Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 bài 22
Giáo án môn Ngữ văn lớp 12
Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 bài 22: Đất nước được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
A. MỤC TIÊU.
- Thấy được một cái nhìn mới mẻ về đất nước thông qua cách cảm nhận của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: Đất nước là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm ra đất nước.
- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật: giọng thơ trữ tình chính trị, sự vận dụng sáng tạo nhiều yếu tố của văn hoá và văn học dân gian làm sáng tỏ thêm tư tưởng “Đất nước của nhân dân “.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY.
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ.
Giáo viên: Soạn giáo án.
Học sinh: Soạn bài.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định-kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Triển khai bài dạy:
hoạt động thầy và trò |
Nội dung kiến thức |
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tiểu dẫn.
-Nêu nội dung cơ bản của phần tiểu dẫn?
-Giáo viên: Bản trường ca nhằm thức tỉnh tuổi trẻ các thành thị vùng tạm chiếm miền Nam, nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mĩ, hướng về nhân dân, đất nước, xuống đường đấu tranh, nhập vào cuộc chiến đấu của toàn dân tộc. Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu của trường ca về cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
Tìm bố cục của đoạn trích?
-Xác định đại ý của đoạn trích?
-Tư tưởng "Đất nước của nhân dân" được tác giả cảm nhận như thế nào?
Giáo viên: Đất Nước có từ trong những truyện đời xưa, từ phong tục ăn trầu đến truyền thuyết "biết trồng tre mà đánh giặc". Những hình ảnh này gợi cho ta liên tưởng đến Sự tích trầu cau, Truyện Thánh Gióng gần gũi hơn cả cuộc sống đời thường của mỗi con người. Thành ngữ dân gian "gừng cay muối mặn, "từ buổi cha mẹ thương nhau", đến câu chuyện đặt tên cho cái kèo, cái cột "Hạt gạo phải một nắng hai sương" và cuộc sống bề bộn hàng ngày Đất Nước hiện lên thật thiêng liêng và gần gũi, dễ cảm hoá và đi vào lòng mỗi người.
-Em có nhận xét gì về những cảm nhận ấy của tác giả?
-Tại sao tác giả không tìm đến những gì thuộc về Đất Nước hiện đại ngày nay?
-Nhà thơ thức tình tuổi trẻ như thế nào?
Thơ Nguyễn Khoa Điềm trữ tình mà chính luận là ở đó. Các bình diện lịch sử, địa lí được nhìn nhận bằng tâm hồn dạt dào cảm xúc, góp phần làm nổi bật cảm xúc chủ đạo của bài thơ, làm nên nét độc đáo của thơ Nguyễn Khoa Điềm, khi viết về Đất Nước. Nguyễn Khoa Điềm không dùng những từ, những luận điểm, những luận cứ có tính chính luận mà bằng ngôn ngữ của đời thường. Tác giả cũng không hô to, gọi giật của lời thơ tuyên truyền, cổ động mà thơ vẫn đi vào lòng người đọc.
- Ở đoạn thơ này tác giả đã cảm nhận Đất Nước trên những phương diện nào? Cách cảm nhận ấy có gì mới mẻ?
|
I. Tìm hiểu chung. 1. Tiểu dẫn. a. Tác giả: - Nguyễn Khoa Điềm: Sinh năm 1943 tại thôn Ưu Điềm, xã Hoà Phong, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên -Huế. - Quê gốc ở An Cựu, Thuỷ An, Thành phố Huế. - Ông đựợc tặng Giải thưởng nhà nước về Văn học và nghệ thuật năm 2000. b. Tác phẩm: Đoạn trích "Đất nước" từ trường ca "Mặt đường khát vọng". -Hoàn thành năm (1971) và in lần đầu ở miền Bắc (1974). II. Đọc hiểu: 1. Đọc. 2. Tìm hiểu đoạn trích: *Bố cục: *đoạn trích chia làm hai phần: * Đại ý: thể hiện tư tưởng: Đất Nước này là "Đất nước của Nhân Dân". Từ đó thức tỉnh tuổi trẻ Miền Nam hoà hợp vào cuộc đấu tranh hướng về nhân dân đất nước. a. Đất nước của nhân dân: được cảm nhận ở những góc độ khác nhau→ Từ đó nhà thơ thức tỉnh tuổi trẻ hướng về nhân dân đất nước. -Tác giả nhìn nhận đất nước trên phương dịên của ca dao thần thoại: "Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn" =>Đất Nước có từ rất xa -Đất Nước không chỉ bắt nguồn từ đời sống lam lũ, lo toan hàng ngày mà còn bắt nguồn từ đời sống tình cảm: "Cha mẹ thương nhau Và Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm mát Đất Nước là nơi ta hò hẹn Đất Nước là nơi ta đánh rơi chiếc khăn trong buổi nhớ thầm" →Tình yêu đôi lúa cũng làm nên gương mặt tinh thần của Đất Nước. =>Tác giả cảm nhận Đất Nước trên nhiều bình diện, phát hiện nhiều điều mới mẻ. Đất Nước là sự thống nhất hoà hợp của nhiều phương diện văn hoá phong tục truyền thống cả ca dao thần thoại có những chuyện thuộc đời thường hàng ngày cũng có những cái thuộc về vĩnh hằng.Trong đời sống con người có cả cộng đồng,vì thế giọng thơ chuyển từ trữ tình sang chính luận. b. Đất Nước của nhân dân đã quy tụ cái nhìn đưa đến những phát hiện mới mẻ, sâu sắc về lịch sử, địa lí: -Tư tưởng "Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân" đã quy tụ mọi cách nhìn mới mẻ Tác giả đã nhìn nhận về Đất Nước trên các bình diện về địa lí, lịch sử, văn hoá. - Những địa danh dòng sông (Cửu Long, Chín Rồng), đến tên núi "Vọng Phu", những tên đất gắn với tên người (Ông Đốc, Ông Đen, Bà Đen, Bà Điểm) đến gò, đầm, bãi, những danh lam thắng cảnh (Hạ Long) đã gắn liền với dân tộc, gắn với cuộc sống con người. Từ đó lời thơ như thăng hoa, đúc kết thành triết lí sâu sắc: Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hóa núi sông ta -Tác giả cất lên tiếng gọi: "Em ơi em" Sau tiếng gọi ấy là sự giãi bày: Có biết bao người con gái con trai Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước -Vai trò của nhân dân toả sáng trong sáu câu thơ triết lí. -Nhà thơ nhằm mục đích thức tỉnh, lay động về nhận thức của tuổi trẻ miền Nam, cả nước nói chung, của tuổi trẻ các thành phố, đô thị trong vùng tạm chiếm nói riêng c. Bốn câu kết đoạn: "Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát Người đến hát thì chèo đò, kéo thuyền vượt thác Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi" =>Tư tưởng "Đất nước của nhân dân" đã có từ truyền thống chỉ đến văn học hiện đại nó mới được nâng lên thành đỉnh cao vì chỉ khi nào nhân dân thực sự làm chủ đời mình thì mới làm chủ đất nước. III. Tổng kết: - Xem Sgk. |