Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 2

Admin
Admin 20 Tháng một, 2021

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 2: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp HS nắm:

  • Biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ của xã hội và cái riêng trong lời nói của cá nhân, mối tương quan của chúng.
  • Nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong ngôn ngữ của cá nhân, nhất là của các nhà văn có uy tín. Đồng thời, rèn luyện để hình thành và nâng cao năng lực sáng tạo của cá nhân, biết phát huy phong cách ngôn ngữ cá nhân khi sử dụng ngôn ngữ chung.
  • Vừa có ý thức tôn trọng những nguyên tắc ngôn ngữ chung của xã hội, vừa có sáng tạo góp phần vào sự phát triển ngôn ngữ của xã hội.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

  • SGK, SGV, tài liệu tham khảo

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định, kiểm tra bài cũ: Nêu khái niệm hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?

2. Bài mới: Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội. Đó là phương tiện giao tiếp chung của cả xã hội. Nhưng ngôn ngữ lại tồn tại trong mỗi cá nhân, do mỗi cá nhân chiếm lĩnh và sử dụng khi giao tiếp. Vậy ngôn ngữ chung của xã hội có mối quan hệ như thế nào với lời nói riêng của cá nhân. Chung ta tìm hiểu bài học này.

Hoạt động Thầy - Trò

Nội dung

Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội.

GV: Ngôn ngữ có vai trò như thế nào trong cuộc sống xã hội?

Các nhà ngôn ngữ học cho rằng: “sau lao động và đồng thời với lao động là tư duy và ngôn ngữ”, tức là ngôn ngữ của xã hội loài người nói chung, của mỗi cộng đồng dân tộc nói riêng đều ra đời từ rất sớm. Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể trao đổi thông tin, trao đổi tư tưởng, tình cảm và từ đó tạo lập được các quan hệ xã hội với nhau. Nói cách khác, ngôn ngữ là phương tiện chung của xã hội mà mỗi cá nhân đều phải sử dụng để “phát tin”, và “nhận tin” dưới các hình thức nói hoặc viết. Như vậy, giữa ngôn ngữ chung của xã hội và việc vận dụng ngôn ngữ vào từng lời nói cụ thể của mỗi cá nhân là một quá trình “giống mà khác”, nhưng không đối lập mà vẫn có mối quan hệ qua lại gắn bó chặt chẽ.

GV: Vậy cái chung ở đây là gì?

HS trả lời

GV bổ sung

- các yếu tố chung về mặt âm thanh

- từ ngữ

- quy tắc, phương thức

GV: Các yếu tố chung về mặt âm thanh bao gồm những gì?

HS trả lời

GV bổ sung

- Âm vị nguyên âm: khi phát âm luồng hơi đi ra tự do, nhẹ nhàng, không bị cản trở, bộ máy phát âm điều hòa: Ví dụ: i, e, a, o,..

- Âm vị phụ âm: khi phát âm luồng hơi đi ra không tự do, phải cọ xát hoặc phá cản mới thoát ra được, bộ máy phát âm lúc căng lúc chùng. Ví dụ: m, n, t, h…

- Thanh điệu: sáu thanh “không, hỏi, ngã, huyền, sắc, nặng” luôn gắn liền với các tiếng (âm tiết). Ví dụ: tiên, tiển, tiễn, tiền, tiến, tiện.

Ví dụ:

Phụ âm nh (nhờ) + nguyên âm a + thanh huyền = nhà

Phụ âm c (cờ) + nguyên âm â + bán âm y + thanh không = cây….

GV: Các yếu tố chung về mặt từ ngữ gồm những gì?

- Các từ đơn: trời, biển, đồi, núi, cỏ, cây…

- Các từ phức: quần áo, điện máy, xăng dầu, xe cộ

- Các thành ngữ: mẹ tròn con vuông, qua cầu rút ván, đem con bỏ chợ..

- Các quán ngữ: nói tóm lại, một mặt là, trở lên trên..

GV: Các yếu tố chung về quy tắc và phương thức bao gồm những gì?

Ví dụ:

Cụm từ đẳng lập: giáo viên và học sinh, bộ đội và du kích

Cụm từ chính phụ: những cái bàn xanh bằng gỗ này (cụm danh từ), đang chạy về phía bờ sông (cụm động từ), đẹp như trăng mới mọc (cụm tính từ)…

Kết hợp từ với cụm từ để tạo thành câu đơn, câu ghép: anh Nam đi Hà Nội, Vì trời mưa nên đường ướt.

I. Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội.

Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội. Đó là phương tiện giao tiếp chung của cả xã hội. Nhưng ngôn ngữ lại tồn tại trong mỗi cá nhân, do mỗi cá nhân chiếm lĩnh và sử dụng khi giao tiếp.

1. Các yếu tố chung về mặt âm thanh

a. Hệ thống âm vị:

- Âm vị nguyên âm: i, e, a, o,..

- Âm vị phụ âm: m, n, t, h…

- Thanh điệu: tiên, tiển, tiễn, tiền, tiến, tiện.

b. Các tiếng (âm tiết): sự kết hợp của các âm vị và thanh điệu theo những quy tắc nhất định (âm là cách gọi tắt của âm vị, thanh là cách gọi tắt của thanh điệu).

2. Các yếu tố chung là từ ngữ

- Các từ đơn

- Các từ phức

- Các thành ngữ

- Các quán ngữ

3. Các quy tắc và phương thức:

- Quy tắc kết hợp âm vị với âm vị để tạo thành tiếng

- Quy tắc kết hợp từ với từ để tạo thành cụm từ (ngữ)

- Các phương thức chuyển nghĩa của từ


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!