Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 13

Admin
Admin 20 Tháng một, 2021

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 13: Bài ca ngắn đi trên bãi cát được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

  • Giúp học sinh hiểu được tâm trạng chán ghét của Cao Bá Quát đối với con đường mưu cầu danh lợi tầm thường và niềm khao khát đối với cuộc sống trong hoàn cảnh xã hội nhà Nguyễn bảo thủ, trì trệ.
  • Hiểu được mối quan hệ giữa nội dung và nghệ thuật của bài thơ cổ thể.
  • Rèn luyện và củng cố cách đọc hiểu, phân tích một văn bản văn học trung đại.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  • SGK, SGV ngữ văn 11.
  • Bảng phụ

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ Bài ca ngất ngưởng. Phân tích phong cách sống của nhà thơ?

3. Bài mới.

Sống trong xã hội mục nát của nhà Nguyễn, không ít các nhà nho chán ghét cuộc sống mưu cầu danh lợi tầm thường để khao khát cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Cao Bá Quát là một trong những nhà nho ấy. Để hiểu rõ hơn về ông, chúng ta đi tìm hiểu bài học này.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 1. GV hướng dẫn HS tìm hiểu tiểu dẫn.

HS đọc tiểu dẫn và tóm tắt ý chính.

- Sinh thời Cao Bá Quát có hai câu thơ tỏ chí khí của mình, được xem là đầy khí phách:

Thập tải luân giao cầu cổ kiếm

Nhất sinh đê thủ bái hoa mai.

(Mười năm giao thiệp tìm gươm báu

Một đời chỉ biết cúi đầu lạy hoa mai)

Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? thể loại của bài thơ?

VHTĐ: Côn sơn ca (Nguyễn Trãi) Long thành cầm giả ca

(Nguyễn Du) có cùng thể loại.

I. Đọc hiểu tiễu dẫn.

1. Tác giả.

- Cao Bá Quát (1809 - 1855) tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, Mẫn Hiên, người làng Phú Thị, Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội).

- Cao Bá Quát vừa là nhà thơ, vừa là một nhân vật lịch sử thế kỷ 19. Có bản lĩnh, khí phách hiên ngang (Từng cầm đầu cuộc khởi nghĩa Mĩ Lương chống lại triều đình Tự Đức và hi sinh oanh liệt).

- Con người đầy tài năng, nổi tiếng hay chữ, viết chữ đẹp, được người đời suy tôn là Thần Siêu, Thánh Quát.

- Thơ văn của ông thể hiện thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ nhà Nguyễn bảo thủ, phản ánh nhu cầu đổi mới của xã hội.

2. Bài thơ.

- Hoàn cảnh sáng tác: Cao Bá Quát đi thi Hội. Trên đường vào kinh đô Huế, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng (Quảng Bình, Quảng Trị), hình ảnh bãi cát dài, sóng biển, núi là những hình ảnh có thực gợi cảm hứng cho nhà thơ sáng tác bài thơ này.

- Thể thơ: Loại cổ thể, thể ca hành (thơ cổ Trung Quốc được tiếp thu vào Việt Nam).

Hoạt động 2. GV hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản

- Gọi HS đọc văn bản, GV nhận xét và hướng dẫn đọc lại.

Tìm những yếu tố tả thực bãi cát và con đường cùng trong bài thơ và phân tích ý nghĩa biểu tượng đó?

Tìm những yếu tố miêu tả hình ảnh người đi đường và phân tích ý nghĩa của những hình ảnh đó?

Tâm trạng của lữ khách khi đi trên bãi cát là gì? Tầm tư tưởng của cao Bá Quát như thế nào?

Nhận xét giá trị nghệ thuật trong bài thơ?

GV gọi HS đọc ghi nhớ

II. Đọc hiểu văn bản.

1. Đọc.

2. Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

a. Hình ảnh "bãi cát dài" và "con đường cùng".

- Bãi cát: → dài.

Con đường dài bất tận, → mờ mịt, mù mịt, vô định.

→ đi - lùi.

→ Con đường công danh nhiều lận đận, trắc trở.

- Con đường cùng: → Bắc: núi muôn trùng.

→ Nam: Sóng dào dạt.

→ Con đường đời không lối thoát, sự bế tắc về lối đi, hướng đi.

b. Hình ảnh "người đi đường" và tâm sự của tác giả.

- Người đi đường:

+ Đi một bước, lùi một bước: Trầy trật, khó khăn

+ Mặt trời lặn vẫn đi: Tất tả, đi không kể thời gian

+ Nước mắt tuôn rơi, ngao ngán lòng: Mệt mỏi, chán ngán.

+ Mình anh trơ trụi trên bãi cát: Cô đơn, cô độc, nhỏ bé…

→ Hình ảnh người đi trên cát cô đơn, đau đớn, bế tắc, băn khoăn trước đường đời nhiều trắc trở, gian truân - sự bế tắc nhưng không có sự lựa chọn khác.

- Sự phân thân:

+Khách: Sự quan sát mình từ phía ngoài: tư thế, hình ảnh..

+ Anh: Sự phân thân để đối thoại với chính mình.

+ Ta: Bộc lộ tâm trạng.

→ Mỗi đại từ giúp tác giả biểu hiện một khía cạnh trong tâm sự của mình: Sự quan sát và chất vấn chính mình khi thấy mình đi chung đường với "phường danh lợi", với "người say" mà không biết, không thể thay đổi.

- Người đi đường - chính là cao Bá Quát.

+ Tầm nhìn xa trông rộng: Thấy được sự bảo thủ, lạc hậu của chế độ xã hội.

+ Nhân cách cao đẹp: Sự cảnh tỉnh chính mình trước cái mộng công danh.

c. Nghệ thuật.

- Sử dụng hình ảnh biểu tượng giàu ý nghĩa.

- Thể thơ và nhịp điệu có tác dụng bộc lộ cảm xúc tâm trạng của nhà thơ.

III. Ghi nhớ: SGK


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!