Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 bài 38
Giáo án môn Ngữ văn lớp 12
Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 bài 38: Đọc thêm: Những ngày đầu của nước Việt Nam mới được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
A. MỤC TIÊU.
Giúp học sinh: Qua hồi ức của một vị tướng tài ba.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên: Soạn giáo án.
* Học sinh: Soạn bài.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: Hình ảnh sông Hương qua bút ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường có đặc điểm gì nổi bật?
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động thầy và trò |
Nội dung kiến thức |
Em hãy tóm tắt những nét cơ bản về đại tướng Võ Nguyên Giáp?
-Kể tên những hồi kí chính của Đại tướng?
-Vị trí của đoạn trích?
*Đọc văn bản và tìm hiểu một số nét về thể loại hồi kí.
-Hồi kí là gì?
-Đặc điểm của hồi kí?
-Bố cục? -Điểm nhìn của tác giả?
-Phần trích đã nêu những khó khăn của nước Việt Nam mới ra sao?
-Đảng và chính phủ được sự ủng hộ của toàn dân đã có những quyết sách đúng đắn, sáng suốt như thế nào để đưa đất nước vượt qua gian khổ?
-Nêu những nét đặc biệt của đoạn trích? |
I. Tiểu dẫn: 1. Tiểu sử: Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. -Sinh ngày 25/8/1911 tại Lộc Thuỷ, Lệ Thuỷ, Quảng Bình. -Bắt đầu hoạt động cách mạng từ năm 1925. -Là nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam. Cuộc đời ông gắn liền với những năm tháng không thể nào quên của Cách mạng. -Các tác phẩm hồi kí: "Chiến đấu trong vòng vây" (1978), "Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử" (1994). 2. Tác phẩm: -Đoạn trích thuộc chương XII của tập hồi kí "Những năm tháng không thể nào quên" (do nhà văn Hữu Mai thể hiện). II. Đọc hiểu văn bản: 1. Đôi nét về thể loại hồi kí. -Là thể loại ghi chép về những gì xảy ra trong quá khứ trên cơ sở hồi. Tác giả thường là những người nổi tiếng: lãnh tụ, các nhà hoạt động xã hội, các nhà văn… Họ tự kể (hoặc có người khác ghi lại hoặc thể hiện) về cuộc đời mình, những sự kiện lịch sử tiêu biểu, những biến động xã hội rộng lớn (mà họ là người trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến, hoặc nghe kể lại) của thời quá khứ. Đặc điểm quan trọng của hồi kí là tính xác thực cao độ trong mọi hoạt động miêu tả, trần thuật, do đó không chỉ có giá trị về văn học mà còn cả xã hội, lịch sử. *Đặc điểm: Không nhằm tự thuật về cuộc đời tác giả mà hướng tới tái hiện những sự kiện trọng yếu những biến cố có tính chất bước ngoặt trong lịch sử Việt Nam từ những ngày rục sôi trước cách mạng tháng Tám đến những ngày gay go ác liệt của của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. 2. Bố cục: phần trích gồm 4 đoạn. 3. Điểm nhìn hiện tại là bối cảnh đất nước năm 1970, thời điểm cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang diễn ra ác liệt, gay go. So với hai mươi lăm năm truớc đây thì tuy khó khăn nhưng thế và lực của chúng ta đã khá. 4. Nước Việt Nam mới vừa khai sinh phải đương đầu với bao khó khăn thử thách "nằm giữa bốn bề hùm sói, phải tự dốc mình đấu tranh dũng cảm mưu trí, phải tìm mọi cách để sống còn". Đảng phải hoạt động bí mật, chính quyền cách mạng mới "chưa được nước nào công nhận", kinh tế khó khăn, nạn thất nghiệp tăng, nạn đói, dịch bệnh phát sinh trở lại… Đúng là tình thế ngàn can treo sợi tóc Giữa lúc ấy tiếng súng xâm lược của của bọn Pháp đã vang lên ở Nam Bộ làm cho khó khăn "càng thêm trầm trọng". Đây là một thách thức lớn đối với chính quyền còn non trẻ. -Việc quan trọng là trước hết phải củng cố và giữ vững chính quyền cách mạng, xây dựng chính quyền mới từ chính quyền cơ sở là Hội đồng nhân dân, uỷ ban hành chính trung ương là Quốc dân đại hội, thi hành một số chính sách mới, lập quỹ Độc lập, "tuần lễ vàng" … -Đó là hình ảnh Bác Hồ, người đứng đầu bộ máy của nhà nước và Chính phủ, người chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua bao sóng to gió lớn. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cho ta thấy một nét ngời sáng và cao cả của Bác là toàn tâm toàn ý vì dân vì nước. -Chính quyền mới phải làm tất cả mọi việc để "mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân". -Nét đặc biệt: Thông thường hồi kí mang đậm dấu ấn cá nhân từ điểm nhìn của một cá nhân cụ thể, tác giả kể lại những gì xảy đến với mình hoặc những gì mình chứng kiến mang nặng tính chủ quan. Còn ở đây tác giả trần thuật mọi sự kiện từ điểm nhìn của một người đại diện cho bộ máy lãnh đạo Đảng và Chính phủ, do đó các sự kiện được kể thường mang tính chất toàn cảnh, tổng thể, phác hoạ những nét lớn gây ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Cách trần thuật như thế đã làm cho tác phẩm này không phải là sách tự thuật về cuộc đời mà gần như là cuốn biên niên sử của cả một dân tộc. Thể hồi kí đã có một diện mạo mới một tầm vóc mới. -Những nỗ lực lớn của Đảng các quyết sách kịp thời, thông minh đầy hiệu quả. -Lí tưởng và lòng yêu nước lớn lao của Bác luôn vì dân vì nước. III. Tổng kết: Xem Sách giáo khoa. |