Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 bài 11

Admin
Admin 05 Tháng mười một, 2018

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 bài 11: Phong cách ngôn ngữ khoa học được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

A. MỤC TIÊU.

  • Nắm vững các khái niệm văn bản khoa học, phong cách ngôn ngữ khoa học và đặc trưng của phong cách ấy.
  • Có kĩ năng phân biệt phong cách ngôn ngữ khoa học với các phong cách khác.

B. PHƯƠNG PHÁP.

Nêu vấn đề - Phát vấn.

C. CHUẨN BỊ

Giáo viên: Soạn giáo án.

Học sinh: Soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định.

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

-Giáo viên đưa ra 2 văn bản khoa học. Yêu cầu học sinh nhận xét.

-Ngôn ngữ khoa học là gì?

- Phong cách ngôn ngữ khoa học có mấy đặc trưng?

-Cụ thể là:

+Dùng từ ngữ thuật ngữ khoa học.

+Thể hiện trong câu văn, đoạn văn cấu tạo văn bản.

+Từ ngữ sử dụng không mang sắc thái biểu cảm, sắc thái tu từ.

-Đặc trưng thứ ba của phong cách ngôn ngữ khoa học là gì?

- Văn bản này thuộc: Khoa học giáo khoa dùng để giảng dạy về khoa học xã hội và nhân văn - Nó mang nét riêng của khoa học giáo khoa.

+Đảm bảo tính sư phạm, trình bày nội dung từ dễ đến khó, có phần kiến thức, có những phần câu hỏi, có phần luyện tập… Ngôn ngữ dùng nhiều thuật ngữ khoa học xã hội nhân văn.

I. Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học

1. Văn bản khoa học.

-Văn bản khoa học gồm ba loại chính: các văn bản chuyên sâu, các văn bản khoa học giáo khoa, văn bản khoa học phổ cập.

2. Ngôn ngữ khoa học:

-Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản khoa học (kể cả giao tiếp và truyền thụ kiến thức khoa học: Khoa học tự nhiên: Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học; Khoa học xã hội và nhân văn: văn, Lịch sử, Địa lí, Triết học, Giáo dục, chân lí).

II. Các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học.

-Phong cách ngôn ngữ khoa học có 3 đặc trưng sau:

a. Tính khái quát, trừu tượng:

-Thể hiện ở nội dung khoa học và thuật ngữ khoa học. Thuật ngữ khoa học là những từ ngữ chứa đựng những khái niệm của chuyên ngành khoa học.

b. Tính lí trí, lô gích:

-Ở nội dung khoa học, ở cả phương diện ngôn ngữ, văn bản khoa học phải đảm bảo tính lí trí, lô gích.

-Một nhận định, một phán đoán khoa học cũng phải chính xác.

-Tính lô gích, lí trí còn thể hiện trong đoạn văn. Đó là sự sắp xếp sao cho các câu, các đoạn văn phải được liên kết chặt chẽ về nội dung cũng như hình thức. Tất cả đều phục vụ cho văn bản khoa học.

*Tóm lại: Tính lí trí và lô gích trong văn bản khoa học thể hiện ở từ ngữ, câu văn, đoạn văn, văn bản.

c. Tính khách quan, phi cá thể.

Ngôn ngữ khoa học có cái nét chung nhất là phi cá thể. Nó khoa học, không thể hiện tính cá nhân. Nó có màu sắc trung hòa, ít cảm xúc.

III. Luyện tập:

Câu 1:

Bài "Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX" là một văn bản khoa học. Trên các phương diện nhận định đánh giá:

-Nhận định về hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá.

+Đánh giá quá trình phát triển và thành tựu chủ yếu.

+Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến hết thế kỉ XX.

-Những nhận định đánh giá đó đều chính xác đúng đắn trên cơ sơ hiện thực của nền văn học hiện đại.

-Ngôn ngữ dùng nhiều thuật ngữ khoa học xã hội nhân văn.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!