hiểu biết vào giữ vệ sinh, rèn luyện thân thể, chống bệnh tật.

2. Kỹ năng:

  • Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập nghiên cứu SGK.
  • Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, khái quát hoá.

3. Thái độ:

  • Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
  • Có ý thức giữ gìn, bảo vệ rèn luyện hệ vận động để có thân hình cân đối.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Hình 11-1, 11-2, 11-3, 11-4 SGK, phiếu học tập.

2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà

III. Tiến trình bài giảng.

1. Kiểm tra bài cũ:

*Câu 1: Hãy tính công cơ khi xách túi gạo 5 kg lên 10 m?

Giải thích tại sao khi đá bóng, bơi lội thường dễ bị chuột rút?

* Đặt vấn đề: Con người có nguồn gốc từ động vật. Trong quá trình tiến hóa của con người, cơ thể người đã có nhiều biến đổi. Trong đó có sự biến đổi của hệ cơ xương.

2. Dạy nội dung bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

GHI BẢNG

Hoạt động 1:

GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập ở bảng 1 trang 36 SGK.

HS quan sát các hình 11.1 - 3. Cá nhân HS hoàn thành bài tập của mình.

Đặc điểm nào của bộ xương thích nghi với tư thế đứng thẳng, đi bằng hai chân và lao động?

Các nhóm lên bảng chữa bài. Nhóm khác nhận xét, bổ sung

GV chữa bài (Bảng phần phụ lục)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2:

GV: Sự tiến hoá hệ cơ người so với hệ cơ thú thể hiện như thế nào?

HS quan sát hình và nghiên cứu nội dung, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi

HS khác bổ sung. GV nhận xét và hướng dẫn HS nhận biết từng nhóm cơ.

GV mở rộng thêm: Trong quá trình tiến hoá do ăn thức ăn chín, sử dụng các công cụ ngày càng tinh xảo, phải đi xa để tìm kiếm thức ăn nên hệ cơ xương ở người đã tiến hoá đến mức hoàn thiện phù hợp với hoạt động ngày càng phức tạp, kết hợp với tiếng nói và tư duy, con người đã khác xa động vật.

Hoạt động 3:

GV yêu cầu HS quan sát H.11.5 hoàn thành bài tập lệnh SGK, HS nghiên cứu thông tin, trao đổi theo cặp hoàn thành lệnh. HS trình bày các HS khác nhận xét, bổ sung.

+ Em thử xem mình có bị vẹo cột sống không? Vì sao?

+ ở trường học thì đây là một bệnh thường xảy ra do ý thức giữ gìn của HS còn chưa cao. Riêng em, cần làm gì để tránh bệnh này?

I. Sự tiến hoá bộ xương người so với bộ xương thú

Các phần so sánh

Người

Thú

- Tỉ lệ sọ não/mặt

- Lồi cằm ở x.mặt

- Cột sống

 

-Lồng ngực

 

 

-Xương chậu

-Xương đùi

 

-Xương bàn chân

 

-Xương gót

- Lớn

 

- Phát triển

 

- Cong ở 4 chỗ

 

- Mở rộng sang hai bên

 

- Nở rộng

 

- Phát triển, khoẻ

- Xương ngón ngắn, bàn hình vòm

- Lớn, phát triển về phía sau

- Nhỏ

 

- Không có

 

- Cong hình cung

- Phát triển theo hướng lưng bụng

- Hẹp

 

- Bình thường

 

- Xương ngón dài, bàn chân phẳng

- Nhỏ

- Bộ xương người có cấu tạo hoàn toàn thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động.

II. Sự tiến hoá hệ cơ người so với hệ cơ thú

 

 

- Cơ nét mặt biểu thị các trạng thái tình cảm khác nhau.

- Cơ vận động lưỡi phát triển.

- Cơ tay phân hoá thành nhiều nhóm nhỏ như: Cơ gấp, duỗi tay, co duỗi ngón tay, cơ lật bàn tay, ... Giúp tay cử động linh hoạt.

- Cơ chân lớn, khỏe mạnh.

- Cơ gập ngửa thân.

 

 

 

III. Thường xuyên luyện tập để rèn luyện cơ

- Để có xương chắc khoẻ và hệ cơ phát triển cân đối cần:

+ Chế độ dinh dưỡng hợp lí.

+ Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

+ Rèn luyện thân thể.

- Để chống vẹo cột sống cần:

+ Mang vác đều ở hai vai.

+ Tư thế ngồi học, làm việc ngay ngắn.

----------------------------------------

Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án môn Sinh học 8 bài 11: Tiến hóa hệ vận động - Vệ sinh hệ vận động theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

18 Tháng mười hai, 2021

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm