Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 7
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 7: Trường từ vựng được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được thế nào là trường từ vựng và xác lập được một số trường từ vựng gần gũi.
- Biết cách sử dụng các từ cùng trường từ vựng để nâng cao hiệu quả diễn đạt.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức: Khai niệm trường từ vựng.
2. Kỹ năng:
- Tập hợp các từ có chung nét nghĩa vào cùng một trường từ vựng.
- Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
3.Thái độ: Giáo dục ý thức học tập của học sinh luôn biết vận dụng trường từ vựng đúng
III. Các kĩ năng sống được giáo dục
Ra quyết định: Nhận ra và biết sử dụng trường nghĩa theo mục đích giao tiếp cụ thể.
IV. Các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực
- Phân tích các tình huống
- Động não:
- Thực hành có hướng dẫn
V. Chuẩn bị
1/ GV: Nghiên cứu và soạn giáo án.
2/ HS: Học bài cũ, xem trước bài trường từ vựng.
VI. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩ hẹp? Hãy lấy ví dụ về từ ngữ vừa có nghĩa rộng? vừa có nghĩa hẹp?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: I/ - Thế nào là trường từ vựng: HS đọc kĩ đoạn văn trong SGK, chú ý các từ in đậm. Các từ in đậm dùng để chỉ đối tượng. "là người, động vật hay sinh vật"? Tại sao em biết được điều đó? (Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trong 3 phút và trình bày) (- Từ in đậm chỉ người vì chúng nằm trong những câu văn cụ thể, có ý nghĩa xác định) Nét chung về nghĩa của các từ trên là gì? Nếu tập hợp các từ in đậm ấy thành 1 nhóm từ thì chúng ta có một trường từ vựng. Vậy theo em "Trường từ vựng" là gì? (Gọi 2 HS đọc kĩ ghi nhớ) Cho nhóm từ: Cao, thấp, lùn, gầy, béo, lêu nghêu… Nếu dùng nhóm từ trên để chỉ người trường từ vựng của nhóm từ là gì? - Chỉ hình dáng của con người. |
I/ - Thế nào là trường từ vựng: 1. Ví dụ: (Sgk)
2. Nhận xét:
- Chỉ bộ phận của con người.
* Ghi nhớ: (SGK)
|
Hoạt động 2: II/ - Các bậc của trường từ vựng và tác dụng của cách chuyển trường từ vựng: Trường từ vựng "mắt" có thể bao gồm những trường từ vựng nhỏ nào? (HS phát hiện.… căn cứ vào SGK) Trong một trường từ vựng có thể tập hợp những từ có từ loại khác nhau không? Tại sao? - HS chỉ ra.
Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể phụ thuộc những trường từ vựng khác nhau. Thử lấy 1 ví dụ: - Từ lạnh: - Trường thời tiết. - T/c của thực phẩm. - T/c tâm lý, t/c của người. HS đọc kĩ phần 2 d và cho biết cách chuyển trường từ vựng trong thơ văn và trong cuộc sống có tác dụng gì?
|
II/ - Các bậc của trường từ vựng và tác dụng của cách chuyển trường từ vựng: - Thường có 2 bậc trường từ vựng là lớn và nhỏ. Các từ trong một trường từ vựng có thể khác nhau về từ loại. (Danh từ chỉ sự vật, động từ chỉ hoạt động, tính từ chỉ tính chất)
- Một từ có nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều truờng từ vựng khác nhau.
=> Cách chuyển trường từ vựng làm tăng thêm sức gợi cảm. |
Hoạt động 3: III/ - Luyện tập, củng cố Hướng dẫn HS tự làm
Đặt tên trường từ vựng cho mỗi nhóm từ sau? HS: Thảo luận nhóm và trình bày trong 3 phút
GV: Yêu cầu học sinh bài tập 3, 4 sgk và trình bày
HS đọc kĩ đoạn văn, chỉ ra các từ in đậm thuộc trường từ vựng nào? Hướng dẫn HS sắp xếp vào bảng. |
III/ - Luyện tập, củng cố Bài tập 1: Xác định từ ngữ thuộc trường từ vựng nhất định
Bài tập 2: Xác định từ trung tâm của một nhóm từ thuộc một trường từ vựng. - Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản - Dụng cụ để đựng. - Hoạt động của chân. - Trạng thái tâm lý. - Tính cách của con người. - Dụng cụ để viết. Bài tập 3: Xác định trường từ vựng khác nhau của một từ Trường từ vựng: Thái độ. Bài tập 4: Xác định trường từ vựng. - Khứu giác: Mùi, thơm, điếc, thính - Thính giác: Tai, nghe, điếc, rõ, thính. Bài tập 5: Phân tích hiệu quả của việc chuyển trường từ vựng của một từ ngữ cụ thể Chuyển từ trường "quân sự" sang trường "nông nghiệp" |